Đối với kinh tế tập thể

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 (Trang 30 - 31)

Là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân, được hình thành từ sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc. Kinh tế tập thể là hình thức tổ chức kinh tế của những người lao động sản xuất nhỏ (nông dân, thợ thủ công, người buôn bán và dịch vụ nhỏ) dựa trên sự liên kết kinh tế (sức lao động, vốn, tư liệu sản xuất) theo nguyên tắc tự nguyện, dân chủ cùng có lợi ở những mức độ khác nhau để giải quyết có hiệu quả hơn những vấn đề trong sản xuất kinh doanh, bảo đảm lợi ích của từng thành viên.

Đối với kinh tế tập thể “Nhà nước tạo điều kiện để củng cố và mở rộng các hợp tác xã hoạt động có hiệu quả” (Điều 20). [14]. Để cụ thể hóa, Nhà nước ta đã ban hành Luật Hợp tác xã năm 1996, Luật Hợp tác xã 2003, trong đó quy định nội dung chính sách Nhà nước áp dụng đối với loại hình tổ chức kinh tế này như sau:

- Ban hành và thực hiện các chính sách, các chương trình hỗ trợ phát triển hợp tác xã về đào tạo cán bộ; phát triển nguồn nhân lực; đất

đai; tài chính; tín dụng; xây dựng quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã; áp dụng khoa học và công nghệ; tiếp thị và mở rộng thị trường; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng; tạo điều kiện để hợp tác xã được tham gia các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để hợp tác xã phát triển. - Bảo đảm địa vị pháp lý và điều kiện sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã bình đẳng với các loại hình doanh nghiệp khác.

- Bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã theo quy định của pháp luật.

- Tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết, tự chịu trách nhiệm của hợp tác xã trong sản xuất, kinh doanh.

- Không can thiệp vào công việc quản lý nội bộ và hoạt động hợp pháp của hợp tác xã. [19].

Như vậy, chính sách mà nhà nước ta áp dụng cho thành phần kinh tế tập thể mà đại diện phổ biến là các hợp tác xã là khuyến khích phát triển bằng cách tạo nhiều điều kiện thuận lợi, ưu đãi, bảo hộ về mặt pháp luật. Chính sách này có sự mở rộng, tiến bộ so với chính sách được quy định trong Hiến pháp 1980, thể hiện ở việc lập quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã, hay tôn trọng quyền tự chủ, tự quyết của hợp tác xã. Nhà nước thực hiện đúng vai trò quản lý, điều hành đối với các thành phần kinh tế chứ không trực tiếp tham gia, không can thiệp vào các công việc hợp tác xã thực hiện. Ngoài ra, chính sách này còn được bổ sung bằng nội dung bảo đảm địa vị pháp lý, điều kiện kinh doanh của hợp tác xã, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp của hợp tác xã, tạo điều kiện cho vay vốn. Đây là những nội dung cụ thể, cần thiết và phù hợp với vị trí và sự phát triển của hợp tác xã trong nền kinh tế quốc dân.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH KINH TẾ CỦA NHÀ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM THEO HIẾN PHÁP 1992 (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w