III. Tác động của Luật doanh nghiệp trong thực tiễn phát triển kinh
2. Các tác động tiêu cực
2.2. Trong hoạt động của các doanh nghiệp
Cùng với việc tăng nhanh số lượng doanh nghiệp và các hoạt động sản xuất kinh doanh đa dạng là các hiện tượng tiêu cực trong thực hiện Luật doanh nghiệp mà trách nhiệm thuộc về phía các doanh nghiệp, song nguyên nhân sâu xa là kẽ hở hoặc sự bất cập của Luật doanh nghiệp.
Thứ nhất, sự gia tăng ngày càng khó kiểm soát hiện tượng "doanh nghiệp ma" (tức doanh nghiệp đăng ký mà không hoạt động hoặc hoạt động tại địa điểm khác nơi đăng ký kinh doanh nhưng không thông báo cho cơ quan ĐKKD) ảnh hưởng đến sự lành mạnh của thị trường, gây thất thu ngân sách và nhiều tác hại tiêu cực khác.
Các doanh nghiệp "mất tích" với nhiều lý do, có thể:
- Doanh nghiệp đã đăng ký nhưng chưa khai trương hoạt động; - Doanh nghiệp đã thay đổi trụ sở nhưng không khai báo; hoặc đã
khai báo nhưng chưa cập nhật thông tin lưu trữ;
- Doanh nghiệp đã giải thể nhưng không khai báo thủ tục giải thể theo luật định;
- Có đăng ký nhưng không hoạt động...
Các Doanh nghiệp bị coi là "Doanh nghiệp ma" không phải chỉ xuất hiện sau Luật doanh nghiệp mà đã xuất hiện trước đó, không phải chỉ
thương
riêng ở nước ta. Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp thất bại trong đầu tư kinh doanh tự biến mất không thông báo cho cơ quan quản lý, cũng tồn tại một số ít những kẻ đã lợi dụng "độ thoáng" và kẽ hở trong đăng ký và quản lý Nhà nước theo Luật doanh nghiệp để lừa đảo và làm ăn phi pháp. Nhiều "doanh nghiệp ma" đã lợi dụng những kẽ hở trong việc phát hành, cung cấp hoá đơn, sự buông lỏng quản lý của thanh tra thuế hay sự tiếp tay, cấu kết của một số cán bộ thuế xấu có liên quan... thực hiện hành vi mua bán khống hoá đơn giá trị gia tăng sau khi doanh nghiệp được thành lập, sau đó tự biến mất. Chưa có thống kê về số thất thu thuế từ những hành vi này so với trước khi có Luật doanh nghiệp, song khả năng là cao hơn cùng với số doanh nghiệp ngày càng nhiều và hoạt động đa dạng.
Thứ hai, đa phần các doanh nghiệp không thực hiện đầy đủ các trách nhiệm của mình theo quy định của Luật đối với các cơ quan quản lý Nhà nước, gây khó khăn cho công tác quản lý và bản thân doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện khai báo kịp thời và đầy đủ những thay đổi trong hoạt động kinh doanh như: tăng vốn, thay đổi cổ đông, thay đổi địa điểm kinh doanh... với cơ quan ĐKKD. Việc nộp báo cáo tài chính hàng năm chưa được tuân thủ nghiêm chỉnh, mới có khoảng 30% số doanh nghiệp nộp báo cáo so với trên 90% số doanh nghiệp đã đăng ký và nộp thuế. Báo cáo sơ bộ của các Phòng ĐKKD, cho đến nay, số doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính ở TPHCM chỉ là 10%; Bà Rịa- Vũng Tàu: 13%; Hà Nội và Hải Dương: 30%; Đà Nẵng và Hải Phòng: gần 2%. Số doanh nghiệp nộp đủ 4 báo cáo như quy định hầu như không đáng kể. Báo cáo của các doanh nghiệp không ghi đủ tất cả nội dung yêu cầu. Điều này một phần do thiếu ý thức chấp hành luật của doanh nghiệp, song phần khác còn do mẫu báo cáo tài chính theo Quyết định 167/2000/QĐ-BTC của Bộ Tài chính có một số nội dung chưa phù hợp, chưa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp thực hiện đúng nghĩa vụ này như đã phân tích ở trên.
Thứ ba, nhiều doanh nghiệp còn chưa quán triệt, thậm chí buông lỏng và xem nhẹ việc tổ chức hoạt động của doanh nghiệp theo đúng loại hình tổ chức đã đăng ký thành lập theo Luật doanh nghiệp.
Là một công cụ cho quản lý và giám sát nội bộ doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho các bên có liên quan, song điều lệ của nhiều công ty đăng ký theo Luật doanh nghiệp rất sơ sài, chưa đáp ứng được đầy đủ
thương
các yêu cầu. Đại bộ phận công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần thành lập theo Luật công ty năm 1990 vẫn chưa thay đổi, bổ sung điều lệ như quy định. Nhiều doanh nghiệp chưa xây dựng điều lệ công ty mới phù hợp với Luật doanh nghiệp, đặt các doanh nghiệp này trước nguy cơ không được pháp luật thừa nhận theo quy định hiện hành, có khả năng dẫn đến những tranh chấp kinh doanh do không có tư cách pháp nhân.
Bên cạnh đó, ý thức tuân thủ đúng các quy định về quản lý nội bộ theo Luật doanh nghiệp chưa cao, nhất là các quy định về quyền, thẩm quyền, trình tự thực hiện thẩm quyền cổ đông, cũng như các quy định liên quan đến chuyển nhượng cổ phần doanh nghiệp... Vì vậy, hiện tượng làm trái luật, vi phạm quyền của các thành viên, cổ đông, nhất là thành viên, cổ đông thiểu số, không tuân thủ đúng quy định về quản trị nội bộ công ty là khá phổ biến. Thực tế cho thấy đó là nguyên nhân làm phát sinh mâu thuẫn nội bộ, và có thể dẫn tới đổ vỡ doanh nghiệp, đình trệ sản xuất.
Ngoài ra, còn cần kể đến một số hành vi vi phạm Luật doanh nghiệp khác, trong đó có việc lợi dụng "mác" doanh nghiệp hợp pháp để tổ chức kinh doanh bất hợp pháp như doanh nghiệp dịch vụ tổ chức kinh doanh các dịch vụ "trá hình", thậm chí (như trở thành nơi chứa chấp các tệ nạn xã hội ma tuý, mại dâm, buôn bán hàng giả, hàng cấm...; hay khả năng có những người không được phép thành lập doanh nghiệp vẫn tham gia thành lập doanh nghiệp...
thương
Thực tiễn công tác tổ chức triển khai Luật doanh nghiệp trên địa bàn Hà Nội