Thực trạng quảng bá thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty CPVTBVTV Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

II. Thực trạng xây dựng và phát triển thương hiệu tại cty CPVTBVTV Hà Nộ

2.4. Thực trạng quảng bá thương hiệu

Do mới chỉ quan niệm thương hiệu là những gì giúp khách hàng nhận biết và gợi nhớ về sản phẩm mà công ty hiện tại mới chỉ đang thực hiện những chiến lược khuyếch trương thương hiệu thiếu hiệu quả và phiến diện. Sau khi tiến hành thiết kế thương hiệu các hoạt động khuyếch trương quảng bá thương hiệu của công ty cũng đã được tiến hành song hiệu quả là khá thấp bởi nó hoàn toàn thiếu tính chiến lược.

Những hoạt động xúc tiến mà công ty đã tiến hành nhằm quảng bá, khuyếch trương thương hiệu của mình ra thị trường là khá rời rạc và thiếu tính chiến lược. Đó là các hoạt động như tổ chức các buổi hội thảo hay các đợt khuyến mãi nhằm vào các đối tượng là các đại lý cấp 1 và cấp 2 trong kênh phân phối của công ty.

Công ty mới chỉ chú trọng vào việc khuyến mãi như giảm giá hoặc quà tặng thêm, thực chất các hoạt động này chỉ giúp công ty bán được hàng tại thời

điểm đó thông qua việc tạo cho khách hàng cảm giác mua được sản phẩm với giá hời. Khuyến mại của công ty có khả năng mang đến cho người tiêu dùng lợi ích tức thì. Tuy nhiên chuyện gì sẽ xảy ra khi một công ty khác khuyến mại ở mức cao hơn và một công ty khác nữa lại khuyến mại cao hơn nữa? Bản chất của hiện tượng khuyến mại khi đó chỉ là giành giật khách hàng mà công ty không thông qua khuyến mại tạo cơ hội cho khách hàng kết nối một mối quan hệ lâu dài bền vững với mình. Những khách hàng đến với công ty thông qua khuyến mại là những khách hàng không thường xuyên, “khách hàng quay vòng” (spinner), đến với công ty do bị quyến rũ bởi những chương trình khuyến mại. Bản thân sự khuyến mại không khuyến khích sự trung thành của khách hàng, trong khi sự trung thành của khách hàng với sản phẩm mới mang lại mối lợi cho công ty. Theo thống kê, với một khách hàng đến bởi hấp lực của chương trình khuyến mại phải 11 tháng sau mới mang lại lợi nhuận cho công ty (trước đó, doanh số có từ khách hàng mới thu hút được bởi chương trình khuyến mại của doanh nghiệp chỉ để trang trải những chi phí của chương trình ấy) Khi công ty đã tiến hành các hoạt động khuyến mại rồi thì lại phải tiếp tục khuyến mại vì nếu không hình ảnh của mình trong thâm tâm khách hàng bị phai nhạt. Do đó, khuyến mại biến thành một vòng tròn xoắn mang tính chất tiêu cực chứ không tích cực trong kinh doanh.

Hơn nữa, các hoạt động khuyến mại của công ty mới chỉ nhằm chủ yếu nhằm vào các đối tượng là các chủ đại lý phân phối sản phẩm chứ hoàn toàn không phải những người khách hàng thực sự - những người trực tiếp sử dụng sản phẩm. Bởi vậy mà đối với người tiêu dùng thương hiệu của công ty là khá lạ lẫm.

Còn đối với các hoạt động khác như tổ chức các buổi hội thảo thương mại, hội thảo đầu bờ…các chương trình này đã được công ty tiến hành tổ chức để đưa thương hiệu đến gần thị trường hơn. Tuy nhiên cũng giống như các chiến lược khuyếch trương thương hiệu khác các hoạt độnh này được thực hiện một cách thiếu chuyên nghiệp, nội dung quá đơn giản, không được chuẩn bị kỹ lưỡng, thể hiện một sự đầu tư thấp và thiếu hiệu quả. Trong các buổi hội thảo này hình ảnh của công ty chưa thực sự được coi là yếu tố chủ đạo, là cốt lõi, là mục đích chính. Những buổi hội thảo này được tổ chức một cách khá tẻ nhạt, nội dung đơn điệu và không thu hút được sự chú ý của những người tham dự. Và một điều tất yếu là những hoạt động như thế không thể giúp công ty có thể đưa thương hiệu của mình vào tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty CPVTBVTV Hà Nội - Thực trạng và giải pháp (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w