Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ WTO.

Một phần của tài liệu THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 27 - 30)

III. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu.

3. Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ WTO.

3.1 Nội dung cam kết.

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam để gia nhập WTO có thể tóm tắt như sau

- Cắt giảm theo từng dòng thuế là chủ yếu - Cắt giảm có chọn lọc theo nhóm hàng

- Cắt giảm theo các Hiệp định tự do hoá theo ngành

Theo cam kết, Việt Nam sẽ cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức hiện hành, thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO, mức giảm thuế lớn tập trung ở 3 năm đầu tiên sau đó giảm đều hơn. Ngay trong năm đầu tiên sẽ cắt giảm cho 1500 dòng thuế chiếm 20% biểu thuế. Với biểu thuế tối huệ quốc hiện hành (MFN) có mức thuế bình quân là 17,5 % trong đó các mặt hàng có mức thuế suất từ 0 đến 5% đã chiếm tỉ trọng xấp xỉ một nửa biểu thuế, nhưng Việt Nam đã cam kết giảm 30% so với mức thuế hiện hành. Như vậy, Việt Nam đã ràng buộc 100% biểu thuế và 90% kim ngạch nhập khẩu hàng năm là phạm vi mở cửa để gia nhập WTO.

Trong số 10600 dòng thuế nhập khẩu sẽ có hơn 36% phải cắt giảm, trong đó tập trung vào thuế đối với ngành công nghiệp (23,9%), nông nghiệp (10.6%) .

Bảng 1.2: Cam kết về thuế nhập khẩu của WTO. Đơn vị: % Ngành Thuế suất bình quân hiện

hành.

Thuế suất cam kết cuối cùng của WTO Nông nghiệp Công nghiệp 23,5 16,6 21,0 12,6 Nguồn: http: //www.mof.gov.vn

Mức cắt giảm thuế nhập khẩu có biên độ khá rộng theo từng ngành khác nhau, từ 2% đến 63,2%.

3.2. Tác động của cam kết.

3.2.1 Đối với doanh nghiệp Việt Nam.

Lộ trình giảm thuế nhập khẩu của Việt Nam theo cam kết gia nhập WTO là rất tích cực. Mức thuế cam kết mở cửa Việt Nam như vậy là cao hơn so với nhiều nước đang phát triển là thành viên của WTO, thậm chí đối với nhiều nhóm ngành hàng đặc biệt là hàng nông sản thì mức mở cửa của Việt Nam còn cao hơn cam kết của một số nước phát triển. Lộ trình này sẽ có những tác động tích cực, thúc đẩy phát huy các lợi thế so sánh của Việt Nam trong nền kinh tế thế giới và khu vực. Mặt khác, giảm bảo hộ sản xuất theo lộ trình giảm thuế sẽ đưa các doanh nghiệp Việt Nam cọ xát hơn với thị trường thế giới tạo sức ép thúc đẩy các doanh nghiệp đổi mới, cải tiến quản lý, hiện đại hoá công nghiệp để nâng cao khả năng cạnh tranh, tận dụng các cơ hội mở cửa thị trường. Như vậy, việc cắt giảm thuế nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO sẽ đem lại cho doanh nghiệp Việt Nam những thuận lợi đáng kể.

Thuế nhập khẩu giảm sẽ góp phần làm giảm đáng kể chi phí cho nguồn nguyên liệu đầu vào của một số ngành sản xuất góp phần làm hạ giá thành sản phẩm và tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm hàng hoá trong nước. Trong đó, các doanh nghiệp công nghiệp chủ yếu có nguyên liệu sản xuất chính là nhập từ nước ngoài. Với việc giảm thuế nhập khẩu sẽ là những tín hiệu đáng mừng cho các

doanh nghiệp trong những ngành này. Bên cạnh đó, việc giảm thuế nhập khẩu sẽ thu hẹp bảo hộ quá mức với các ngành đang có mức thuế MFN cao. Mà khi hội nhập thì biện pháp bảo hộ duy nhất là thuế nhập khẩu, việc cắt giảm như trên rõ ràng là một mất mát lớn với nhiều doanh nghiệp sản xuất trong nước.

3.2.2. Đối với nhà nước.

Việc giảm thuế nhập khẩu ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn thu của ngân sách tuy nhiên nếu có sự quản lý tốt thì số thu từ hoạt động nhập khẩu vẫn có thể tăng trưởng cao. Do đó, cần phải rà soát lại tất cả các mặt hàng nhập khẩu.

Tuy chúng ta phải cắt giảm thuế nhiều mặt hàng, nhưng cũng có rất nhiều mặt hàng có thể điều chỉnh thuế suất, hoặc chỉ cắt giảm theo lộ trình, một số mặt hàng trước đây thuộc diện cấm nhập khẩu, nay không cấm mà lại thu thuế rất cao như thuốc lá điếu…

Trở thành thành viên của WTO, Việt Nam có nhiều thuận lợi, khó khăn. WTO là một cỗ xe lớn của toàn cầu, nó quy định mang tính ràng buộc, không cho phép bất kỳ thành viên nào tuỳ tiện thắng cỗ xe đó vì lợi ích của riêng mình. Vì vậy, phải khắc phục những khó khăn và tăng thêm thuận lợi hoặc đơn giản chính là dung hoà giữa hai mặt đối lập ấy. Do đó, nhà nước cũng như doanh nghiệp cần có các giải pháp để chủ động thực hiện các cam kết, hạn chế những bất lợi khi tham gia hội nhập.

Kết luận chương 1: Quá trình hoàn thiện pháp luật thuế nhập khẩu là một quá trình phải có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị. Với tốc độ hội nhập như hiện nay, pháp luật về thuế nhập khẩu của Việt Nam đang dần dần tiến tới phù hợp với thông lệ quốc tế và trình độ phát triển của đất nước. Chúng ta tin tưởng rằng, với hệ thống pháp luật này, cùng với ý thức tuân thủ của các tổ chức, cá nhân, Việt Nam sẽ đứng vững trong hội nhập và thực hiện tốt các cam kết quốc tế.

Một phần của tài liệu THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w