Thiết kế việc đánh giá

Một phần của tài liệu 112 Hoàn thiện quy trình đào tạo Nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam chi nhánh Hà Nội  (Trang 25 - 26)

Sau khi xác định những tiêu chuẩn cần sử dụng trong đánh giá chương trình đào tạo, nhà đào tạo cần thiết kế việc đánh giá để sao cho kết quả dánh giá trung thực và đúng đắn nhất, phản ánh đúng kết quả đào tạo

Thiết kế việc đánh giá nhằm trả lời hai câu hỏi chủ yếu. Một là có sự thay đổi

hay không/ sự thay đổi có được phản ánh theo các tiêu chuẩn hay không. Hai là sự thay đổi có phải là nhờ chương trình đào tạo hay không

Có thể thiết kế các kế hoạch để đánh giá việc đào tạo sau

• Thiết kế đo lường sau( Post- measure)

ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ

Cách thức trên sẽ khiến khó nhận biết được những thay đổi nào đã xảy ra, vì đã không thực hiện đo lường trước( Pre test)

Đây là một cách khác để đánh giá nhóm đào tạo theo tiêu chuẩn là đánh giá cả nhóm trước và sau khi đào tạo.

ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ

Tuy nhiên, cũng không thể nói chắc chắn rằng sự thay đổi xảy ra có phải do đào tạo hay không, vì không có nhóm kiểm soát. Sự thay đổi phát hiện được có thể do đua vào thiết bị mới, một nhà quản lý mới, thay đổi hệ thống đãi ngộ lương, hoặc các lý do khác

• Thiết kế đo lường trước- sau với nhóm kiểm soát

Dưới đây là một thiết kế tốt hơn nhằm đánh giá hiệu quả của một chương trình đào tạo:

NHÓM 1: ĐÁNH GIÁ ĐÀO TẠO ĐÁNH GIÁ

NHÓM 2: ĐÁNH GIÁ KHÔNG ĐÀO TẠO ĐÁNH

GIÁ

So sánh những thay đổi phát hiện được trong cả hai nhóm. Nếu sự thay đổi trong nhóm 1 rất khác biệt so với sự thay đổi ở nhóm 2, thì ta có thể phần nào chắc chắn sự thay đổi là do đào tạo mang lại

Một phần của tài liệu 112 Hoàn thiện quy trình đào tạo Nguồn nhân lực tại Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương (VietcomBank) Việt Nam chi nhánh Hà Nội  (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w