Thực tiễn thực hiện

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 (Trang 40 - 50)

Chương III THỰC TIỄN THỰC HIỆN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP

3.1. Thực tiễn thực hiện

Chính sách kinh tế ra đời từ Đại hội Đảng VI, tiếp tục được bổ sung, hoàn thiện qua các kỳ Đại hội VII, VIII, IX, X và được thể chế vững chắc và có tác dụng định hướng nền kinh tế phát triển, đạt được nhiều thành tựu to lớn:

Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, đến năm 1995, lần đầu tiên, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch Nhà nước 5 năm 1991-1995 được hoàn thành và hoàn thành vượt mức. Đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1986-1990: GDP tăng 4,4%/năm. Việc thực hiện tốt ba chương trình mục tiêu phát triển về lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu được đánh giá là thành công bước đầu cụ thể hóa nội dung của công nghiệp hóa XHCN trong chặng đường đầu tiên. Đây là giai đoạn chuyển đổi cơ bản cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, thực hiện một bước quá trình đổi mới đời sống kinh tế xã hội và giải phóng sức sản xuất.

1991-1995: Nền kinh tế khắc phục được tình trạng trình trệ, suy thoái, đạt được tốc độ tăng trưởng tương đối cao liên tục và toàn diện. GDP bình quân năm tăng 8,2%. Đất nước ra khỏi thời kỳ khủng hoảng kinh tế, bắt đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Từ năm 1996-2000 là bước phát triển quan trọng của thời kỳ mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Chịu tác động của khủng hoảng tài chính - kinh tế khu vực cùng thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp đặt nền kinh tế nước ta trước những thử thách to lớn. Tuy nhiên, giai đoạn này, Việt Nam đã duy trì được tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước 7%/năm.

Năm 2000-2005: Nền kinh tế đạt được tốc độ tăng trưởng cao, liên tục, bình quân mỗi năm đạt 7,5%. Năm 2005, tốc độ tăng trưởng đạt 8,4%, GDP theo giá hiện hành đạt 838 nghìn tỷ đồng, bình quân đầu người đạt trên 10 triệu đồng, tương đương với 640 USD. Tốc độ tăng trưởng, GDP thời kỳ 1992-1997 tăng bình quân 8,75%/năm. Thời kỳ 2000-2007: 7,55%/năm. Năm 2008, tuy chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng GDP vẫn đạt 6,23%. GDP/người/năm: năm 1995 là 289 USD, năm 2005 là 639 USD, năm 2007:

khởi đầu công cuộc đổi mới (1986-1991) GDP tăng trưởng tương đối chậm. Nhưng khi quá trình đổi mới diễn ra rộng khắp và đi vào thực chất thì tốc độ tăng trưởng GDP luôn đạt mức cao và ổn định kéo dài, mặc dù có lúc bị giảm sút do dự báo chủ quan và ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Do tốc độ tăng GDP cao nên GDP/người/năm cũng tăng lên đáng kể, từ 289 USD (năm 1995) lên 1024 USD (năm 2008), cho thấy Việt Nam đang từng bước vượt qua ranh giới của quốc gia đang phát triển có thu nhập thấp và đang vươn lên nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp (theo quy ước chung của quốc tế và xếp loại các nước theo trình độ phát triển thì nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp là những nước có GDP/người từ 765 đến 3385 USD).

Cơ cấu thành phần kinh tế: Khu vực kinh tế nhà nước chiếm 38,4% GDP vào năm 2005. Kinh tế dân doanh chiếm 45,7% GDP. Hợp tác và hợp tác xã chiếm 6,8% GDP. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,9% GDP. Từ một nước thiếu ăn, mỗi năm phải nhập khẩu 50 vạn - 1 triệu tấn lương thực, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới. Năm 2005, nước ta đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 2 về cà phê, thứ 4 về cao su, thứ 2 về hạt điều, thứ nhất về hạt tiêu.

Công nghiệp và xây dựng liên tục tăng trưởng cao, có bước chuyển biến tích cực về cơ cấu sản phẩm và sức cạnh tranh. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trên 15%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10%/năm. Một số sản phẩm công nghiệp đã cạnh tranh được trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Dịch vụ có bước phát triển cả về quy mô, ngành nghề, thị trường và có tiến bộ về hiệu quả với sự tham gia của các thành phần kinh tế. Giá trị sản xuất các ngành dịch vụ tăng trên 7,5%/năm; giá trị tăng thêm khoảng 7%/năm. Năm 2005, giá trị tăng thêm đạt 8,5%, cao hơn mức tăng GDP

Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, gắn sản xuất với thị trường.

Về cơ cấu ngành, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP giảm dần, năm 1988 là 46,3%, năm 2005 còn 20,9%. Trong nội bộ ngành nông nghiệp cơ cấu trồng trọt và chăn nuôi đã chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao, các sản phẩm có giá trị xuất khẩu.

Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích ngày một tăng lên. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tăng 5,5%/năm, giá trị tăng thêm bằng khoảng 3,89%/năm.

Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng tăng nhanh và liên tục. Năm 1988 là 21,6%, năm 2005 lên 41%. Từ chỗ chưa khai thác dầu mỏ, đến nay, mỗi năm đã khai thác được khoảng gần 20 triệu tấn quy ra dầu. Ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản lượng công nghiệp. Công nghiệp xây dựng phát triển mạnh với thiết bị công nghệ ngày càng hiện đại.

Sản phẩm công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng, có chỗ đứng trong những thị trường lớn. Trong kế hoạch 5 năm 2001 - 2005, giá trị sản xuất công nghiệp và xây dựng tăng 15,9%/năm, giá trị tăng thêm đạt 10,2%/năm.

Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988 lên 38,1% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa dạng hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành du lịch, bưu chính viễn thông phát triển với tốc độ nhanh. Các ngành dịch vụ tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển theo hướng tiến bộ, hiệu quả.

Kinh tế nhà nước được sắp xếp, đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả, tập trung hơn vào những ngành then chốt và những lĩnh vực trọng yếu của nền kinh tế. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh doanh.

Số doanh nghiệp nhà nước qua sắp xếp đổi mới, cổ phần hoá đã giảm từ 12.084 doanh nghiệp năm 1990 xuống còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước và 670 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn điều lệ năm 2005. Qua đổi mới, doanh nghiệp nhà nước năm 2005 đóng góp 38,5% GDP và khoảng 50% tổng ngân sách Nhà nước.

Kinh tế dân doanh phát triển khá nhanh, hoạt động có hiệu quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là tạo việc làm và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 2005 chiếm 46% GDP. Trong đó, kinh tế hợp tác phát triển ngày càng đa dạng, hoạt động ngày càng có hiệu quả, năm 2005, kinh tế hợp tác đóng góp khoảng 7% GDP.

Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, huy động ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng trong nhân dân, là một động lực rất quan trọng thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế. Năm 2005, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 38% GDP của cả nước.

Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có tốc độ tăng trưởng tương đối cao, trở thành một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân; là cầu nối quan trọng với thế giới về chuyển giao công nghệ, giao thông quốc tế.

Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu (không kể dầu khí); đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn nửa triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp.

Thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN dần dần được hình thành, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định

Qua 20 năm đổi mới, hệ thống pháp luật, chính sách và cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xây dựng tương đối đồng bộ.

Hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong nền kinh tế nhiều thành phần và bộ máy quản lý của Nhà nước được đổi mới một bước quan trọng.

Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý Nhà nước về kinh tế với chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các công cụ điều tiết vĩ mô khác.

Từng bước phát triển đồng bộ và quản lý sự vận hành các loại thị trường cơ bản, theo cơ chế mới. Thị trường hàng hoá phát triển với quy mô lớn, tốc độ nhanh. Các thị trường dịch vụ, lao động, khoa học và công nghệ, bất động sản đang được hình thành.

Các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cơ bản được giữ ổn định, tạo môi trường và điều kiện cần thiết cho sự phát triển kinh tế. Tiềm lực tài chính ngày càng được tăng cường, thu ngân sách tăng trên 18%/năm; chi cho đầu tư phát triển bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi ngân sách.

Quan hệ tiền - hàng cơ bản hợp lý, bảo đảm hàng hoá thiết yếu cho sản xuất và đời sống; giá tiêu dùng bình quân hàng năm tăng thấp hơn mức tăng GDP.

Hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, kinh tế đối ngoại có bước tiến lớn, đạt được những kết quả rất quan trọng

Với chủ trương tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, quan hệ kinh tế của Việt Nam với các nước, các tổ chức quốc tế ngày càng được mở rộng. Việt Nam đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á( ASEAN), thực hiện các cam kết về Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)...

Đến năm 2005, Việt Nam đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương với các nước, tạo ra một bước phát triển mới rất quan trọng về kinh tế đối ngoại.

Xuất khẩu, nhập khẩu tăng rất nhanh cả về quy mô và tốc độ. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá trước thời kỳ đổi mới chỉ đạt khoảng 1 tỷ USD/năm, đến nay tổng kim ngạch xuất khẩu đã vượt hơn 50% GDP, tức là trên 25 tỷ USD/năm.

Một số sản phẩm của Việt Nam đã có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới với những thương hiệu có uy tín. Đáng chú ý là xuất khẩu dịch vụ tăng rất nhanh, tăng 15,7%/năm, bằng 19% tổng kim ngạch xuất khẩu. Thị trường xuất khẩu được mở rộng sang những nền kinh tế lớn.

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá từ năm 2000 đến 2005 tăng khoảng 19%/năm, nhập siêu khoảng 4 tỷ USD/năm, bằng 17,5% tổng kim ngạch xuất khẩu. Nhập siêu tuy còn cao nhưng vẫn trong tầm kiểm soát và có xu hướng giảm dần.

Cơ cấu xuất nhập khẩu chuyển biến theo hướng tích cực. Tỷ trọng hàng công nghiệp nặng và khoáng sản giảm từ 37,2% năm 2000 xuống còn 36% năm 2005, hàng nông, lâm thuỷ sản giảm từ 29% xuống 24%; hàng công nghiệp nhỏ và tiểu thủ công nghiệp tăng từ 38,8% lên 39,8%.

Thực hiện gắn kết phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội, đời sống của đại bộ phận dân cư được nâng lên rõ rệt.

Một thành công lớn đầy ấn tượng của nước ta qua 20 năm đổi mới là đã giải quyết có hiệu quả mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hoá, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, các cơ hội phát triển được mở rộng cho mọi thành phần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân dân được nâng cao.

Trước hết, công tác giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo đạt kết quả tốt, vượt mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Từ năm 2000 đến năm

2005, tạo việc làm cho 7,5 triệu lao động. Năm 2005, thất nghiệp ở thành thị giảm xuống còn 5,3%; thời gian sử dụng lao động ở nông thôn đạt 80%.

Thu nhập bình quân đầu người tăng mạnh từ 200 USD năm 1990 lên khoảng 640 USD năm 2005. Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 30% năm 1992 xuống dưới 7% năm 2005. Theo chuẩn quốc tế (1 USD/người/ngày) thì tỷ lệ đói nghèo của Việt Nam đã giảm từ 58% năm 1993 xuống còn 28,9% năm 2002.

Đánh giá về thành công của quá trình đổi mới, Đại hội lần thứ X của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đó chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng ta là đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với thực tiễn Việt Nam”. Những thành công đó xuất phát từ sự nỗ lực của toàn Đảng toàn dân, và không thể không nói tới công lao của các nhà lãnh đạo nhà nước trong việc hoạch định chính sách kinh tế thông thoáng, năng động, thích nghi với điều kiện của nền kinh tế xã hội.

Bên cạnh đó việc áp dụng chính sách còn bộc lộ nhiều hạn chế, nhược điểm. Điều này là không thể tránh khỏi trong hoàn cảnh nước ta xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng XHCN từ một mức điểm xuất phát thấp và chưa có tiền lệ. Những hạn chế đó bao gồm:

Một là, kinh tế thị trường nước ta tuy tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chất lượng, hiệu quả và tính cạnh tranh còn thấp, có những mặt chưa hoàn chỉnh. Chi phí sản xuất còn cao, giá không ít mặt hàng cao hơn các nước trong khu vực (đặc biệt là điện và giá cước dịch vụ viễn thông), làm giảm tính cạnh tranh, nhất là khi chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ. Không chỉ trên phạm vi quốc tế, tính cạnh tranh trên thị trường trong nước cũng thấp, một số doanh nghiệp còn giữ vị trí độc quyền, kìm hãm sự tiến bộ.

Các loại thị trường thiết lập chưa đồng bộ, một số thị trường còn sơ khai như thị trường chứng khoán, thị trường sản phẩm khoa học và công nghệ, thị trường lao động. Mặc dù nước ta đã tham gia Công ước Bern và một số điều ước

quốc tế về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhưng tình trạng vi phạm bản quyền và thương hiệu còn nhiều... Bên cạnh đó vấn đề xây dựng thương hiệu chưa được chú trọng, điều này dẫn đến những thiệt thòi lớn khi chúng ta gia nhập “sân chơi” khu vực và thế giới.

Bảo đảm cho nền kinh tế phát triển bền vững cũng là vấn đề lớn phải giải quyết lâu dài. Nền kinh tế phát triển bền vững là nền kinh tế có khả năng thích nghi cao với những biến động của tình hình chính trị, xã hội, giữ vững sự ổn định trong thời gian lâu dài. Rõ ràng tính chất này chưa tồn tại nhiều trong nền kinh tế nước ta. Điều này được giải thích do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân quan trọng là hệ thống văn bản pháp luật được xây dựng chưa hoàn chỉnh, còn nhiều quy định thiếu tính thực tế; tình hình chính trị - xã hội có nhiều biến động liên tục…

Hai là, cơ cấu ngành và thành phần kinh tế còn có những bất hợp lý. Các ngành công nghiệp chủ chốt, làm đòn bẩy cho phát triển và tạo vị thế tự chủ về

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 (Trang 40 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w