II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NGHĨA VỤ NỘP THUẾ NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY
1. Thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Nam.
1.1. Vấn đề áp dụng pháp luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Từ 1/1/2006, khi thực hiện Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hải quan, thủ tục kê khai thuế, nộp thuế đã được cải tiến, chuyển từ việc ấn định số thuế phải nộp theo thông báo thuế sang cơ chế đối tượng nộp thuế tự kê khai, tự nộp thuế vào ngân sách nhà nước, cơ quan hải quan chịu trách nhiệm thực hiện chế độ kiểm tra việc chấp hành nghĩa vụ thuế.
Các thủ tục về thuế nhập khẩu đã từng bước được đơn giản, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở kinh doanh, ý thức tuân thủ pháp luật thuế nói chung và thuế nhập khẩu nói riêng ngày càng được nâng cao. Năm 2006, với tổng số 1.315 cuộc đối thoại về thuế với doanh nghiệp, 4.499 lượt bài viết về thuế đăng tải trên các báo, tạp chí, 30.484 buổi phát thanh, 3.744 buổi truyền hình, 823.628 ấn phẩm tuyên truyền, 92.092 lượt tố chức, cá nhân được tập huấn về chính sách thuế, v.v… đã góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của cán bộ
mình.
Ngay từ khi bắt đầu chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường (1986), thực hiện mở cửa hội nhập và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cùng với việc cải cách chính sách thuế Việt Nam nói chung (1990) đến nay, chính sách thuế nhập khẩu luôn được quan tâm xây dựng và hoàn thiện cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế đất nước từng thời kỳ. Chính vì thế, thuế nhập khẩu đã góp phần to lớn trong việc đảm bảo nguồn thu ngân sách, bảo hộ và tạo điệu kiện cần thiết cho một số ngành công nghiệp non trẻ như: Sắt thép, xi măng, điện tử, hoá chất, v.v…. có cơ hội đứng vững và từng bước chiếm lĩnh thị trường trước hàng nhập khẩu.
Theo thống kê của cơ quan hải quan, bình quân có khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi, 27% áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt và 3% áp dụng thuế suất thông thường.
Vừa qua, Ngân hàng thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính quốc tế (IFC) công bố Báo cáo môi trường kinh doanh năm 2007. Báo cáo này được WB và IFC nghiên cứu, điều tra và đưa ra công bố dựa trên 10 chỉ số đánh giá: Thành lập doanh nghiệp, cấp giấy phép, tuyển dụng và sa thải lao động, đăng ký tài sản, vay vốn, bảo vệ nhà đầu tư, thương mại quốc tế, đóng thuế, thực thi hợp đồng, giải thể doanh nghiệp. Theo đó, Việt Nam xếp hạng 104 trên tổng số 175 nền kinh tế thế giới, so với năm trước thì vị trí của Việt Nam đã bị sụt giảm 6 bậc. Về nộp thuế, khảo sát cho thấy, các doanh nghiệp Việt Nam phải thanh toán thuế 32 lần/năm, mất 1050h để thực hiện việc này và chịu 41.6% chi phí tổng lợi nhuận để đóng thuế. Việt Nam xếp 120/175 quốc gia về sự thuận lợi trong đóng thuế, đứng sau cả Thái Lan, Singapore, Malaysia, Campuchia, Philippines,...
Các nội dung về quản lý thuế nhập khẩu đã được quy định trong các văn bản pháp luật thuế nhập khẩu tạo có sở pháp lý cho việc thực thi pháp luật
trong thực tiễn. Điều này được thể hiện:
- Thủ tục hành chính thuế nhập khẩu đã từng bước được cải tiến. Các thủ tục về thuế nhập khẩu đã đơn giản hơn, thời gian giải quyết các công việc nhanh chóng hơn. Các cơ sở kinh doanh tự xác định các điều kiện ưu đãi, mức thuế suất ưu đãi, điều kiện miễn giảm thuế mà theo quy định của các văn bản pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế biết mà không cần làm thủ tục xin miễn giảm thuế nhập khẩu.
- Cơ chế quản lý thuế nhập khẩu ngày càng được hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, phù hợp với trình độ quản lý của cơ quan thuế và hải quan, của cán bộ thuế và hải quan. Đó là cơ chế người nộp thuế tự tính, tự kê khai, và tự nộp thuế theo thông báo. Việc kiểm tra hàng hoá nhập khẩu được phân loại theo mức độ tín nhiệm, có trường hợp không cần phải kiểm tra, có trường hợp phái kiểm tra mẫu, có trường hợp phải kiểm tra 100%.
- Xây dựng các quy trình quản lý thuế nhập khẩu: Đó là quy trình thủ tục hải quan đối với hàng nhập khẩu theo Quyết định số 928/QĐ-TCHQ của Tổng cục hải quan-Bộ Tài chính; Quy trình kiểm tra xác định giá tính thuế nhập khẩu theo Quyết định số 640/QĐ-TCHQ của Tổng trưởng Tổng cục hải quan ban hành và Công văn số 2417/TCHQ-KTTT của Tổng cục hải quan-Bộ Tài chính hướng dẫn một số điểm của quy trình kiểm tra giá tính thuế.