Một số kiến nghị với nhà nước

Một phần của tài liệu 290 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 51 - 54)

DỆT MAY HÀ NỘ

3.2.Một số kiến nghị với nhà nước

Nhà nước là cơ quan quản lý đối với các doanh nghiệp,vì vậy cần phải đưa ra những văn bản pháp quy về bản quyền sử dụng chất xám của người lao động, đó là một cơ chế giữa người đào tạo, người sử dụng lao động và chính bản thân người lao động, tạo cơ sở pháp lý giữa ba đối tượng đó, tránh tình trạng người đào tạo chỉ biết đào tạo mà không quan tâm đến hiệu quả đào tạo cũng như những kiến thức mà người lao động nhân được, người sử dụng thì nghiễm nhiên sử dụng thậm chí bóc lột, vắt kiết sức lao động cũng như chất xám của người lao động. Trong việc chuyển giao trí thức và thông tin cho khu vực ngoài nhà nước cần quyết định rõ nội dung và đối tượng nào thì không được chuyển giao.

Tổ chức, sắp xếp lại các cơ quan nghiên cứu khoa học cho phù hợp với cơ chế mới. Tăng cường mối liên hệ giữa cơ quan nghiên cứu đào tạo và các cơ quan sản xuất, thực nghiệm, lấy nghiên cứu để nuôi nghiên cứu, có biện pháp cải thiện rõ rệt cho

đời sống của cán bộ nghiên cứu kĩ thuật cũng như phục vụ cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Đảm bảo sự cân đối về nguồn lực cho các vùng, các ngành. Có cơ chế khuyến khích cụ thể đối với những người không ngại khó, ngại khổ đi đến những vùng xa, vùng khó khăn để công tác.

Nâng cao chất lượng đào tạo không chỉ trong chuyên môn mà còn trong phẩm chất đạo đức, nghiên cứu đồng bộ và toàn diện phương thức đào tạo, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thị trường.

Giữ nghiêm kỉ luật bảo mật nhà nước, thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật của nhà nước, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội cho thấy: đào tạo và phát triển nguồn nhân lực không chỉ giúp người lao động nâng cao trình độ, hiểu biết, có nhiều cơ hội để phát triển mà qua đó còn giúp cho doanh nghiệp có được một đội ngũ lao động đồng đều cả vể chất và lượng, góp phần tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng công ty.

Để hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cần có sự hợp tác của rất nhiều đơn vị, bản thân người lao động, cán bộ phụ trách, ban lãnh đạo của Tổng công ty, sự hỗ trợ từ phía các cơ quan đào tạo và Nhà nước. Với sự kết hợp sáng tạo các biện pháp đào tạo một cách hiệu quả, Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội đã có được những thành tựu đáng kể, tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế nhất định.

Với đề tài “Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội” được thực hiện trong thời gian thực tập tại Tổng công ty, nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ phía ban lãnh đạo, các cô chú cán bộ công nhân viên trong công ty, cùng với những góp ý của giáo viên hướng dẫn đã giúp em hoành thành chuyên đề thực tập của mình. Với một số ý kiến nhỏ, em mong có thể góp phần hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty. Do điều kiện về thời gian và vốn kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em còn nhiều thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của các thầy cô và

cán bộ công nhân viên chức của Tổng công ty cổ phần dệt may Hà Nội để em có thể hoàn thành chuyên đề thực tập của mình một cách hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện Bùi Khánh Linh

Một phần của tài liệu 290 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 51 - 54)