Đối với kinh tế tư bản nhà nước

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 (Trang 35 - 37)

Là sự hợp tác để sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp nhà nước với các tổ chức kinh tế tư nhân và các nhà tư bản (trong nước và nước ngoài) trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, tự nguyện và cùng có lợi. Những tổ chức kinh tế này được hình thành trên cơ sở liên doanh về vốn, kỹ thuật và cùng điều hành trong sản xuất, kinh doanh. Thành phần kinh tế này phát triển sẽ phát huy được thế mạnh của các bên liên doanh, liên kết, của các cổ đông.

Trong điều kiện ở nước ta hiện nay, đáng chú ý là những hình thức vừa có tính chất phổ biến trên thế giới, vừa có tính đặc thù Việt Nam có tính hiệu quả cao đó là:

- Hình thức liên doanh, liên kết giữa nhà nước với các chủ sở hữu ngoài quốc doanh ở trong nước hoặc với các chủ sở hữu ở các nước tư bản chủ nghĩa.

- Công ty cổ phần với tính cách là hình thức kinh tế tư bản nhà nước và “cổ phần hoá” xí nghiệp để thành lập xí nghiệp tư bản nhà nước.

- Đặc khu kinh tế.

- Khu công nghiệp chế biến xuất khẩu (Khu chế xuất).

- Cho tư bản trong và ngoài nước, cho nông dân thuê các cơ sở sản xuất kinh doanh và các tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân.

- Các tổ chức hợp tác liên doanh với tính cách là các hình thức kinh tế tư bản nhà nước.

- Ngoài những hình thức cụ thể nêu trên, kinh tế tư bản nhà nước cũng cần được xem xét ở góc độ lớn hơn. Đó là, hệ thống các quan hệ kinh tế giữa Nhà nước với các thành phần, khu vực kinh tế khác. Thực chất nó là sự quản lý, điều tiết hay lãnh đạo về kinh tế của Nhà nước với toàn bộ nền kinh tế nhiều thành phần trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, về mặt bản chất của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong xây dựng CNXH thì thành phần này là hình thức kinh tế trung gian, quá độ lên hình thức kinh tế xã hội XHCN. Điểm khác biệt với các thành phần kinh tế khác là ở chỗ thành phần kinh tế này có sự tham gia của nhà nước, nhà nước góp vốn, góp

cổ phần kinh doanh, phía còn lại có thể là doanh nghiệp trong nước hoặc ngoài nước của các nhà tư bản. Cho đến nay, chúng ta càng ngày càng nhận thức rõ vị trí, vai trò động lực quan trọng của thành phần kinh tế tư bản nhà nước trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng đất nước. Chúng ta đã nhận thức rõ được sai lầm về lý luận kinh tế là đã xoá bỏ mọi thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân, …, chỉ để lại thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.

Chính sách đối với thành phần kinh tế này được quy định chung là khuyến khích phát triển, Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi trong việc đăng ký thành lập, đầu tư vốn, mở rộng quy mô hoạt động, cho vay vốn, sử dụng lao động, khuyến khích liên doanh, liên kết, doanh nghiệp có vốn nước ngoài không bị quốc hữu hoá, mặt khác cũng phải bảo đảm doanh nghiệp hoạt động theo khuôn khổ pháp luật. Trên thực tế có những trường hợp cho thấy sự quản lý của nhà nước đối với thành phần kinh tế này vẫn chưa tốt. Điển hình như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hàng không Pacific Alines (nay là Jetstar Pacific Airlines). Jetstar Pacific Airlines (thành lập năm 1991) là một công ty cổ phần, trong đó, có phần vốn của Vietnam Airlines, khoảng 86%. Thời gian gần đây dư luận rất bức xúc trước thực trạng doanh nghiệp này làm ăn thua lỗ liên miên trong khi lương của cán bộ, công nhân vẫn cao. Mặc dù đã “đáp ứng” đầy đủ các điều kiện của Luật Phá sản nhưng doanh nghiệp này vẫn tiếp tục được tồn tại. Đây là một thực tế gây nhiều tranh cãi, thể hiện sự không hiệu quả trong việc quản lý của nhà nước đối với doanh nghiệp liên doanh.

Nhiều văn bản luật khác nhau đã cụ thể hóa chính sách như Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp… hay một số văn bản luật chuyên ngành như Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Luật thuế xuất nhập khẩu…

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 (Trang 35 - 37)