Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu 706 Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)

I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN TẠO VIỆC LÀM, HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN NHÂN LỰC.

2.Cơ sở thực tiễn

2.1. Những quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề lao động việc làm.

Kể từ khi đất nước ta thực hiện chuyển dịch cơ chế kinh tế từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhiều vấn đề kinh tế xã hội nảy sinh trong đó vấn đề nổi cộm là vấn đề việc làm cho người lao động. Nếu như trước thới kỳ đổi mới giải quyết việc làm

là trách nhiệm của Nhà nước, thì nay giải quyết việc làm, bảo đảm việc làm không những là trách nhiệm của Nhà nước mà còn là trách nhiệm của mỗi doanh nghiệp, mỗi người lao độngvà toàn xã hội.

Trong mấy năm vừa qua, do đổi mới cơ chế quản lý, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã tạo ra nhiều điều kiện thuận lợi và nhân tố mới đa dạng để các ngành, các đơn vị cơ sở, các tổ chức kinh tế xã hội và toàn dân chủ động tạo chỗ làm việc mới, từ đó giải quyết được một bước yêu cầu về việc làm và đời sống của người lao động, góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội trên địa bàn.

Tuy nhiên do dân số tăng nhanh hàng năm có trên một triệu người bước vào độ tuổi lao động cần việc làm, đồng thời một số nhỏ lao động dôi thừa do sắp xếp lại tổ chức sản xuất và bộ máy trong khu vực Nhà nước, bộ đội xuất ngũ, học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề , lao động đi lao động ở nước ngoài trở về… đang có nhu cầu việc làm dẫn đến sức ép về việc làm ngày càng tăng và bức xúc hơn.

Xuất phát từ tầm quan trong và tính bức xúc của vấn đề việc làm đối với các mặt của đời sống kinh tế xã hội, xuất phát từ nguyện vọng và quyền lợi chính đáng của người lao động. Hội đồng bộ trưởng ra nghị quyết số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng về chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới.

Công văn số 1979/LĐ - TBXH ngày 11/7/1992 hướng dẫn xây dựng dự án nhỏ xin vay vốn giải quyết việc làm tại chỗ của bộ lao động thương binh và xã hội.

Hướng dẫn xây dựng dự án nhỏ xin vay vốn từ quỹ quốc gia về giải quyết việc làm để tạo việc làm tại chỗ.

Thông tư liên bộ số 10/TT – LB ngày 27/7/1992 của liên bộ LĐTB &XH – Tài chính - Uỷ ban kế hoạch nhà nước hướng dẫn bổ sung về chính sách cho vay đối với các dự án nhỏ giải quyết việc làm theo nghị quyết số 120/ HĐBT ngày 11/ 4/ 1992 của Hội đồng bộ trưởng ( nay là chính phủ ).

Thông tư liên bộ số 12/ TT – LB ngày 01/4/1994 của liên bộ LĐTB & XH – Tài chính - Uỷ ban kế hoạch Nhà nước hướng dẫn thu hồi và sử dụng vốn vay đến hạn trả của quỹ quốc gia giải quyết việc làm.

Thông tư số 13/LĐTB & XH – Thông tư ngày 11/11/1996 của bộ lao động thương binh và xã hội. Hướng dẫn bổ sung đối tượng cho vay vốn quỹ quốc gia về việc làm theo nghị quyết số 120/ HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng bộ trưởng.

Quyết định của chủ tịch uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh về việc phân bổ nguồn vốn vay bổ sung cho quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm năm 2002. Căn cứ luật tổ chức hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân ngày 21/ 6/ 1994 và căn cứ quyết định số 810/ QĐ - LĐTBXH ngày 14/8/2000 của Bộ trưởng lao động thương binh và xã hội về việc bổ sung nguồn vốn vay cho quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm.

Thực hiện chương trình hỗ trợ việc làm theo nghị quyết 120/HĐBT. Căn cứ vào nguồn vốn tỉnh phân bổ cho Yên Phong năm 2002 và tình hình thực tế các xã, thị trấn trong huyện. Thực hiện kế hoạch số 56/UB – VX ngày 11/10/2000 của uỷ ban nhân dân tỉnh về việc hướng dẫn triển khai chương trình việc làm và đào tạo nghề cho người lao động tỉnh Bắc Ninh năm 2001 – 2005. Uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong có kế hoạch số 63/KH – UB ngày 01/3/2001 triển khai chương trình việc làm và đào tạo nghề của huyện.

2.2. Những vấn đề thực tiễn đang đặt ra với lao động nông thôn trên địa

bàn huyện Yên Phong.

∗ Cơ cấu vật nuôi cây trồng chưa đa dạng

Cây trồng ở đây được trồng chủ yếu là lúa, ngô, khoai và chăn nuôi chủ yếu là chăn nuôi lợn, gà, châu, bò. Số lượng gia cầm được nuôi ở đây là năm 2001 là 582.000 con, năm 2002 là 612.000 con. Số lượng gia súc được nuôi hàng năm: năm 2002 châu: 3.578.000 con, bò: 7.247.000 con, lợn: 78.880.000 con (nguồn phòng thống kê huyện). Từ những thực tế trên cho thấy cơ cấu vật nuôi và cây trồng chưa đa dạng. Sản phẩm nông nghiệp được sản xuất ra ở khu vực đang được chuyển dần từ chất lượng thấp lên chất lượng cao và từ hiệu quả thấp lên hiệu quả cao. Điều đó có tác dụng tích cực làm nâng cao chất lượng lao động ở nông thôn nước ta nói chung và lao động nông thôn trên địa bàn huyện nói riêng. Do đó về sản xuất nông nghiệp tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, thực hiện chuyển đổi cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế đi đôi với thâm canh tăng vụ và làm tốt công tác khuyến nông khuyến ngư. Trong chăn nuôi đẩy mạnh tăng thêm đàn lợn, đàn bò, thực hiện chương trình sin hoá đàn bò và nạc hoá đàn lợn, xây dựng phát triển các mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm.

∗Tình trạng thiếu việc làm

Huyện Yên Phong là một huyện đồng bằng dân cư ở đây đa số sống bằng nghề nông. Do đó hàng năm lực lượng lao động bổ sung cho sản xuất

nông nghiệp là rất lớn. Nguyên nhân chủ yếu là dân số tăng nhanh, trong khi đó hàng năm tạo việc làm và tạo mới việc làm cho số lao động bước vào độ tuổi lao động chưa giải quyết được hết việc làm cho các đối tượng bước vào độ tuổi lao động. Tình trạng thiếu việc làm ở đây chủ yếu là thiếu việc làm thời vụ bởi nơi đây việc làm của người lao động tập trung chủ yếu vào ngành nông lâm ngư nghiệp. Do đặc điểm thời vụ của cây trồng, tính chất công việc và tác động của thời tiết, khí hậu, nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra không đồng đều trong năm dẫn đến người lao động không có việc làm thường xuyên.

Một phần của tài liệu 706 Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh (Trang 38 - 41)