Thực trạng lựa chọn phương pháp đào tạo

Một phần của tài liệu 333 Hoàn thiện Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 (Trang 44 - 46)

II. Tiến trình đào tạo nguồn nhân lực

c. Phân theo cơ cầu tuổi, giới tính

2.4. Thực trạng lựa chọn phương pháp đào tạo

Lựa chọn phương pháp đào tạo là yếu tố rất quan trọng quyết định đến các yếu tố khác của kế hoạch đào tạo. Trong công ty hiện nay, áp dụng các phương pháp đào tạo sau:

- Phương pháp kèm cặp, chỉ dẫn: áp dụng rất nhiều trong công ty như trong bảng 8, tỉ lệ áp dụng phương pháp này trên 15%, thường với cán bộ công nhân mới, và được kèm cặp bởi những cán bộ công nhân có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm làm việc trong công ty. Phương pháp này áp dụng không linh hoạt, đối với một đối tượng nhất định.

- Phương pháp đào tạo theo kiểu tổ chức các lớp cạnh xí nghiệp : * Với công nhân:

Phương pháp áp dụng chủ yếu với công nhân đào tạo thi nâng bậc, thi thợ giỏi, trang bị kiến thức an toàn lao động.

Các lớp này học tập trung tại một địa điểm nhất định, phù hợp nhất về mặt địa lí. Xí nghiệp 11-1, 11-2, 11-4 học tập trung tại xí nghiệp 11-4; xí nghiệp 11-3, 11-5, 11-9 học tập trung tại xí nghiệp 11-5; các đơn vị còn lại học tập trung tại đơn vị làm việc.

Các lớp này được tổ chức tập trung học lý thuyết ngay tại đơn vị, sau đó cho thực hành ngay tại nơi làm việc trong thời gian nhất định. Phương pháp này thường được tổ chức dưới hình thức các lớp được giảng dạy của các cán bộ có kinh nghiệm trong công ty. Có mời thêm các giáo viên trường Công nhân kĩ thuật Việt Xô sông Đà.

Lớp học quy chế an toàn lao động, hàng năm tập trung với những lớp rất đông trên dưới 300 người. Lớp học nâng bậc, thi thợ giỏi tập trung chia với

Cán bộ được đào tạo tại công ty với quy mô lớp khoảng từ 60-70 người, phần lớn là do cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm tốt trong công ty hướng dẫn, số mời giáo viên từ bên ngoài rất ít.

Hàng năm công ty áp dụng phương pháp này với các lớp đào tạo đánh giá ISO nội bộ do phó phòng hành chính tổ chức hướng dẫn hoặc các lớp về hướng dẫn thực hiện quy chế lương mới,…

Tuy đào tạo theo phương pháp lớp cạnh công ty nhưng lại áp dụng với những khóa đào tạo rất đơn giản, học lí thuyết là chủ yếu, trong thời gian ngắn hạn, học thực hành không có xưởng chuyên dụng cần thiết nên thời gian học thực hành rất ngắn, chất lượng kém. Tiến hành phương pháp này thường lẫn lộn với phương pháp đào tạo theo kiểu học nghề, có thể công nhân thành thạo công việc sau thời gian làm việc rất lâu.

- Cử đi học ở các trường chính quy, trung tâm:

Hình thức đào tạo này thì công ty tùy theo nhưu cầu công ty, cá nhân để cử cán bộ đi học ở các trường, trung tâm. Tuy nhiên, các khóa đào tạo dài hạn, tại chức tại các trường : ĐH Thương mại, Đh quốc gia, Trường công nhân kĩ thuật Việt Xô sông Đà,… phần lớn cán bộ tham dự đào tạo là do nhưu cầu của bản thân, tự trả chi phí đào tạo. Cán bộ quản lí trong công ty tham dự học gần như 100% do công ty cử đi và thanh toán toàn bộ chi phí. Các khóa học dài hạn với cán bộ quản lí: lớp cao cấp chính trị, lớp giám đốc tài chính,… Một số khóa đào tạo ngắn hạn như: bỗi dưỡng nghiệp vụ giám sát công trình, bồi dưỡng kiến thức kinh tế và quản lí đầu tư,…

Phương pháp này khá hay nhưng công ty không chỉ áp dụng ít mà đối tượng được áp dụng ít, không khuyến khích được người lao động.

- Cử đi học hội thảo trong nước: công ty chỉ tham gia các cuộc hội thảo trong nước, do Tổng công sông Đà, trường Công nhân kĩ thuật Việt Xô sông Đà tổ chức, các công ty khác tổ chức. Đối tượng tham gia hình thức này là

cán bộ quản lý trong công ty, có thể bổ sung kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm. Tuy nhiên lượng cán bộ đi dự hội thảo hàng năm rất ít.

Các phương pháp đào tạo, chủ yếu là bài giảng trên lớp, sau đó thực hành ngay tại xưởng hoặc nơi làm việc trên công trường có tính tiết kiệm, phù hợp với quy mô và điều kiện của công ty hàng năm đào tạo nhiều, đối tượng đông đảo là công nhân. Tuy nhiên các hình thức đào tạo còn ít, đơn giản, là những phương pháp mang tính truyền thống. Hình thức đào tạo thì tiến hành dưới hình thức học tập trung tại một nơi, học viên ghi chép lý thuyết đơn thuần nên học còn nhàm chán. Các khóa học thường trong ngắn hạn học viên không tiếp thu được nhiều kĩ năng lý thuyết thực hành. Với khóa học dài hạn thì chỉ là tại chức vào buối tối, kết hợp vừa học, vừa làm nên không đạt hiệu quả cũng như chất lượng tốt.

Một phần của tài liệu 333 Hoàn thiện Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Sông Đà 11 (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w