Cơ chế và giải pháp khi các chủ thể khác tham gia hậu kiểm

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thi hành luật doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà nội (Trang 66 - 69)

II. Một số nguyên tắc, nội dung, cơ chế hậu kiểm để tăng cường quản

2.Cơ chế và giải pháp khi các chủ thể khác tham gia hậu kiểm

Tham gia vào công tác hậu kiểm đối với doanh nghiệp không những chỉ có sự đánh giá của các cơ quan quản lý nhà nước mà sự kiểm tra của xã hội, người tiêu dùng, kiểm soát nội bộ, kiểm tra của đối tác, bạn hàng và kiểm tra của các cổ đông, người góp vốn, vay vốn... cũng rất quan trọng. Những chủ thể này cũng hoạt động rất hữu hiệu trong việc kiểm tra doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh khác nhau:

a) Người tiêu dùng: Đây là những nhà hậu kiểm quan trọng nhất vì không có họ, doanh nghiệp không thể tồn tại và phát triển được. Họ sẽ

thương

đánh giá một cách chính xác chất lượng của hàng hoá và dịch vụ mà họ nhận được từ doanh nghiệp.

b) Đối tác (như ngân hàng cho vay, người liên doanh, liên kết, đại lý): Vì hoạt động của doanh nghiệp không thể thiếu bạn hàng và các đối tác, nên nếu doanh nghiệp có vấn đề thì các đối tác sẽ tương ứng điều chỉnh mức độ tin câỵ, mức độ quan hệ đối với doanh nghiệp, tức là doanh nghiệp sẽ bị “đối xử” mà mức độ thiệt hại thậm chí còn hơn so với các chế tài của nhà nước.

c) Đồng chủ sở hữu: Do muốn lợi nhuận cao và không mất vốn họ thường kiểm tra thường xuyên hoạt động của doanh nghiệp, ngoài ra còn có vai trò quan trọng của ban kiểm soát, hội đồng quản trị, hội đồng cổ đông ...

d) Các tổ chức đại diện doanh nghiệp (các hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội công thương) và đơn vị sử dụng lao động có các điều lệ, các chuẩn mực kinh tế, kỹ thuật, chuẩn mực văn hoá đạo đức trong kinh doanh ràng buộc các thành viên của mình với mục đích bảo vệ và phát triển cộng đồng doanh nghiệp của mình. Cơ chế giám sát, tự kiểm tra và điều chỉnh của các hiệp hội doanh nghiệp đối với mô hình doanh nghiệp đang ngày càng có vị trí quan trọng.

e) Đối thủ cạnh tranh: Đây là các đối tượng giám sát khá hiệu quả và nghiêm khắc nhất. Nếu doanh nghiệp làm ăn lừa dối khách, vi phạm pháp luật hoặc mắc phải những lỗi và sơ suất khách quan hay chủ quan khác thì đối thủ cạnh tranh sẽ nêu ngay lên công luận, thông báo cho khách hàng hoặc lặnglẽ khai thác tối đa những lỗi của doanh nghiệp để có lợi cho mình... Giám sát và áp lực của các đối thủ cạnh tranh trong nước và nước ngoài càng tăng thì doanh nghiệp càng phải làm ăn, tính toán cẩn thận hơn. Mức độ cạnh tranh thị trường càng cao thì áp lực thị trường đối với doanh nghiệp và những người làm việc trong doanh nghiệp càng lớn; nó là yếu tố buộc tất cả họ phải làm việc nghiêm túc, hiệu quả và đúng pháp luật. Đây cũng là yếu tố thúc đẩy họ giám sát lẫn nhau một cách chặt chẽ và hợp lý hơn bởi vì một người trong số họ có hành động không hợp lý, hoặc sai trái, đều trực tiếp ảnh hưởng đến lợi ích hợp pháp của những người còn lại có liên quan.

thương

hiệp hội những người tiêu dùng là rất cần thiết. Bởi vì, hiệp hội có thể cung cấp thông tin, hướng dẫn cho người tiêu dùng lựa chọn hàng hoá và dịch vụ, khuyến cáo đối với các nhà sản xuất; qua đó, tạo nên áp lực buộc nhà sản xuất quan tâm hơn đến lợi ích chính đáng của người tiêu dùng. Đó cũng là yếu tố thúc đẩy các nhà sản xuất, các đối thủ cạnh tranh tăng cường hơn sự giám sát lẫn nhau để bảo vệ uy tín và chất lượng hàng hoá, dịch vụ do chính họ sản xuất; khắc phục nguy cơ làm hàng giả gây thiệt hại cho chính lợi ích hợp pháp của họ.

g) Người lao động và công đoàn: Vì lợi ích của mình họ sẽ giám sát doanh nghiệp để bảo vệ và đòi chủ doanh nghiệp giải quyết điều kiện làm việc, thu nhập, an toàn lao động, bảo hiểm...

h) Sự giám sát của công luận, báo chí: Doanh nghiệp sẽ phát triển hoặc mất uy tín qua việc tuyên truyền của cơ quan báo chí về hoạt động đúng, sai của mình.

Xã hội nói chung và công luận nói riêng có vai trò quan trọng, là yếu tố không thể thiếu trong cơ chế hậu kiểm đối với doanh nghiệp. Bởi vì, công luận là phương thức nhanh nhất cung cấp thông tin về doanh nghiệp với công chúng, qua đó, có thể tác động trực tiếp tới phản ứng hay ứng xử của họ đối với doanh nghiệp liên quan. Đề cao vai trò của xã hội và công luận có ý nghĩa là bất kỳ hoạt động nào của doanh nghiệp đều có thể được giám sát và đánh giá; qua đó tạo nên áp lực buộc doanh nghiệp phải hành động hợp lý, đúng pháp luật, tôn trọng lợi ích của xã hội.

Tuy vậy, để giám sát của công luận và xã hội đạt được hiệu quả tích cực, cần có ít nhất một số điều kiện sau đây:

+ Một là, xã hội và công luận cần được hướng dẫn cụ thể về những loại hoạt động của doanh nghiệp có thể trực tiếp hoặc gián tiếp gây tác động tiêu cực tới cuộc sống chung của xã hội và những công cụ hay biện pháp mà nhà nước yêu cầu phải thực hiện để giảm thiểu các tác động tiêu cực đó.

+ Hai là, phải có cơ chế và bộ máy để tập hợp và giải quyết nhanh, có hiệu quả tất cả các yêu cầu và phát hiện của dân chúng; đồng thời thông báo rộng rãi những phát hiện hợp lý, biện pháp và kết quả xử lý, cũng như những biện pháp và yêu cầu thiếu căn cứ, không đúng với các

thương

quy định của pháp luật. Điều này là cần thiết và quan trọng, bởi vì, chính nó là động lực huy động và thúc đẩy ý thức của từng người dân vào việc tham gia, giám sát đối với doanh nghiệp. Nếu không có như vậy thì dân chúng dân chúng sẽ thờ ơ, bàng quan, thậm chí vô trách nhiệm, đối với cả những hiện tượng tiêu cực xảy ra xung quanh họ; và cơ chế hậu kiểm mất đi một thành tố quan trọng.

+ Ba là, phải nâng cao hiểu biết về chuyên môn, về luật pháp, đề cao lương tâm và trách nhiệm của những người làm báo cáo; bởi vì, chỉ một thông tin nhỏ thiếu chính xác, thiếu khách quan (có thể vô tình hoặc cố ý) có thể gây thiệt hại lớn, thậm chí làm sụp đổ một doanh nghiệp; hoặc làm sai lệch nhận thức và quyết định của dân chúng, gây hại lớn cho xã hội.

+ Bốn là, phải có cơ chế và tổ chức xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân làm dụng quyền được tham gia giám sát để gây hại cho đối thủ cạnh tranh, gây nhầm lẫn đối với người tiêu dùng. Nói cách khác, phải trừng trị nghiêm minh cá nhân, tổ chức lạm dụng quyền này để cạnh tranh không lành mạnh.

Biện pháp áp dụng chế tài đối với các doanh nghiệp do họ có các hành vi sai phạm sau khi nhận kết quả được kết quả từ phía các cơ quan thanh tra, kiểm tra cần được thực thi nghiêm túc. Thanh tra, kiểm tra của nhà nước chỉ là một phần của cơ chế hậu kiểm và nhà nước cũng chỉ là một chủ thể quan trọng chứ không phải là chủ thể hậu kiểm duy nhất.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thi hành luật doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà nội (Trang 66 - 69)