Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty

Một phần của tài liệu 290 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 29 - 30)

NGUỒN NHÂN LỰC TẠI TỔNG CTCP DỆT MAY HÀ NỘI 2.1 Đặc điểm nguồn nhân lực tại Tổng công ty

2.3.Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty

Nhân sự trung cấp: Mở rộng nguồn tuyển dụng, ưu tiên các cá nhân xuất sắc từ các trường đào tạo, thu hút nhân sự giỏi từ các doanh nghiệp khác.

Nhân sự sơ cấp: Tuyển dụng trực tiếp tại địa phương.

Đối với các vị trí quan trọng của Tổng công ty, các yêu cầu tuyển dụng khá khắt khe, ngoài yêu cầu tối thiểu là tốt nghiệp đại học chuyên ngành, ứng viên phải có một số năm kinh nghiệm về chuyên môn kỹ thuật, đặc biệt phải có khả năng phân tích và có trình độ ngoại ngữ.

Đào tạo: Ban Lãnh đạo Công ty rất chú trọng đến việc đào tạo nhân sự, coi trình độ nhân sự là nhân tố chủ đạo của sự phát triển. Mục tiêu đào tạo là trang bị những kiến thức cần thiết cho từng phòng ban, từng bước nâng cao hiệu quả công việc.

2.3. Thực trạng công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng công ty công ty

Hiện nay, đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường dệt may, chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố tác động sâu sắc đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đầu năm đến 2009 do phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nhân lực, nhất là lao động có trình độ tay nghề cao. Do đặc điểm của ngành dệt may, nhiều người trong số này tuy chưa đến tuổi về hưu vẫn xin nghỉ, đi giám định sức khỏe sau đó được hưởng số tiền trợ cấp tính theo năm công tác trước khi nhận chế độ hưu trí. Từ 2008 đến nay, hàng trăm lao động của Tổng công ty nghỉ việc theo dạng này, gây không ít khó khăn cho việc tổ chức điều hành sản xuất. Ðể khắc phục tình trạng luôn thiếu hụt lao động, Hanosimex liên tục tuyển công nhân mới, đưa ra những chính sách để thu hút người lao động từ nông thôn ra làm việc. Từ tháng 5-2009, Hanosimex xây nhà ở cho 200 công nhân tại công ty; hỗ trợ cho công nhân học việc tiền ăn trưa, tiền đào tạo, bù tiền lương cho công nhân mới thử việc trong những tháng đầu làm việc khi chưa đạt năng suất khoán, đồng thời

các vùng nông thôn. Đây cũng là một vấn đề ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực và cần được quan tâm.

Hiện tại, công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của Tổng Công ty Giấy Việt Nam được tiến hành theo các bước sau:

- Xác định nhu cầu đào tạo và phát triển - Xác định mục tiêu đào tạo

- Lựa chọn đối tượng đào tạo

- Xây dựng chương trình và lựa chọn phương pháp đào tạo - Lựa chọn và đào tạo giáo viên

- Thực thi chương trình

- Đánh giá chương trình và kết quả đào tạo

Hiện nay, trong Tổng công ty, bộ phận chịu trách nhiệm về công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực nói riêng và hoạt động quản trị nhân sự nói chung là bộ phận hành chính nhân sự, bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ của các phòng ban chuyên môn liên quan và sẽ có bộ phận được phân công thực hiện nhiệm vụ đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, họ sẽ chịu trách nhiệm giám sát và thực hiện các hoạt động liên quan đến công tác này.

Một phần của tài liệu 290 Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Tổng Công ty cổ phần dệt may Hà Nội (Trang 29 - 30)