Đào tạo, đào tạo lại phát triển nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu 706 Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)

∗ Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao nguồn nhân lực. Uỷ ban nhân dân huyện thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ về mọi mặt cho đội ngũ cán bộ công chức nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, công tác quản lý nhà nước trên địa bàn huyện. Bởi đội ngũ cán bộ công chức huyện Yên Phong đa số các đồng chí trưởng thành qua quân đội và trong thời kỳ quản lý tập trung quan liêu bao cấp, nhiều người chưa qua đào tạo cơ bản, chủ yếu được đào tạo tại chức ngắn ngày, một số cán bộ trẻ mới được bổ sung tuy có bằng cấp về chuyên môn song trình độ lý luận chính trị, trình độ quản lý nhà nước và pháp luật kỹ năng công vụ còn hạn chế. Từ những thực tế trên trong những năm qua, nhất là từ khi tái lập tỉnh Bắc Ninh, uỷ ban nhân dân huyện Yên Phong đã xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức cụ thể trong giai đoạn 2001 – 2005, nhằm từng bước chuẩn hoá đội ngũ cán bộ công chức theo quy định của trung ương và tỉnh. Quá trình trong hơn 5 năm qua bằng nhiều hình thức phối hợp với các trường đại học, các ngành chuyên môn của tỉnh, các trung tâm khoa học… mở nhiều lớp bồi dưỡng lý luận chính trị, pháp luật, kiến thức chuyên môn nghiệp, quản lý nhà nước tại huyện đồng thời cử và tạo điều kiện cho cán bộ công chức đi học các lớp do trung ương và tỉnh mở. Sau khi hoàn thành khoá học trở về đơn vị công tác đã phát huy được kiến thức đã học, nâng cao được trình độ chuyên môn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

∗ Các hình thức bồi nhằm phát triển con người: Hàng năm, uỷ ban nhân dân huyện phối hợp cùng với phòng Tổ chức lao động xã hội cử các cán bộ công chức đi học nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của mình và cho đi học các lớp tin học văn phòng để các cán bộ công chức có thể tiếp cận tốt hơn tiến bộ của khoa học kỹ thuật và ứng nó vào quá trình làm việc được thuận lợi và nhanh chóng và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

∗ Vấn đề thi nâng bậc, thi chuyển ngạch, nâng lương cho người lao động: Hiện nay vấn đề nâng bậc lương của đơn vị được thực hiện 3 năm một lần cho những người có hệ số lương 1,78 trở lên và 2 năm một lần cho những người có hệ số lương nhỏ hơn 1,78.

∗ Thực hiện kế hoạch số 56/ UB – VX ngày 11/ 10/2000 của uỷ ban nhân tỉnh về việc hướng dẫn triển khai chương trình việc làm - đào tạo nghề cho

người lao động năm 2001 – 2005. Uỷ ban nhân dân huyệnYên Phong có kế hoạch số 63/ KH – UB triển khai chương trình việc làm và đào tạo nghề của huyện. Trong kế hoạch triển khai đã xác định rõ mục đích, mục tiêu và nội dung các bước thực hiện chương trình, phân nhiệm, phân công các ngành tham gia, đồng thời tổ chức tuyên truyền trong nhân dân lao động và người lao động để nâng cao nhận thức vai trò của việc làm và đào tạo nghề trên cơ sở đó có trách nhiệm tự tạo việc làm, đặc biệt là việc làm tại chỗ nhằm khai thác mọi tiềm năng của địa phương, đảm bảo ấm no cho mọi nhà, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Từ những thực tế trên cho thấy đơn vị thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo và nâng cao trình độ cho đội ngũ cán bộ trong đơn vị và sắp xếp điều động phù hợp với năng lực của cán bộ, kiện toàn đội ngũ cán bộ chủ chốt các phòng ban và xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của huyện.

1.7. Tạo động lực trong lao động:

Tạo động lực trong lao động tức là đáp ứng được nhu cầu của người lao động về vật chất và tinh thần để biến động cơ bên ngoài thành chính động cơ nội lực của người lao động.

Trong thực tế con người lao động do nhiều động cơ khác nhau nhưng đứng về người chủ doanh nghiệp, các nhà quản lý thì các biện pháp để tạo động cơ cho người lao động rất nhiều, phong phú. Tuy nhiên ở các nhóm xã hội khác nhau, những lứa tuổi khác nhau thì động cơ lao động cũng khác nhau. Nhưng ở bất kỳ trường hợp nào thì tiền lương vẫn là động cơ vượt trội nhất.

Nhận thức được động cơ của sự thoả mãn nhu cầu về vật chất và tinh thần trong công việc, đơn vị luôn có những hình thức khuyến khích cụ thể đối với cán bộ viên chức nhằm nâng cao trách nhiệm và hiệu quả công việc.

∗ Hình thức tác động vật chất

Tiền lương là hình thức tác động cơ bản nhất, quyết định nhất mà bất kỳ đơn vị nào cũng áp dụng. Đối với chế độ tiền lương đang áp dụng tại đơn vị hiện nay. Về cơ bản đã đảm bảo mức sống thấp nhất, tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo ổn định đời sống vật chất tạo ra sự yên tâm công tác đã tạo cho các cán bộ viên chức không khí làm việc tập trung thoải mái.

Tiền lương là hình thức khen thưởng cho những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công việc với những sáng kiến mới trong công tác

quản lý…nhằm khuyến khích người lao động trong đơn vị làm tốt nhiệm vụ được giao.

∗ Hình thức tác động tinh thần

Để tạo ra không khí thoải mái trong quá trình làm việc đơn vị đã tổ chức các hoạt động văn hoá văn nghệ thể thao ngoài giờ, văn hoá văn nghệ quần chúng kỷ niệm các ngày lễ lớn, tổ chức khen thưởng tuyên dương tặng bằng khen, giấy khen đối với những cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc, bố trí cho cán bộ đi học bồi dưỡng nghiệp vụ theo nhiều ngành mà lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo ngành, cán bộ đi nghỉ phép năm, đi tham quan. Hàng năm tu sửa nơi làm việc để tạo ra không khí vui tươi phấn khởi trong công việc.

Ngoài hai hình thức tác động trên đơn vị còn có các hình thức tác động khác khuyến khích các cán bộ làm tốt công việc được giao.

Một phần của tài liệu 706 Một số giải pháp tạo việc làm, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cho lao động trên địa bàn huyện Yên Phong – tỉnh Bắc Ninh (Trang 26 - 28)