Tình hình tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Cần thơ (Trang 59)

4.2.1 Sản lƣợng tiêu thụ

Bảng 14 – SẢN LƢỢNG GẠO TIÊU THỤ CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ 2007 ĐẾN 6TH/2010 Đơn vị tính: tấn Thị trƣờng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6th/09 6th/10 Chênh lệch % 08/07 09/08 6th10/6th09 Trong nƣớc - - 300 - 5.009 - - - Xuất khẩu 29.871 28.672 24.379 17.497 9.100 -4 -15 -48 Tổng cộng 29.871 28.672 24.679 17.497 14.109 -4 -14 -19

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Mỗi năm công ty tiêu thụ từ 30.000 đến 40.000 tấn gạo, nhưng trong giai đoạn 2007 – 6th/2010, do ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu nên lượng tiêu thụ hằng năm của công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn này. Giảm từ 29.871 tấn trong năm 2007 xuống 28.672 tấn năm 2008. Đến năm 2009, lại tiếp tục giảm mạnh hơn với tỷ lệ 14% chỉ đạt 24.679 tấn. Trong 6 tháng đầu năm 2010, đạt 14.109 tấn, nhưng vẫn giảm 3.389 tấn so với cùng kỳ năm 2009, ứng với mức giảm 19%.

Tiêu thụ trong nước

Những năm trước đây, Công ty chế biến gạo chủ yếu để xuất khẩu qua các thị trường nước ngoài và không bán gạo ở thị trường nội địa. Chỉ từ năm 2009 đến nay, đơn vị mới bắt đầu bán hàng trong nước. Nhưng kênh tiêu thụ chính vẫn là thị trường nước ngoài.

Trong năm 2009, do mới xuất khẩu lần đầu tại thị trường nội địa nên khối lượng còn thấp chỉ đạt 300 tấn trong năm. Đến 6 tháng đầu năm 2010, sản lượng

bán ra trong nước đã tăng lên 5.009 tấn chiếm tỷ lệ 36% so với tổng lượng tiêu thụ, tăng 100% về khối lượng so với cùng kỳ năm 2009.

Xuất khẩu

Xuất khẩu là kênh tiêu thụ sản phẩm chính, là lĩnh vực hoạt động chủ yếu từ khi Công ty mới thành lập cho đến nay. Nhìn chung sản lượng của Công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2007 - 2009. Năm 2007 xuất khẩu đạt 28.871 tấn, sang năm 2008 giảm 4% chỉ còn 28.672 tấn. Khối lượng xuất khẩu giảm trong năm 2008 là do sự ảnh hưởng của chính sách điều hành xuất khẩu từ chính phủ.

Cuối năm 2008, theo sự chỉ đạo của Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố Cần Thơ, quyết định chuyển đổi công ty Mekonimex sang loại hình công ty cổ phần. Nên hoạt động xuất khẩu của Công ty từ đầu năm 2009 có phần hạn chế, để tập trung chuyển đổi sang loại hình mới. Do đó, năm 2009 khối lượng xuất khẩu gạo của công ty chỉ còn 24.379 tấn, giảm 4.293 tấn với tỷ lệ 15% so với năm 2008.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, công ty xuất khẩu được 9.100 tấn, giảm 48% tương ứng với mức giảm 8.397 tấn so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, sau khi chuyển đổi doanh nghiệp thành công vào tháng 7/2010, dự báo sang năm sau tình hình kinh doanh của công ty sẽ hoạt động bình thường trở lại và có bước phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, sản lượng xuất khẩu giảm còn do chính sách nâng giá sàn xuất khẩu gạo của Chính phủ trong thời gian gần đây. Trong khi chất lượng gạo của Công ty chưa thể nâng cao lên cùng lúc, nên việc ký kết hợp đồng với các đối tác gặp không ít khó khăn.

4.2.2 Doanh thu (bảng 15)

Tiêu thụ trong nước

Doanh thu từ tiêu thụ gạo trong nước chỉ đạt được từ cuối năm 2009, do những năm trước đây thị trường này còn bỏ ngõ. Năm 2009 doanh thu từ tiêu thụ gạo ở thị trường nội địa đạt 2.145 triệu đồng, chỉ chiếm 1% trong hoạt động mua bán gạo của Công ty.

Bảng 15 – DOANH THU TỪ TIÊU THỤ GẠO CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH/2010

Đơn vị tính: triệu đồng

Năm Trong nƣớc Xuất khẩu

Chênh lệch doanh thu xuất khẩu +/- % 2007 - 137.718 2008 - 278.366 140.648 102 2009 2.145 177.552 -100.814 -36 6th/2009 - 123.133 6th/2010 31.958 77.728 -45.405 -37

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Trong 6 tháng đầu năm 2010, lượng gạo bán ra không chỉ tăng về sản lượng và giá trị, mà mặt hàng gạo bán ra cũng đa dạng hơn so với một mặt hàng gạo 5% tấm được bán trong năm 2009. Doanh thu đem về từ hoạt động này cũng tăng lên 31.958 triệu đồng, chiếm 29% trong tổng doanh thu, tăng 100% so với cùng kỳ năm 2009.

Xuất khẩu

Tuy sản lượng xuất khẩu của Công ty có xu hướng giảm dần trong giai đoạn từ năm 2007 – 2009, nhưng doanh thu mang lại từ hoạt động này lại biến đổi không đều do chịu sự tác động từ giá bán.

Năm 2007 doanh thu đạt 137.718 triệu đồng, sang năm 2008 tăng 102% đạt 278.366 triệu đồng. Do giá bán trong năm này tăng gấp đôi so với năm 2007, đã mang về lợi nhuận siêu ngạch cho công ty, tuy sản lượng có phần sụt giảm nhẹ.

Năm 2009, do chịu tác động cùng lúc từ giá bán và sản lượng xuất khẩu mà doanh thu trong năm giảm 36% so với năm 2008, chỉ đạt 177.552 triệu đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2010, doanh thu đạt 77.728 triệu đồng, giảm 37% so với

123.133 triệu đồng của cùng kỳ năm 2009, do sản lượng xuất khẩu trong thời gian này sụt giảm mạnh.

4.3 Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty qua 3 năm 2007 – 2009 và 6 tháng đầu năm 2010.

4.3.1 Phân tích theo thị trƣờng

4.3.1.1 Khối lƣợng xuất khẩu

a. Biến động sản lượng (bảng 16)

Thị trường xuất khẩu của công ty tương đối hẹp, số thị trường xuất khẩu dao động từ 3 đến 5 thị trường mỗi năm, bao gồm các nước ở khu vực châu Á và châu Phi. Nhìn chung các thị trường biến đổi qua từng năm. Trong đó, có một số thị trường ở Châu Phi chỉ nhập khẩu được một hoặc hai năm rồi dừng hẳn. Tuy nhiên, thay vào đó là sự tiếp cận của các khách hàng mới. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của công ty vẫn được duy trì và phát triển trong các năm qua.

Các thị trường đáng chú ý là Malaysia, Philippines, các thị trường này liên tục nhập khẩu gạo từ công ty trong giai đoạn 2007 – 6th/2010.

Malaysia

Là một trong các thị trường truyền thống, khách hàng quen thuộc của công ty. Xuất khẩu gạo sang thị trường này thường là với hình thức xuất khẩu trực tiếp. Đây được xem là thị trường lớn của công ty trong nhiều năm qua, tuy nhiên từ năm 2009 trở lại đây, khối lượng xuất khẩu sang thị trường này có sự sụt giảm đáng kể.

Năm 2007 đạt 6.350 tấn sau đó tăng lên mức 7.100 tấn năm 2008, tăng 12% so với năm 2007. Nhưng đến năm 2009, thị trường này bắt đầu suy giảm, khối lượng xuất khẩu chỉ đạt 685 tấn, giảm đến 90% so với năm trước.

Bảng 16 – SẢN LƢỢNG XUẤT KHẨU ĐẾN CÁC THỊ TRƢỜNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6TH/2010 Đơn vị tính: tấn Thị trƣờng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6th/2009 6th/2010

Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6th2010 / 6th2009 +/- % +/- % +/- % Malaysia 6.350 7.100 685 685 800 750 12 -6.415 -90 115 17 Philippines 9.322 19.322 7.115 6.490 4.800 10.000 107 -12.207 -63 -1.690 -26 Indonesia 5.990 250 - - - -5.740 -96 -250 -100 - - Singapore 1.680 - 11.800 9.550 - -1.680 -100 11.800 - - - Châu Phi 6.529 2.000 4.779 750 3.500 -4.529 -69 2.779 139 2.750 367 Tổng 29.871 28.672 24.379 17.475 9.100 -1.199 -4 -4.293 -15 -8.375 -48

Nguyên nhân chủ yếu của sự suy giảm mạnh này là do trong năm 2009, Chính phủ nước ta đã ban hành chính sách buộc các doanh nghiệp phải giảm lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này. Để tập trung gạo vào hợp đồng xuất khẩu cấp chính phủ thông qua hình thức đấu thầu. Mục tiêu là nhằm tăng giá xuất khẩu sang Malaysia, tránh tình trạng một số doanh nghiệp muốn nâng cao khối lượng xuất khẩu mà giảm giá, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất khẩu gạo khác trong Hiệp hội.

Tuy nhiên, đến 6 tháng đầu năm 2010, lượng gạo được phép xuất khẩu sang thị trường này tăng lên. Tình hình bắt đầu có xu hướng phục hồi trở lại, khối lượng xuất khẩu đạt 800 tấn, cao hơn 115 tấn so với cùng kỳ năm 2009, tăng 17%.

Philippines:

Philippines là thị trường tập trung của chính phủ. Chủ yếu được xuất khẩu với hình thức ủy thác qua Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Trực tiếp xuất khẩu sang thị trường này chiếm tỷ lệ nhỏ.

Đây là thị trường có hợp đồng xuất khẩu với số lượng lớn nhất trong giai đoạn này. Đặc biệt năm 2008, đạt tăng trưởng rất cao với sản lượng 19.322 tấn tăng 107% so với năm 2007 do nước này đẩy mạnh thu mua gạo để bù đắp tình trạng thiếu lương thực trầm trọng xảy ra trong năm. Sang năm 2009 tình hình ở Philippines ổn định trở lại, sản lượng xuất khẩu trong năm từ đó cũng giảm 63% chỉ còn 7.115 tấn, ứng với mức giảm 12.207 tấn.

Sáu tháng đầu năm 2010, xuất khẩu sang thị trường này đạt 4.800 tấn, giảm 26% so với 6.490 tấn của cùng kỳ năm 2009.

Thị trƣờng Châu Phi

Thị trường Châu Phi bắt đầu nhập khẩu gạo của Công ty từ năm 2007, sang các năm sau này càng có nhiều nước Châu Phi ký kết hợp đồng với công ty. Tuy nhiên, thị trường này mới phát triển nên khối lượng hợp đồng ký kết chưa cao, do khách hàng cẩn thận trong việc giao dịch lần đầu với công ty. Nhưng đây vẫn được xem là thị trường tiềm năng.

Sản lượng xuất khẩu sang thị trường này tăng giảm không đều trong giai đoạn từ năm 2007 – 6th/2010. Trong năm 2007, sản lượng xuất sang thị trường này đạt 6.529 tấn, nhưng đến năm 2008 chỉ còn 2000 tấn, giảm 69% so với năm trước.

Sang năm 2009, tình hình khả quan hơn với sản lượng xuất sang đạt 4.779 tấn, cao hơn năm 2008 là 2.779 tấn, tăng 139%. Cho thấy tiềm năng phát triển của thị trường này trong tương lai.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, sản lượng lại tiếp tục tăng thêm 2.750 tấn, tăng 3.7 lần so với cùng kỳ năm 2009, đạt mức 3500 tấn.

Các thị trƣờng còn lại:

- Thị trường Indonesia có khối lượng nhập khẩu trong năm 2007 khá cao đạt gần 6 ngàn tấn, tuy nhiên đến năm 2008 đã sụt giảm đáng kể, chỉ còn 250 tấn, giảm 96% so với năm trước. Đến năm 2009 thị trường này cũng đã ngừng nhập khẩu. Do từ năm 2008, chính phủ nước này bắt đầu thực hiện chính sách thúc đẩy sản xuất gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Đến năm 2009, Indonesia đã có thể tự cung cấp lương thực cho cả nước và trở thành nước xuất khẩu gạo, nên không còn nhập khẩu gạo từ công ty.

- Thị trường Singapore có hợp đồng xuất khẩu không liên tục và bị gián đoạn qua từng năm. Trong đó năm 2007, có khối lượng xuất khẩu 1.680 tấn, nhưng đến năm 2008 thì không có hợp đồng xuất khẩu. Đến năm 2009, lại đạt khối lượng 11.800 tấn, cao nhất trong năm 2009. Nhưng trong 6 đầu năm 2010, vẫn chưa có hợp đồng xuất khẩu với thị trường này. Nguyên nhân là do thị trường này có khá nhiều nguồn cung cấp. Chỉ tìm đến công ty, khi giá của các đối thủ cạnh tranh quá cao, hoặc không đủ nguồn hàng cung cấp.

b. Về cơ cấu (Hình 8)

Malaysia

Malaysia được xem là một trong những thị trường truyền thống của Công ty trong nhiều năm qua. Sản lượng xuất khẩu sang thị trường Malaysia mỗi năm tương đối cao so với các thị trường xuất khẩu còn lại, chỉ trừ thị trường Philippines. Năm 2007, đạt 21% trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu. Đến năm

2008, tăng lên 25% do sản lượng xuất khẩu trong năm tăng. Nhưng đến năm 2009, do chính phủ hạn chế các doanh nghiệp xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này từ đó làm giảm mạnh cơ cấu của Malaysia, chỉ đạt 3%, giảm đến 22% trong tổng cơ cấu. 31% 67% 29% 37% 53% 21% 25% 9% 22% 7% 20% 38% 26% 48% 55% 3% 4% 4% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6th/2009 6th/2010 Khác Châu Phi Malaysia Philippines

Hình 8 - Cơ cấu sản lƣợng theo thị trƣờng của Công ty Mekonimex từ năm 2007 – 6th/2010

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Đến 6 tháng đầu năm 2010, được sự cho phép gia tăng lượng gạo xuất khẩu sang thị trường này. Sản lượng trong giai đoạn này đã tăng nhẹ, chiếm 9% trong tổng sảnh lượng, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2009.

Philippines:

Cơ cấu sản lượng của thị trường Philippines trong giai đoạn này có xu hướng thay đổi qua từng năm. Tuy nhiên, thị trường này vẫn chiếm tỷ lệ cơ cấu cao nhất trong hầu hết các năm so với những thị trường còn lại. Năm 2007, chiếm 31% trong tổng sản lượng xuất khẩu của cả Công ty, đã tăng lên 67% trong năm 2008, do sản lượng xuất khẩu tăng mạnh trong năm.

Đến năm 2009, sản lượng xuất khẩu giảm nên cơ cấu của thị trường này trong năm cũng giảm theo, chỉ chiếm 29%. Trong 6 tháng đầu năm 2010, sản

lượng xuất sang thị trường Philippines chiếm hơn phân nửa trong tổng sản lượng xuất khẩu đạt 53%, tăng 26% so với tỷ lệ 37% trong 6 tháng đầu năm 2009.

Thị trƣờng Châu Phi

Cơ cấu của thị trường Châu Phi trong giai đoạn này có sự tăng giảm qua từng năm. Tuy chỉ mới giao dịch với Công ty trong thời gian gần đây nhưng thị trường Châu Phi chiếm đến 22% trong tổng sản lượng năm 2007. Sang năm 2008, sản lượng xuất khẩu giảm từ đó làm cơ cấu giảm theo chỉ đạt 7%, giảm 15% so với năm 2007.

Đến năm 2009, cơ cấu tăng lên đạt 20%, tăng 13% so với năm 2008. Trong 6 tháng đầu năm 2010, sản lượng xuất khẩu sang thị trường tiếp tục tăng trưởng, chiếm 38%, tăng 34% so với cùng kỳ năm 2009.

Các thị trƣờng còn lại

Các thị trường còn lại bao gồm Indonesia và Singapore, có hợp đồng giao dịch với Công ty gián đoạn qua từng năm. Trong năm 2007, cả hai thị trường chiếm 26% trong tổng cơ cấu, trong đó sản lượng xuất sang thị trường Indonesia khá cao chiếm đến 20%, Singapore chiếm 6%. Sang năm 2008, thị trường Singapore tạm ngừng giao dịch với Công ty, còn Indonesia cũng chỉ nhập khẩu 250 tấn nên tổng cơ cấu của cả hai thị trường chỉ chiếm 1% trong năm.

Đến năm 2009, Indonesia cũng đã ngừng nhập khẩu gạo của Công ty, nhưng do Singapore giao dịch trở lại với Công ty với số lượng lớn, làm tăng cơ cấu lên đến 48%, cao nhất so với các thị trường còn lại. Trong 6 tháng đầu năm 2010, cả hai thị trường trên đều không có giao dịch với Công ty.

4.3.1.2 Kim ngạch xuất khẩu (Bảng 17)

Malaysia

Là một trong các thị trường đem lại doanh thu không nhỏ cho công ty trong các năm qua. Năm 2007, kim ngạch đạt 1,844 ngàn USD sau đó tăng lên mức 2,884 ngàn USD, tăng 56% trong năm 2008. Nhưng đến năm 2009, khối lượng xuất khẩu giảm sút mạnh từ đó làm kim ngạch giảm theo chỉ đạt 299 ngàn USD giảm 2,654 ngàn USD, với tỷ lệ 92% so với năm 2008.

Bảng 17 – KIM NGẠCH XUẤT KHẨU TỪ CÁC THỊ TRƢỜNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6TH/2010 Đơn vị tính: ngàn USD Thị trƣờng Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6th/2009 6th/2010

Chênh lệch 08/07 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 6th2010 / 6th2009 +/- % +/- % +/- % Malaysia 1.844 2.884 229 229 305 1.040 56 -2.654 -92 76 33 Philippines 2.637 11.985 2.983 2.718 2.438 9.347 354 -9.002 -75 -280 -10 Indonesia 1.683 123 - - - -1.559 -93 -123 -100 - - Singapore 492 - 4.314 3.641 - -492 -100 4.314 - - - Châu Phi 1.893 943 1.887 315 1.498 -950 -50 944 100 1.183 375

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Cần thơ (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)