Đánh giá tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của UBND

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) ppt (Trang 48 - 56)

Kết quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ở một số huyện ngoại thành trong hai năm 2002 và 2003 như sau:

Đơn vị

Năm 2002 Năm 2003

Thụ lý Giải quyết Thụ lý Giải quyết

Sóc Sơn

38 vụ - Giải quyết được: 17 trường hợp, đạt tỷ lệ 44,7% (UBND huyện ra quyết định giải quyết: 11 trường hợp, Phòng địa chính giải quyết: 6 trường hợp)

- Chuyển về xã hòa giải: 11 trường hợp

25 vụ - Giải quyết được: 16 trường hợp, đạt tỷ lệ 64% (UBND huyện ra quyết định giải quyết: 7 trường hợp, Phòng địa chính giải quyết: 9 trường hợp) - Chuyển về xã hòa giải: 7 trường hợp

Đông Anh

19 vụ - UBND huyện ra quyết định giải quyết: 18 vụ (94%)

7 vụ - UBND huyện ra quyết định giải quyết: 7 vụ (100%)

Gia Lâm

98 vụ - Giải quyết được: 49 vụ đạt tỷ lệ 50 % (UBND ra quyết định giải quyết: 34, Phối hợp với thanh tra thành phố và TAND huyện giải quyết: 15 vụ). - Chuyển xã, thị trấn hòa giải: 29 vụ 62 vụ - UBND ra quyết định giải quyết: 30/ 62 vụ đạt tỷ lệ 48,3% (10 vụ UBND huyện có quyết định giải quyết nhưng đương sự tiếp tục khiếu nại lên cấp trên) - Chỉ đạo xã, thị trấn hòa giải 20 vụ

Qua thống kê tình hình giải quyết tranh chấp đất đai của một số huyện nói trên chúng tôi nhận thấy mặc dù các quận, huyện có nhiều cố gắng song tỷ lệ giải quyết tranh chấp đất đai của UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố chưa cao (từ 40% đến 70%). Trên thực tế vẫn còn tình trạng chồng chéo về thẩm quyền giải quyết giữa UBND và TAND. Nhiều trường hợp do UBND không giải quyết dứt điểm các tranh chấp, để dây dưa kéo dài dẫn đến các bên tranh chấp mâu thuẫn gay gắt, đánh nhau, chửi bới làm mất trật tự an ninh chung, sứt mẻ tình cảm gia đình.

*Một vài ví dụ về giải quyết tranh chấp đất đai của UBND:

- Đòi lại đất ao: Ông Nguyễn Quang Lựu ở xã Ninh Hiệp - Gia Lâm, Hà Nội đòi phần đất đã được chia trong cải cách ruộng đất (đất ao). Sau khi khiếu nại quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của UBND huyện Gia Lâm và được UBND huyện trả lời, ông Lựu không đồng ý nên đã kiện ra TAND huyện Gia Lâm. Vụ này đã được TAND huyện Gia Lâm xét xử ngày 13/9/2002. Bản án số 02/ HC này của huyện Gia Lâm đã bị ông Lựu kháng cáo, TAND thành phố đã xử phúc thẩm ngày 20/ 11/ 2002 đã bác bỏ bản án sơ thẩm và chuyển giao hồ sơ sang UBND giải quyết. UBND thành phố có Quyết định số 5767/ QĐ-UB ngày 29/ 9/ 2003 kết luận bác yêu cầu đòi lại đất ao của ông Lựu vì không có giấy tờ hợp pháp chứng minh là đất đó ông Lựu được chia.

Qua vụ này, một câu hỏi đặt ra là ai là người được chia ruộng, chia đất ao trong cải cách ruộng đất ở Ninh Hiệp được cấp giấy tờ? (trong cải cách ruộng đất những người được chia ruộng đất chỉ được viết tên trên mẩu giấy cài trên que sào và cắm vào phần đất được giao, chứ không có quyết định gì). Cơ quan có thẩm quyền giải quyết cần tổ chức đối

thoại, kiểm tra thực tế tại cơ sở kết hợp với các quy định của pháp luật chứ không chỉ dựa vào kết luận của các cơ quan đã giải quyết trước để kết luận.

- Vụ tranh chấp về ranh giới sử dụng đất: giữa gia đình ông Nguyễn Hữu Minh và gia đình ông Thảo ở xóm Mới, thôn Đông xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội

Năm 1981, UBND xã Xuân Đỉnh cấp cho ông Nguyễn Hữu Minh diện tích là 214m2 đất ở xóm Mới, song đến nay không lưu giữ được giấy tờ cấp đất. Năm 1982, gia đình ông Minh tranh chấp ranh giới với gia đình ông Thảo. Khi đo đạc thực tế gia đình ông Minh lại thừa ra 2 m2. UBND huyện Từ Liêm đã ra quyết định giải quyết việc đòi lại đất của ông Minh là không có cơ sở. Ông Minh khiếu nại quyết định giải quyết của UBND huyện Từ Liêm. Ngày 31/5/1999 UBND thành phố có QĐ số 2273/ QQĐ-UB về việc giải quyết khiếu nại, thống nhất với quyết định của UBND huyện.

- Về lấn chiếm đất đai: Đất trong khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn(Đào) ở xóm 2, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm bị các hộ liền kề lấn chiếm. Nguyên nhân do diện tích đất của dòng họ Nguyễn khác nhau ở các thời điểm đo đạc lập bản đồ địa chính các năm 1960, 1993, 1998. Trong sổ mục kê lai có sự tẩy xóa. UBND xã Đông Ngạc hòa giải tranh chấp nhưng không thành. Mặc dù đại diện họ Nguyễn (Đào) khiếu nại 06 năm nay nhưng chưa được giải quyết dứt điểm.

- Tranh chấp ngõ đi: Giữa gia đình ông Vũ Đại Tròn và ông Trần Mạnh Hùng tại thôn Chi Đông, xã Lệ Chi. Đây là vụ tranh chấp phức tạp, kéo dài nhiều năm từ 1988 đến nay.

- Tranh chấp quyền sử dụng đất (ngõ đi).

Giữa hai gia đình ông Vũ Đại Tròn và ông Trần Mạnh Hùng ở tại thôn Chi Đông, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. Tranh chấp này kéo dài từ năm 1988 cho đến nay.

Việc tranh chấp ngõ đi giữa gia đình ông Tròn và ông Hùng đã được UBND xã Lệ Chi giải quyết bằng Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 2/1/1989 quyết định đã cho mở một ngõ đi cho gia đình ông Ngư (Bố của ông Hùng) rộng 3 m và đóng cọc ranh giới giữa 02 bên.

Sau khi UBND xã Lệ Chi có quyết định giải quyết nhưng hai gia đình vẫn chưa đi đến thống nhất do đó tranh chấp vẫn tiếp tục xảy ra. UBND huyện đã giao thanh tra huyện xác minh và đã có Công văn số 20/CV-TT ngày 28/11/1990 trả lời hai gia đình và yêu cầu giữ nguyên hiện trạng sử dụng phần ngõ đi có tranh chấp.

Từ năm 1990 đến nay, hai gia đình ông Tròn và ông Hùng vẫn tiếp tục tranh chấp về khu vực ngõ đi. UBND xã Lệ Chi đã tổ chức hòa giải nhiều lần nhưng hai gia đình không chấp nhận. Năm 2000, Phòng Địa chính nhà đất huyện Gia Lâm có văn bản số 142/BC-ĐCNĐ về việc giải quyết tranh chấp ngõ đi giữa hai gia đình trong đó thống nhất theo cách giải quyết của UBND xã Lệ Chi tại Quyết định số 03/QĐ-UB công nhận ngõ đi chung giữa hai gia đình với chiều rộng 3m.

Ngày 5/12/2000, UBND huyện Gia Lâm có Quyết định số 1058/QĐ-UB về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình ông Trần Mạnh Hùng và ông Vũ Đại Tròn. Nội dung quyết định chấp thuận kết luận và đề nghị của Phòng Địa chính nhà đất. Gia đình ông Vũ Đại Tròn không đồng ý đã gửi đơn khiếu nại Quyết định số 1058/QĐ-UB của UBND huyện Gia Lâm. Trong năm 2000, hai gia đình đã xảy ra xô xát và gây thương tích. TAND huyện Gia Lâm đã có bản án số 44/DSST ngày 30/10/2001 xét xử vụ việc. Ngày 28/12/2001, UBND xã Lệ Chi có thông báo số 85/TB-UB về việc cho phép ông Hùng đổ bê tông ngõ đi theo quyết định của huyện. Khi ông Hùng đổ bê tông ngõ đi lại tiếp tục xảy ra xô xát với gia đình ông Vũ Đại Tròn.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND thành phố Hà Nội tại Công văn số 2537/UB- NNĐC ngày 28/8/2001, đại diện Thanh tra Sở Địa chính - Nhà đất phối hợp với Địa chính, Nhà đất và Đô thị huyện Gia Lâm và UBND xã Lệ Chi thực hiện kiểm tra hiện trạng sử dụng đất của hai gia đình ông Tròn và ông Hùng (kể cả phần ngõ đang xảy ra tranh chấp).

Căn cứ hồ sơ và kết quả xác minh. Sở ĐCNĐ đã kết luận:

- Ông Vũ Đại Tròn không xuất trình các giấy tờ sử dụng đất hợp pháp tại thôn Chi Đông, xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Theo hồ sơ địa chính lưu trữ tại UBND xã Lệ Chi (Bản đồ lập năm 1993 - 1994) khớp với sổ dã ngoại lập năm 1994 có chữ ký xác nhận của ông Vũ Đại Tròn, thì gia đình ông Vũ Đại Tròn quản lý sử dụng thửa số 56 tờ bản đồ số 10 có diện tích là 308 m2.

- UBND xã Lệ Chi có Quyết định số 03/QĐ-UB ngày 02/1/1989 về việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai gia đình ông Tròn và ông Hùng nhưng không có hồ sơ giải quyết tranh chấp. Nội dung ghi tại Điều 1 của Quyết định số 03 lại ghi nhận đất của ông Tròn mua là 14 thước tương đương 326 m2 là chưa đủ căn cứ pháp lý và không có cơ sở thực tế để xem xét giải quyết. Điều 2 của bản quyết định này lại ghi nhận: mở một ngõ đi cho ông Ngư (bố của ông Hùng) rộng 3 m và đóng cọc ranh giới giữa hai bên.

Chính sự mâu thuẫn giữa Điều 1 và Điều 2 của Quyết định 03/QĐ-UB của UBND xã Lệ Chi đã dẫn đến tranh chấp giữa hai gia đình trong nhiều năm. Do đó không thể áp dụng làm căn cứ giải quyết tranh chấp ngõ đi giữa hai gia đình.

Thanh tra Sở Địa chính Nhà đất đã kiến nghị với UBND thành phố có văn bản giao cho UBND huyện Gia Lâm giải quyết tranh chấp phần ngõ đi giữa hai gia đình ông Tròn và ông Hùng.

- Do hai gia đình ông Tròn và ông Hùng chưa được cấp GCNQSDĐ nên UBND xã Lệ Chi cần tổ chức đo đạc, xác định lại diện tích, mốc giới sử dụng đất của hai gia đình ông Tròn và ông Hùng để làm cơ sở xét duyệt cấp GCNQSDĐ cho 02 gia đình.

Qua vụ việc tranh chấp ngõ đi của hai gia đình ông Tròn và ông Hùng chúng tôi có nhận xét như sau:

- Do việc giải quyết tranh chấp đất đai giữa hai gia đình của UBND xã Lệ Chi từ năm 1989 chưa có cơ sở pháp lý, ngay trong nội dung giải quyết đã có sự mâu thuẫn nên hai gia đình vẫn tiếp tục tranh chấp đến năm 2000 sau 11 năm, UBND huyện mới ra quyết định giải quyết. Chính vì vậy nguyên nhân giải quyết không kịp thời của cơ quan hành chính đã dẫn tới tranh chấp chưa được giải quyết dứt điểm dẫn đến mâu thuẫn, xô sát kéo dài giữa hai gia đình làm ah h đến trật tự an ninh chung. Đây là một thực tế chứng minh hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan hành chính chưa cao.

*Nguyên nhân của việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND đạt hiệu quả chưa cao là:

- Việc đo đạc đất đai của các cơ quan có thẩm quyền khi lập bản đồ địa chính cho cá nhân, hộ gia đình trong từng thời kỳ thiếu chính xác cũng gây khó khăn cho cơ quan giải quyết.

- Năng lực, trình độ nghiệp vụ của một số cán bộ quản lý đất đai các cấp còn yếu, đặc biệt là ở cấp cơ sở do không ổn định về tổ chức, vận dụng trong thực tế còn máy móc chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách hành chính, chống phiền hà nên dẫn đến một số vụ việc để kéo dài, kết quả giải quyết tranh chấp đất đai còn hạn chế.

Cán bộ giải quyết tranh chấp đất đai thuộc hệ thống UBND là những người không chuyên, được đào tạo pháp luật chưa kỹ và còn thiếu kinh nghiệm. Trong khi quyền hạn trong việc điều tra, xác minh thu thập chứng cứ còn hạn hẹp. Vụ việc tranh chấp loại đất chưa có giấy chứng nhận thường rất phức tạp, chính vì vậy công tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đạt hiệu quả chưa cao.

- Việc chấp hành pháp luật trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất của một số tổ chức và công dân còn kém, nhiều vụ việc lấn chiếm đất công, xây dựng nhà không phép, tranh chấp quyền sử dụng đất không được chính quyền cơ sở ngăn chặn kịp thời là nguyên nhân dẫn đến khó khăn khi giải quyết. Một số vụ việc khiếu nại về đất đai có hồ sơ liên quan đến nhiều thời kỳ lịch sử nên không được đầy đủ, không được theo dõi và cập nhật dẫn đến thời gian giải quyết kéo dài, không được xử lý dứt điểm.

- Sự phối hợp giữa các ngành chức năng của thành phố và chính quyền các cấp trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều trường hợp chưa đồng bộ, có biểu hiện né tránh trách nhiệm dẫn đến các vụ vi phạm không được xử lý dứt điểm và kéo dài.

* Đánh giá chung về hiệu quả giải quyết tranh chấp đất đai của UBND:

- Ưu điểm: Việc giải quyết các tranh chấp đất đai tại UBND sẽ nhanh gọn và ít tốn kém vì:UBND vừa là cơ quan quản lý nhà nước về đất đai (với một đội ngũ cán bộ địa chính nắm bắt tình hình quản lý và sử dụng đất một cách chính xác và kịp thời), vừa là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, cho nên việc xác minh, thu thập chứng cứ cho vụ kiện sẽ nhanh chóng hơn và sát thực hơn.

- Hạn chế: Việc giải quyết tranh chấp đất đai của UBND ngay trong giai đoạn hiện nay cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định:

+ UBND vừa là cơ quan quản lý đất đai vừa thực hiện việc giải quyết tranh chấp đất đai nên dễ nảy sinh xu hướng vi phạm nguyên tắc khách quan, công bằng, vô tư trong giải quyết tranh chấp đất đai, đặc biệt trong trường hợp tranh chấp đất đai phát sinh trực tiếp từ các quyết định của UBND các cấp;

+ Trong một số trường hợp, quyết định của UBND các cấp thường không được các bên tranh chấp tuân thủ thực hiện mà không phải chịu một biện pháp cưỡng chế nào. Hơn nữa, thủ tục hành chính trong việc giải quyết tranh chấp đất đai rất phức tạp, rắc rối,.. nên các tranh chấp đất đai không được giải quyết dứt điểm, để dây dưa, kéo dài phát sinh các khiếu kiện vượt cấp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự ổn định tình hình chính trị, trật tự an toàn - xã hội của địa phương.

Việc quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp về quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất chưa có GCNQSDĐ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của Luật Đất đai năm 1993 chỉ mang tính "quá độ" trong điều kiện hiện nay khi Nhà nước chưa cấp xong GCNQSDĐ cho người sử dụng đất, đặc biệt là đối với người dân sử dụng đất ở tại đô thị. Theo kế hoạch của Chính phủ, đến năm 2005 sẽ phấn đấu cấp xong GCNQSDĐ cho người sử dụng đất trong cả nước thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa những người đã có GCNQSDĐ do TAND giải quyết.

Mặc dù các văn bản pháp luật hiện hành đã quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai của UBND như: Khoản 3 Điều 38 Luật Đất đai năm 1993, Thông tư 01/ 2002/ TTLT-TANDTC-VKSNDTC-TCĐC ngày 23/01/2002 hướng dẫn về thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất (trong đó có quy định các trường hợp tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND), theo đó UBND có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp đất đai mà người sử dụng đất chưa có GCNQSDĐ nhưng trên thực tế vẫn còn tình trạng đùn đẩy, hoặc chồng chéo giữa cơ quan hành chính và TAND, các tranh chấp vẫn chậm được giải quyết.

Để khắc phục nhược điểm này, theo Luật Đất đai ngày 26/11/2003, người sử dụng đất có quyền khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai.

Trường hợp khiếu nại quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính về quản lý đất đai do Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khởi kiện tại tòa án hoặc tiếp tục khiếu nại đến chủ tịch UBND

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Giải quyết tranh chấp đất đai (qua thực tiễn ở Hà Nội) ppt (Trang 48 - 56)