Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại-Việt Nam Hoa Kỳ.

Một phần của tài liệu THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 25 - 27)

III. Những cam kết quốc tế của Việt Nam về thuế nhập khẩu.

2. Cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại-Việt Nam Hoa Kỳ.

Cùng với việc gia nhập khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) và cam kết thực hiện lộ trình giảm thuế theo CEPT, Việt Nam cũng triển khai tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng bằng việc ký kết Hiệp định Việt Nam- Hoa Kỳ (13/7/2000) và bắt đầu có hiệu lực (10/12/2001) Hiệp định này được ký kết dựa trên những nguyên tắc cơ bản của tổ chức thương mại thế giới WTO nên có thể coi là khuôn mẫu pháp lý cần thiết, hữu ích cho Việt Nam trong quá trình đàm phán gia nhập WTO trong suốt thời gian qua. Với ý nghĩa là một cam kết thương mại song phương, các chuẩn mức pháp lý của Hiệp định liên quan đến nhiều vấn đề khác nhau trong lĩnh vực thương mại: Thương mại hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Trong số các vấn đề pháp lý được quy định tại Hiệp định này thì thuế quan chỉ được đề cập như một vấn đề nhỏ trong lĩnh vực thương mại hàng hoá. Một cách khái quát, những cam kết của Việt Nam về thuế nhập khẩu trong hiệp định bao gồm những nội dung cơ bản sau:

+ Vấn đề đối xử tối huệ quốc (MFN).

Việt Nam cam kết dành cho Hoa Kỳ chế độ đối xử tối hậu quốc trong thương mại hàng hoá theo nguyên tắc có đi có lại. Nghĩa là các bên dành cho hàng hoá của nhau đối xử như sự đối xử họ dành cho hàng hoá tương tự do các nước khác sản xuất, trong đó có vấn đề đối xử về thuế suất khẩu nhập khẩu.

Ví dụ: Nếu một nước 3 đàm phán với Việt Nam về một dòng thuế nhập khẩu với mức thuế suất nhỏ hơn mức quy định trong Hiệp định thì nguyên tắc

đối xử tối huệ quốc đòi hỏi Việt Nam cũng phải dành cho các công ty Hoa Kỳ sự đối xử tương tụ như vậy về thuế suất đối với các hàng hoá tương tự được nhập khẩu từ Hoa Kỳ. Nguyên tắc này được quy định tại điều 1, chương 1 của Hiệp định.

+ Về đối xử quốc gia.

Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết dành cho hàng hoá nhập khẩu của nhau sự đối xử không kém phần thuận lợi hơn hàng hoá tương tự có nguồn gốc trong nước. Trên thực tế, nguyên tắc này ít liên quan đến thuế nhập khẩu mà chủ yếu liên quan đến các loại thuế nội địa hay các loại lệ phí và phí nội địa đánh vào sản phẩm tương tự có nguồn gốc trong nước và nguồn gốc nhập khẩu. Tuy nhiên điều 2 của Hiệp định, nguyên tắc này được quy định với nội dung đòi hỏi mỗi bên phải điều hành các biện pháp thuế quan và phi thuế quan có ảnh hưởng tới thương mại để tạo cho hàng hoá ở bên kia những cơ hội để cạnh tranh trong nước, nhằm tránh sự phân biệt đối xử với mục đích thực hiện ý đồ bảo hộ sản xuất trong nước.

+ Về vấn đề định giá tính thuế hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu. Việt Nam và Hoa Kỳ cam kết trong vòng 2 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực, việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hoá nhập khẩu giữa 2 nước sẽ được thực hiện theo các tiêu chuẩn được thiết lập bởi Hiệp định về định giá hải quan của WTO. Vấn đề này được quy định tại điều 3.4 và điều 4.5 chương I Hiệp định.

+Vấn đề cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu.

Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm thuế nhập khẩu đối với một hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ Hoa Kỳ sau 3 năm và một số hàng hoá khác là 6 năm kể từ ngày Hiệp định có hiệu lực.

Một phần của tài liệu THUẾ NHẬP KHẨU (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(105 trang)
w