0
Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo cụ thể

Một phần của tài liệu 290 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 46 -48 )

DỆT MAY HÀ NỘ

3.2.1. Xây dựng chiến lược và kế hoạch đào tạo cụ thể

Căn cứ lý luận và thực tiễn của giải pháp

Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một phần trong chiến lược kinh doanh của Tổng công ty. Chiến lược đào tạo và phát triển càng chi tiết, cụ thể, việc thực hiện kế hoạch sẽ có nhiều thuận lợi, bên cạnh đó, chiến lược đào tạo và phát triển gắn liền với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp sẽ khiến cho công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực sẽ đạt được hiệu quả cao hơn và thiết thực hơn, góp phần vào sự phát triển chung của Tổng công ty.

Như thực tiễn cho thấy, việc hoạch định nhu cầu mà mục tiêu cho đào tạo và phát triển chưa hợp lý đã khiến ý thức của học viên chưa cao, dẫn đến kết quả đạt được chỉ mang tính hình thức. Vì vậy cần phải xây dựng chiến lược một cách cụ thể để người lao động nẵm rõ được nhu cầu và mục tiêu mà Tổng công ty đề ra đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

Nội dung của giải pháp

Để có được một chiến lược đào tạo phát triển cụ thể, hợp lý, việc đầu tiên mà Tổng công ty cần phải thực hiện đó là xác định đầy đủ và rõ ràng các nhân tố ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó.

- Các yếu tố bên trong: chiến lược kinh doanh, các chính sách đang được áp dụng tại doanh nghiệp, nguồn lực hiện có của doanh nghiệp…

- Các yếu tố bên ngoài: môi trường kinh tế, môi trường xã hội, luật pháp chính trị, sự phát triển của khoa học công nghệ…

Việc tiếp theo mà Tổng công ty cần phải tiến hành đó là xác định đúng đắn nhu cầu đào tạo và phát triển của Tổng công ty. Để tiến hành việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển nguồn nhân lực được chính xác, người làm công tác này cần phải tiến hành các hoạt động phân tích tổ chức, phân tích con người và phân tích nhiệm vụ. - Phân tích tổ chức: việc này sẽ giúp xem xét sự hợp lý của hoạt động đào tạo và phát triển với chiến lược kinh doanh, nguồn lực hiện có của doanh nghiệp. Cụ thể là phải tiến hành xác định chính xác lao động trong mỗi bộ phận phòng ban chức năng trong Tổng công ty về số lượng, chất lượng, tỉ lệ giới tính để đưa ra được nhận định ban đầu cho công tác đào tạo và phát triển.

- Phân tích con người: đây là một bước khá quan trọng và phức tạp, vì ngay bản thân con người đã là một đối tượng phức tạp. Bước công việc này giúp người thực hiện nhận được các thông tin cần thiết về trình độ, nhận thức và tình hình hiện tại của người lao động. Từ đó sẽ xác định được đối tượng cần đào tạo và phát triển trong mỗi bộ phận phòng ban chức năng. Đó là những người thực sự có năng lực và có mong muốn được đào tạo.

- Phân tích nhiệm vụ: bao gồm việc xác định các nhiệm vụ quan trọng và các kiến thức, kỹ năng và hành vi cần được chú trọng đề đào tạo cho người lao động.

Sau khi xác định được các yếu tố ảnh hưởng và nhu cầu đào tạo Tổng công ty sẽ đưa ra mục tiêu cụ thể cho từng chương trình đào tạo:

- Đề ra những mục tiêu cụ thể mà đối tượng đào tạo cần phải đạt được sau mỗi khoá đào tạo, như: tỷ lệ học viên phải nắm được nội dung của khoá học, đáp ứng được yêu cầu của công việc, năng suất lao động phải đạt được sau khóa đào tạo kỹ năng (dựa vào kết quả của công tác định mức)… Đây vừa là những tiêu chí cụ thể định hướng cho việc triển khai một chương trình đào tạo, vừa là căn cứ để đánh giá khi kết thúc một khoá đào tạo. Khi xác định được mục tiêu cụ thể, người lao động

sẽ có động lực để đạt được mục tiêu đó.

- Lập kế hoạch đào tạo phù hợp với mục tiêu đã đề ra và phù hợp với kế hoạch sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty. Trước khóa đào tạo, Tổng Công ty tiến hành thông báo các thông tin liên quan đến khóa đào tạo, giúp người học viên xác định đầy đủ và rõ ràng các thông tin đó để thực hiện đào tạo tốt.

- Thường xuyên tiến hành kiểm tra chất lượng, tiến độ đào tạo để kịp thời khắc phục những thiếu sót hoặc, xử lý kịp thời các tình huống phát sinh, qua đó sẽ rút kinh nghiệm để hoàn thiện công tác tô chức sau này.

- Theo dõi, kiểm tra việc chấp hành các quy định, nội quy của sơ sở đào tạo; các quy định liên quan của người lao động.

- Ngoài ra, để tạo thêm động lực cho học viên, Tổng Công ty có thể có những phần thưởng dành cho những học viên xuất sắc có kết quả học tập tốt.

Một phần của tài liệu 290 HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT MAY HÀ NỘI (Trang 46 -48 )

×