Về phía tổ chức thực hiện các cơ quan quản lý Nhà nước

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thi hành luật doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà nội (Trang 56 - 58)

II. Thực tiễn Thực hiện luật doanh nghiệp trên địa bàn Hà

2.Về phía tổ chức thực hiện các cơ quan quản lý Nhà nước

1) Sự thiếu nhất quán trong nhận thức của các Bộ, ngành trong việc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong hoạt động kinh doanh. Tiến độ rà soát để xoá bỏ các giấy phép con của các Bộ, ngành còn rất chậm. Năm 2000 cả nước xoá bỏ được 145 giấy phép con, từ tháng 8/2000 đến nay Tổ công tác thi hành Luật đã đề nghị xoá bỏ tiếp trên 30 giấy phép con nhưng đến hết 2001 vẫn chưa xoá bỏ được giấy phép con nào do chưa có sự nhất trí giữa các cơ quan liên quan. Mặt khác, một số giấy phép con

thương

tuy bị xoá bỏ, nhưng các Bộ, ngành lại đưa ra các điều khoản quy định khác thông qua các thông tư, nghị định gây khó khăn thêm cho doanh nghiệp trong hoạt động. Ngoài ra hiện nay các cơ chế-chính sách được soạn thảo chưa có sự tham khảo ý kiến của các chuyên gia, các doanh nghiệp nên nhiều văn bản khi đi vào thực tế chưa phù hợp.

2) Sự phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành trên địa bàn Thành phố trong công tác thực thi Luật Doanh nghiệp chưa chặt chẽ. Luật doanh nghiệp cấm một số đối tượng công dân không được phép ĐKKD, trong thủ tục đăng ký kinh doanh chỉ đòi hỏi đơn giản đăng ký, danh sách thành viên góp vốn, người chịu trách nhiệm về pháp luật, địa chỉ trụ sở chính doanh nghiệp theo nguyên tắc tự khai và tự chịu trách nhiệm nên trên thực tế Phòng ĐKKD rất khó khăn khó trong việc loại trừ hết được các đối tượng này. Khúc mắc trên sẽ được giải quyết triệt để nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa Phòng và cơ quan an ninh của Thành phố để tạo một ngân hàng dữ liệu các đối tượng không được phép ĐKKD.

Chỉ số ít trong các đơn vị quản lý trên địa bàn Thành phố như Sở Công nghiệp là có sự theo dõi tương đối sát sao các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành của mình, còn đa số các đơn vị quản lý chuyên ngành và UBND các Quận, Huyện đều nêu vấn đề là chưa nắm được đầy đủ các thông tin hoạt động của doanh nghiệp sau ĐKKD do chưa chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan trong công tác quản lý.

Sự phối hợp thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm giữa các cơ quan chức năng chưa đồng bộ dẫn đến nhiều chồng chéo, trùng lặp giữa các cơ quan, các cấp thanh tra, kiểm tra khác nhau về cùng một nội dung, gây phiền hà, tốn kém cho doanh nghiệp, thậm chí ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh và danh tiếng của đơn vị.

3) Bộ máy tổ chức làm công tác ĐKKD trên địa bàn Thành phố còn chưa đạt yêu cầu. Hiện nay, nhân sự của Phòng ĐKKD vẫn chưa đạt số lượng theo Quyết định thành lập phòng. Hơn nữa, một số cán bộ làm công tác ĐKKD chưa đáp ứng được yêu cầu của công tác chuyên môn. Tình trạng trên dẫn đến hậu quả "quá tải" đối với Phòng ĐKKD và "bỏ trống" một số nội dung quản lý Nhà nước thuộc chức năng quy định của Phòng.

thương

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả thi hành luật doanh nghiệp của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn thành phố Hà nội (Trang 56 - 58)