Các chỉ tiêu hiệu quả

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Cần thơ (Trang 97)

Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty, ta tiến hành phân tích các chỉ tiêu tổng hợp. Các chỉ tiêu này sẽ phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong các năm qua.

4.5.3.1 Chỉ tiêu lợi nhuận theo chi phí

Nhìn chung, tỷ suất lợi nhuận trên chi phí bỏ ra của công ty thu được hằng năm, từ hoạt động kinh doanh biến động liên tục trong giai đoạn từ năm 2007 – 6th/2010. Năm 2007, tỷ suất chỉ đạt 2,75%, nguyên nhân là do trong thời gian này xảy ra khủng hoảng kinh tế toàn cầu, không chỉ riêng công ty Mekonimex mà hầu như các doanh nghiệp khác cũng rơi vào tình trạng khó khăn hoặc lợi nhuận thu được không cao.

Sang năm 2008, tỷ lệ tăng đến 18,35%, là do lợi nhuận thu được trong năm này khá cao. Từ đó nâng cao tỷ suất lợi nhuận thu được.

Bảng 30 – LỢI NHUẬN, CHI PHÍ VÀ DOANH THU TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH/2010

Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 6th/2009 6th/2010 Doanh thu 167.149 319.982 206.613 135.780 100.523 Chi phí 162.673 259.938 191.916 129.482 91.198 Lợi nhuận 4.476 47.696 9.186 6.298 9.325 LN/CP (%) 2,75 18,35 4,79 4,86 10,23 LN/DT (%) 2,68 14,91 4,45 4,64 9,28

Nguồn: Phòng kinh doanh, 2010

Đến năm 2009, lợi nhuận giảm mạnh nên tỷ suất lợi nhuận cũng giảm theo. Tuy nhiên lợi nhuận thu được vẫn cao hơn năm 2007, nên đạt 4,79% trong năm.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu gạo tuy giảm so với cùng kỳ năm trước. Nhưng trái lại, lợi nhuận thu được từ các hoạt động khác tăng cao sau đợt khủng hoảng, đã góp phần làm tỷ suất lợi nhuận tăng trở lại, đạt 10,23%.

Trong tương lai để nâng cao tỷ suất này, công ty đã có một vài biện pháp nhằm giảm chi phí sản xuất thấp hơn, như xây dựng nhà máy xây xát, trực tiếp thu mua lúa từ nông dân…

4.5.3.2 Chỉ tiêu lợi nhuận theo doanh thu

Doanh thu của công ty trong giai đoạn này có xu hướng tăng, nhưng đồng thời chi phí cũng tăng với tốc độ tương đương, nên lợi nhuận thu được trên một đồng doanh thu bỏ ra không cao.Tương tự như chỉ tiêu doanh lợi trên chi phí, chỉ tiêu này của công ty cũng biến động liên tục trong thời gian này.

Trong đó, tỷ suất năm 2007 đạt thấp nhất chỉ với 2,68%. Năm 2009 cũng tương đối thấp, nhưng do giá gạo xuất khẩu cao hơn năm 2007 góp phần tăng lợi nhuận, nên đạt 4,45%.

Riêng năm 2008, tỷ lệ này khá cao đạt 14,91% là do doanh thu trong năm này tăng cao hơn so với mức tăng chi phí trong năm, từ đó đem lại lợi nhuận cao hơn.

Trong 6 tháng đầu năm 2010, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty đã khả quan trở lại sau đợt khủng hoảng, từ đó tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng được nâng cao đạt 10,11%, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.

Để tăng tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, công ty cần nâng cao doanh thu qua các năm, đồng thời đẩy tốc độ tăng doanh thu cao hơn tốc độ tăng chi phí.

4.6 Phân tích các yếu tố môi trƣờng ảnh hƣởng đến xuất khẩu

4.6.1 Môi trƣờng trong nƣớc

4.6.1.1 Kinh tế

Sự phát triển kinh tế trong nước có ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động xuất khẩu của công ty. Nhất là khi nền kinh tế trong nước phải chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2007 - 2009. Đã gây không ít khó khăn cho công ty Mekonimex nói riêng và các doanh nghiệp trong nước nói chung. Mọi hoạt động kinh doanh xuất khẩu trong thời kỳ này đều trở nên khó khăn cả về thị trường, giá cả, và thanh toán.

Tuy nhiên, các con số thống kê chính thức từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tổng quan tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2010 cho thấy nền kinh tế đã và đang phục hồi khá nhanh. Tất cả các ngành, các lĩnh vực đều đạt tốc độ tăng trưởng cao hơn tốc độ tăng cùng kỳ năm trước. Dù vậy, khó khăn lớn nhất của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay vẫn là tiêu thụ và nhập siêu. Chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt là xuất khẩu vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn.

Một khó khăn khác là nguy cơ lạm phát. Mặc dù theo dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, mức lạm phát không còn đáng lo, nhưng vẫn có thể cao lên

vào những tháng cuối năm nay và đầu năm sau, khi có sự tác động của nhiều yếu tố cùng lúc. Mục tiêu của Chính phủ Việt Nam năm nay là kiểm soát lạm phát ở mức 8%.

Từ những thực tế trên cho thấy, Công ty cần phải có những biện pháp tích cực hơn mới có thể phát triển trong nền kinh tế đầy thử thách như hiện nay. Tuy vậy, nền kinh tế trong nước và thế giới cũng đang phục hồi trở lại là một trong những cơ hội cần phải nắm bắt để vực dậy và phát triển hoạt động kinh doanh của Công ty trong tương lai.

4.6.1.2 Chính trị - pháp luật

Tình hình chính trị ở nước ta khá ổn định so với các nước khác trong khu vực. Với một Đảng cầm quyền, giảm thiểu được sự tranh giành quyền lực, các cuộc lật đổ chính quyền, mất ổn định chính trị. Việt Nam đã và đang tạo được sự tin cậy trong mối quan hệ ngoại giao với các nước trên thế giới. Đây được xem là một lợi thế của nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Bên cạnh đó, để phát triển nền kinh tế trong nước, khuyến khích xuất khẩu, nên luật thuế trong nước áp dụng thuế suất 0% đối với các mặt hàng xuất khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu phát triển.

Hơn nữa, từ khi gia nhập WTO đến nay, chính phủ nước ta đang dần cải cách các thủ tục hành chính nhất là trong hoạt động xuất nhập khẩu, để phù hợp với xu thế hội nhập hiện nay. Tóm lại, tuy là một nước đang phát triển nhưng Việt Nam đang ngày càng hòa nhập hơn vào nền kinh tế toàn cầu. Với chủ trương “Việt Nam muốn là bạn và đối tác tin cậy với tất cả các quốc gia trong cộng đồng quốc tế”.

Đây là một trong những điều kiện thuận lợi tạo cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu vươn xa hơn trong thị trường thế giới.

4.6.1.3 Tỷ giá hối đoái

Tỷ giá hối đoái được xem là một nhân tố quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu. Nó không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu về của từng doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà còn tác động đến cán cân thương mại của cả

nước. Do đó, nó là một trong những công cụ giúp nhà nước thực hiện các chính sách điều hành xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong việc điều hành tỷ giá ở Việt Nam, nhà nước ta chủ trương để tỷ giá biến động theo cơ chế thị trường, có sự điều tiết của nhà nước. Với chủ trương, tạo điều kiện để nền kinh tế Việt Nam ngày càng thích nghi với mức độ mở cửa, hội nhập với nền kinh tế thế giới. Do đó, tỷ giá ngoại tệ ở nước ta còn chịu ảnh hưởng nhiều từ nguồn cung cầu ngoại tệ trong nước.

Các giao dịch của công ty chủ yếu dùng USD làm đồng tiền trung gian, nên tỷ giá USD/VNĐ có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận thu được của công ty hằng năm. Tình hình tỷ giá USD/VNĐ liên tục biến động trong giai đoạn từ năm 2007 đến nay, đã gây tác động ít nhiều đến hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua. Nhưng nhìn chung tỷ giá trong giai đoạn này có xu hướng tăng và đã tăng khá mạnh trong 2 năm 2008 và 2009. Đến 6 tháng đầu năm 2010, đồng Việt Nam lại tiếp tục mất giá thêm 10% so với cuối năm 2009, góp phần nâng cao tỷ giá trong thời gian này.

Thêm vào đó, chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, cán cân thương mại trong nước vẫn nhập siêu trong thời gian qua. Chính phủ đang có định hướng hạ giá VNĐ thấp hơn trong tương lai để khuyến khích xuất khẩu trong cuối năm 2010. Sẽ tạo cơ hội để công ty thu về lợi nhuận cao hơn nhờ chênh lệch tỷ giá.

4.6.1.4 Đối thủ cạnh tranh trong nước

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 205 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu gạo. Trong đó có 113 doanh nghiệp đã tham gia vào Hiệp hội Lương thực Việt Nam. Riêng ở thành phố Cần Thơ có trên 12 doanh nghiệp xuất khẩu gạo, các đơn vị dẫn đầu về số lượng xuất khẩu là Công ty Gentraco, Công ty lương thực Sông Hậu, Công ty cổ phần Thốt Nốt, Nông trường Sông Hậu, Nông trường Cờ Đỏ… Một số thông tin tiêu biểu về hai Công ty đứng đầu Cần Thơ như sau:

- Công ty Gentraco xuất khẩu gạo hằng năm trung bình đạt từ 250.000 – 300.000 tấn. Hiện nay, Gentraco có 11 dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu với tổng công suất 1.500 tấn gạo/ngày. Ngoài ra, Công ty này cũng đã xây

dựng và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 và hệ thống an toàn vệ sinh thực phẩm (HACCP). Với những kết quả đạt được, Gentraco luôn đứng trong tốp 10 doanh nghiệp xuất khẩu gạo lớn nhất cả nước.

- Công ty lương thực Sông Hậu là thành viên của Tổng công ty Lương thực miền Nam, sản lượng gạo bán ra đạt 200.000 tấn/năm. Với hệ thống máy đánh bóng gạo xuất khẩu đạt tiêu chuẩn, tổng công suất đạt 900 tấn gạo/ngày. Đặc biệt công ty có khả năng cung cấp các loại gạo thơm đặc sản như Hương Cần, Thơm Tây Đô, Thơm Chợ Đào, Tài Nguyên… với số lượng lớn. Sản phẩm tạo được uy tín trên thị trường, đảm bảo các thông số kỹ thuật vệ chất lượng và chỉ tiêu an toàn lương thực.

Tuy nhiên, mỗi công ty có khách hàng truyền thống riêng biệt. Hơn nữa, công ty Mekonimex chỉ có mối quan hệ với các khách hàng quen thuộc, chủ yếu xuất khẩu gạo ra thị trường nước ngoài, khối lượng gạo bán trên thị trường nội địa còn thấp, và chủ yếu bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu nên ít gặp sự cạnh tranh trên thị trường nội địa.

Bên cạnh đó, là thành viên của Hiệp hội lương thực Việt Nam, các doanh nghiệp đều đoàn kết, để hướng đến thị trường xuất khẩu nước ngoài, giảm sự cạnh tranh không cần thiết ở thị trường trong nước. Góp phần đưa gạo Việt Nam phát triển hơn trên thị trường thế giới.

4.6.2 Môi trƣờng nƣớc ngoài

4.6.2.1 Thị trường xuất khẩu a. Thị trường Philippines

Philippines là một đối tác lớn thu mua gạo của công ty nhiều nhất trong các năm qua. Từ năm 2005 trở về trước, quốc gia này thu mua gạo chủ yếu bằng con đường ngoại giao, thông qua đàm phán cấp Chính phủ. Đến nay, việc mua bán đã chuyển sang hình thức đấu thầu tập trung, các doanh nghiệp ở mỗi nước sẽ được chính phủ chỉ định làm đầu mối dự thầu. Trung bình mỗi năm, Philippines nhập khẩu khoảng 2,5 – 3 triệu tấn gạo.

Giá gạo xuất khẩu theo các hợp đồng tập trung xuất sang thị trường Philippines, luôn cao hơn giá của thị trường gạo trên thế giới. Việc bán được

lượng gạo lớn, với giá cao cho nước này đã mang lại lợi ích không nhỏ cho Công ty trong nhiều năm qua.

Tuy nhiên, vào tháng 8 năm 2010 chính quyền của tân Tổng thống Benigno Aquino đã đưa ra kế hoạch tự túc lương thực bằng các giải pháp thúc đẩy sản xuất nội địa, giảm sự lệ thuộc vào nhập khẩu gạo của các quốc gia, và thay đổi chính sách nhập khẩu gạo. Chính phủ nước này sẽ hạn chế tối đa mua gạo bằng hình thức đấu thầu tập trung qua một vài công ty lương thực quốc gia như trước. Thay vào đó, giới thương nhân ở nước này, dự kiến sẽ được miễn thuế để tham gia mua gạo. Thực tế, chính sách này đã được áp dụng từ đầu năm 2010, một số thương nhân nước này đã vào các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long mua gạo trực tiếp của doanh nghiệp, số lượng lên đến trên 700 ngàn tấn. Do đó, thị trường trong nước sẽ cạnh tranh khắc nghiệt hơn khi có nhiều doanh nghiệp được tham gia xuất khẩu.

b. Thị trường Châu Phi

Khu vực Châu Phi được xem là thị trường xuất khẩu gạo tiềm năng của Công ty Mekonimex trong những năm gần đây. Trước đây, Châu Phi chủ yếu nhập khẩu gạo từ Ấn Độ. Nhưng trong tương lai tới đây, các nước châu Phi sẽ tăng cường nhập khẩu gạo từ các nhà cung cấp khác. Do kể từ năm 2009, Ấn Độ đã cố gắng giảm xuất khẩu gạo để phục vụ tiêu dùng trong nước sau khi nhiều cánh đồng lúa bị thiệt hại vì thời tiết xấu.

Tuy nhiên, theo bản tin của hãng tin IPS phát hành tại Liên hiệp quốc ngày 3/8/2010, các doanh nghiệp có thể bị thu hẹp thị trường tại châu Phi nếu tăng giá mặt hàng này. Vì các khách hàng mua gạo chủ yếu là những nước nghèo ở Châu Phi. Người dân châu lục này không có nhiều tiền nên họ sẽ tìm loại lương thực khác như kê hoặc sắn để thay thế nếu gạo trở nên quá đắt. Nếu giá gạo quá cao như năm 2007 và 2008, người tiêu dùng ở các nước này sẽ chuyển sang các loại lương thực giá rẻ hơn vì ở châu Phi còn nhiều loại lương thực khác có thể thay thế gạo. Vì thế chính sách giá sẽ ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển xuất khẩu gạo ở trị trường này.

Ngoài ra, để tránh phải nhập khẩu gạo với giá quá cao trong những năm qua, các nước châu Phi nhập khẩu gạo đã có các chương trình thúc đẩy sản xuất gạo, cũng như các loại cây lương thực thay thế ở trong nước để giảm sự phụ thuộc vào gạo nhập khẩu.

c. Các thị trường khác

Do chất lượng gạo không cao bằng Thái Lan nên nước ta thường có lợi thế hơn trong thị trường gạo cấp thấp. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã không còn nắm thế chi phối ở thị trường này nữa. Từ năm 2007 trở về trước, các quốc gia nghèo như châu Phi, Iraq, Cuba khi muốn mua gạo thì Việt Nam thường là nhà cung cấp được họ tìm đến đầu tiên, vì có nguồn gạo trắng cấp thấp lớn nhất, giá lại rẻ hơn so với các thị trường khác. Tuy nhiên, từ năm 2008 trở lại đây, Việt Nam đã không còn ở vị thế độc quyền ở phân khúc thị trường này nữa.

“Nhà nhập khẩu có thể lựa chọn mua gạo từ Pakistan, Mianmar, kể cả Thái Lan cũng bắt đầu bán gạo giá rẻ”, theo ông Lê Tuấn, chủ tịch hội đồng quản trị công ty cổ phần xuất nhập khẩu Vĩnh Long . Khi thị trường có thêm nhiều nhà cung cấp, sẽ tăng áp lực cạnh tranh, đây sẽ là một thử thách cho các doanh nghiệp nước ta nói chung và Công ty Mekonimex nói riêng.

Tương tự là trường hợp của Malaysia, hiện nước này chỉ sản xuất được 70% nhu cầu gạo trong nước, nên phải nhập thêm 30% từ thị trường nước ngoài. Trước năm 2007, trung bình quốc gia này nhập khẩu khoảng 200 – 500 ngàn tấn gạo, đa phần họ mua của Việt Nam theo hợp đồng cấp Chính phủ. Nhưng từ 2008 trở lại đây, số gạo này đã rơi vào doanh nghiệp Thái Lan, Pakistan, Mianmar, Ấn Độ, Trung Quốc.

Như vậy, sau nhiều năm bị phê phán là không có những nỗ lực đủ để thâm nhập thị trường gạo phẩm cấp cao, và phải bán gạo với giá thấp, nay Việt Nam lại phải đối mặt với nguy cơ bị cạnh tranh ở ngay phân khúc gạo cấp thấp của mình. Điều này sẽ gây khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam.

Bên cạnh đó, các nước nhập khẩu gạo hiện nay, đang có những biện pháp phát triển lúa gạo trong nước, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia để giảm sự lệ

thuộc vào gạo nhập khẩu. Đây được xem là nguy cơ giảm sút thị trường xuất

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình xuất khẩu gạo và giải pháp phát triển cho công ty cổ phần xuất nhập khẩu Cần thơ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)