Về phía các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thi hành luật doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà nội (Trang 58 - 60)

II. Thực tiễn Thực hiện luật doanh nghiệp trên địa bàn Hà

3.Về phía các doanh nghiệp

1) Kiến thức và ý thức chấp hành Luật pháp trong kinh doanh của nhiều doanh nghiệp còn rất hạn chế. Trên thực tế chỉ có một số ít các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ có tìm hiểu về Luật doanh nghiệp và nắm được một phần nội dung Luật. Đa số còn lại chưa nắm được những nội dung cơ bản của Luật doanh nghiệp. Chính vì chưa có những kiến thức tối thiểu về Luật pháp nên nhiều qui định của Luật doanh nghiệp như: sửa đổi, bổ sung điều lệ hoạt động của doanh nghiệp; thông tin bố cáo thành lập doanh nghiệp; chuyển quyền sở hữu tài sản dùng góp vốn; lập và nộp báo cáo tài chính... đã không được thực hiện nghiêm túc ở nhiều doanh nghiệp và công ty hiện nay. Nhiều doanh nghiệp chưa có thái độ đúng đắn với các cơ quan quản lý Nhà nước, chưa có thái độ hợp tác với cơ quan quản lý. Đặc biệt, ý thức trách nhiệm về quản lý, giám sát nội bộ của doanh nghiệp chưa cao, thậm chí buông lỏng và xem nhẹ. Nhiều công ty xem nhẹ điều lệ công ty, coi đó chỉ như một thủ tục bắt buộc và là công cụ quản lý, giám sát nội bộ doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên có liên quan. Đại bộ phận công ty TNHH, Công ty cổ phần thành lập theo Luật công ty 1990 vẫn chưa thay đổi, bổ sung điều lệ theo quy định. Nội dung Điều lệ của các công ty đăng ký theo Luật doanh nghiệp cũng rất sơ sài, chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của Luật doanh nghiệp. Mặt khác các doanh nghiệp không tuân thủ đúng các quy định về quản lý nội bộ theo Luật doanh nghiệp, nhất là các quy định về quyền, thẩm quyền, trình tự thực hiện thẩm quyền. Vì vậy hiện tượng làm trái luật, vi phạm quyền của các thành viên, cổ đông, nhất là thành viên, cổ đông thiểu số, không quân thủ đúng quy định về quản trị nội bộ công ty là khá phổ biến. Thực tế cho thấy đó là nguyên nhân làm mâu thuẫn nội bộ phát sinh, dẫn tới đổ vỡ doanh nghiệp, đình trệ sản xuất, như trường hợp của công ty Cổ phần Hữu nghị, Công ty cổ phần Tràng Tiền ...

2) Năng lực quản lý, điều hành hoạt động của doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố còn nhiều hạn chế. Một số các doanh nghiệp (nhất là các doanh nghiệp nhỏ do một gia đình sáng lập) không biết làm báo cáo tài chính, không có điều lệ hoạt động, quản lý hoạt động của công ty lỏng lẻo dẫn đến làm ăn thua lỗ, phá sản. Nhiều chủ doanh nghiệp chưa tìm hiểu kỹ thị trường, chưa chuẩn bị đầy đủ về năng lực kinh doanh đã đăng ký

thương

thành lập doanh nghiệp, dẫn đến kết quả là khá đông doanh nghiệp lúng túng về phương hướng kinh doanh ngay từ ngày đầu mới thành lập. Hiện nay trên toàn địa bàn Thành phố có hàng ngàn doanh nghiệp đứng trước yêu cầu bức xúc là được tập huấn bài bản và sâu hơn về Luật doanh nghiệp cũng như về các kiến thức quản trị kinh doanh thị trường.

3) Một số doanh nghiệp đã lợi dụng sự thông thoáng của Luật doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trái pháp luật, trốn lậu thuế, đối xử không đúng luật với người lao động, buôn bán hoá đơn, lập hồ sơ, chứng từ hoá đơn mua hàng hóa xuất khẩu khống, hóa đơn giả, kê khai số lượng tăng lên so với thực xuất, giá cả bất hợp lý... để tính kê khai tính thuế GTGT đầu vào, khấu trừ thuế hoặc hoàn thuế GTGT không đúng; một số chưa báo cáo tài chính theo quy định; không chấp hành nghiêm túc các quy định của Luật Doanh nghiệp. Năm 2001 tại Hà Nội có 411 doanh nghiệp có đăng ký mã số thuế, sử dụng hoá đơn VAT nhưng không nộp thuế và không tìm thấy địa chỉ.

thương

Những phương hướng, giải pháp đồng bộ nhằm tăng cường triển khai hiệu quả luật doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thi hành luật doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà nội (Trang 58 - 60)