3.2.1 Nhân sự và Cơ cấu tổ chức
3.2.1.1 Nhân sự:
Bảng 5 – TRÌNH ĐỘ NHÂN SỰ CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TRONG 6TH/2010
Trình độ Số lƣợng Tỷ lệ
Thạc sĩ 1 1%
Đại học 12 17%
Cao Đẳng 2 3%
Trung cấp chuyên nghiệp 26 38%
Trình độ khác 28 41%
Tổng cộng 69 100%
Nguồn: Phòng nhân sự, 2010
Hiện nay tổng số lao động của toàn công ty là 69 người. Trong đó nhân viên quản lý công ty là 14 người, số còn lại là các công nhân và lao động phổ thông ở các xí nghiệp. Số nhân viên có kinh nghiệm làm việc trên 10 năm chiếm
Hội Đồng Quản Trị
Ban Giám Đốc
Ban Kiểm Soát
Phòng Tổ Chức Hành Chính
Phòng Kế Toán
Phòng kinh doanh
Phân Xưởng CB Gạo An Bình
XN Chế Biến Gạo Thới Thạnh
Xí nghiệp SX kinh doanh bao bì Đại Hội Đồng Cổ Đông
Khu nhà kho
Các Xí nghiệp liên doanh (02 XN) 60% trong tổng số nhân viên, có đủ năng lực quản lý sản xuất và kinh doanh. Điểm mạnh ở đây là các nhân viên có tinh thần đoàn kết cao, tận tụy, gắn bó với công việc, trung thành với công ty. Tuy nhiên, Công ty đang thiếu nguồn nhân lực có chuyên môn cao.
3.2.1.2 Cơ cấu tổ chức:
Hình 4 – Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty Mekonimex năm 2010
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính, 2010
Đây là mô hình quản lý theo kiểu quan hệ trực tuyến – chức năng. Ban giám đốc công ty được sự giúp sức của các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng bộ phận ở các phòng ban chức năng và xí nghiệp. Các trưởng phòng, giám đốc xí nghiệp, trưởng bộ phận ở các đơn vị được quyền quyết định trong phạm vi tổ chức của mình.
Hình thức tổ chức theo mô hình này rất phù hợp với hoạt động kinh doanh của công ty. Vừa tăng cường trách nhiệm cá nhân của từng nhân viên, vừa tăng cường chuyên môn hóa công việc, giảm thiếu những trùng lắp nhân viên, giúp
tăng hiệu quả làm việc. Tuy nhiên, cơ cấu quản lý này cũng có nhược điểm là Ban Giám đốc phải thường xuyên giải quyết mối quan hệ giữa các bộ phận trong công ty. Do vậy quyết định cần phải có thời gian.
Nhiệm vụ cụ thể của các bộ phận trong công ty như sau:
Đại hội đồng cổ đông:
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất cả các cổ đông có quyền bỏ phiếu hoặc người được cổ đông ủy quyền.
Hội đồng quản trị:
Do Đại hội đồng cổ đông của công ty bầu ra. Là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh công ty. Gồm 5 người: chủ tịch, phó chủ tịch và 3 ủy viên.
Ban kiểm soát:
Cũng do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, gồm 3 thành viên. Thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động quản trị và điều hành sản xuất kinh doanh của công ty. Ban kiểm soát hoạt động độc lập với Hội đồng quản trị và Ban Giám đốc của công ty.
Ban giám đốc:
Gồm 1 Giám đốc và 2 Phó Giám đốc phụ trách, do Hội đồng quản trị bổ nhiệm. Giám đốc là người điều hành công ty, lãnh đạo trực tiếp các phòng ban, quyết định mọi hoạt động kinh doanh của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao. Hai Phó Giám đốc thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc phân công hoặc ủy quyền.
Phòng tổ chức hành chính:
Có nhiệm vụ theo dõi và quản lý toàn bộ vấn đề có liên quan đến nhân sự như: bố trí lao động, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công nhân viên, đề bạt hay kỷ luật, thực hiện quản lý công văn, thu nhận các văn bản, quy định, thông tư của cấp trên và nhà nước để tham mưu và chỉ đạo các phòng ban có trách nhiệm thi hành. Ngoài ra, phòng tổ chức hành chính còn tổ chức thực hiện các công tác tổ chức hành chính như: tổ chức bảo vệ công ty, bảo vệ an ninh chính trị…
Phòng kế toán:
- Có nhiệm vụ hạch toán kinh doanh xuất nhập khẩu, và sổ sách kế toán của công ty (thanh lý hợp đồng mua bán, các khoản nợ, phân tích hiệu quả kinh doanh, thực hiện nhiệm vụ nộp thuế đối với Nhà nước, theo dõi tỷ giá hối đoái…) quyết toán hàng quý, 6 tháng, 1 năm.
- Tổ chức công tác kế toán, kế hoạch thống kê của công ty, phân tích hoạt động kinh tế tài chính phục vụ cho công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch báo cáo nợ vay ngân hàng, vốn lưu động, vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm thiết bị vật tư hoặc kịp thời báo cáo lãi lỗ hàng tháng, kỳ trong xí nghiệp sản xuất kinh doanh và các nguồn khác nếu có. Thu chi đúng quy định của Nhà nước và các thông tư liên bộ.
- Đảm nhận công tác quản lý kiểm soát tài chính của công ty và ghi chép các hợp đồng tình hình sử dụng vốn, hạch toán công nợ của các đại lý, các đơn vị.
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu:
- Là bộ phận giúp việc cho Ban Giám đốc trong các hoạt động mua bán hàng hóa phục vụ cho xuất khẩu.
- Thực hiện các giao dịch kinh doanh với khách hàng nước ngoài, hoàn thiện bộ chứng từ xuất khẩu và theo dõi thanh toán của khách hàng nước ngoài.
- Xây dựng kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý, năm trình Ban Giám đốc xem xét…
Các bộ phận khác:
- Phân xưởng và xí nghiệp chế biến gạo chuyên thực hiện thu mua gạo từ các nơi trong thành phố Cần Thơ theo hình thức hợp đồng với người cung ứng, sau đó chế biến thành thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu.
- Xí nghiệp bao bì chuyên sản xuất bao bì đóng gói phục vụ cho công tác xuất khẩu và kinh doanh bao bì phục vụ cho khách hàng như: thùng carton các loại, bao bì phục vụ đóng gói.
Nhận xét: Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty tinh gọn, hoạt động khá linh hoạt và luôn hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Tuy nhiên, hiện nay công ty vẫn chưa có phòng kế hoạch và phòng maketing - hai phòng ban quan trọng có nhiệm vụ nghiên cứu và tham mưu cho giám đốc trong việc xây dựng thương hiệu, tiếp cận thị trường, tìm hiểu khách hàng và xây dựng kế hoạch, định hướng phát triển công ty trong tương lai… Các nhiệm vụ cơ bản của hai phòng ban này, hiện tại, được phòng kinh doanh đảm nhận. Do đó, các chức năng của hai phòng này không được chuyên sâu, ngoài ra còn ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhiệm vụ của phòng kinh doanh.
3.2.2 Tổ chức thu mua, chế biến và phân phối
3.2.2.1 Tổ chức thu mua – chế biến
Từ năm 2007 trở về trước, Công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm từ các kênh sau đó xuất khẩu theo hợp đồng, mà không đảm nhận khâu chế biến gạo. Khu vực thu mua bao gồm các quận, huyện trong thành phố và các tỉnh lân cận như Tiền Giang, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long. Do thu mua từ nhiều kênh khác nhau nên chất lượng gạo không đều, giá xuất khẩu thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước. Ngoài ra, còn phải chịu sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo thành phẩm của thị trường.
Để khắc phục các nhược điểm này, Công ty đã quyết định xây dựng hai nhà máy chế biến gạo với dây chuyền lau bóng gạo đạt công suất 8 tấn/giờ, trị giá 5 tỉ 850 triệu đồng trong năm 2007. Đó là, xí nghiệp Thới Thạnh và phân xưởng An Bình. Đến năm 2008, hai phân xưởng này bắt đầu đi vào hoạt động. Từ đó đến nay, Công ty chủ yếu thu mua gạo nguyên liệu qua hai xí nghiệp này để chế biến. Nguồn cung cấp là các bạn hàng xáo trong thành phố, và không còn thu mua từ các tỉnh lân cận nữa.
Hiện nay, Công ty chỉ thu mua gạo thành phẩm khi khối lượng hợp đồng xuất khẩu quá lớn, hai xí nghiệp trực thuộc không đủ cung cấp. Dự kiến trong năm 2011, Công ty sẽ bắt đầu xây dựng thêm 2 nhà máy xay xát, thu mua lúa trực tiếp từ nông dân, và một nhà máy chế biến gạo, để tăng sản lượng gạo đầu ra phục vụ xuất khẩu. Ngoài ra trong tương lai, Công ty cũng sẽ không thu mua gạo
thành phẩm từ các kênh, và đẩy mạnh thu mua lúa trực tiếp từ nông dân nhằm giảm chí phí thu mua, giúp tăng lợi nhuận.
Việc này rất có lợi cho sự phát triển của công ty trong tương lai. Vừa giảm sự lệ thuộc vào nguồn cung gạo thành phẩm trên thị trường, vừa tạo ra được sản phẩm có chất lượng cao, đồng đều, theo đúng yêu cầu từ phía khách hàng. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh của công ty trên thương trường trong nước cũng như quốc tế.
Việc tiến hành thu mua của công ty rất linh hoạt, thường là sau các vụ thu hoạch lúa hằng năm, hoặc theo tình hình của thị trường và hợp đồng xuất khẩu.
Gạo nguyên liệu được mua là gạo xô, đã được bóc bỏ. Sau đó, sẽ được đưa vào máy lau bóng để sản xuất ra gạo thành phẩm. Quy trình chế biến theo sơ đồ sau:
Hình 5 – Quy trình chế biến gạo của Công ty Mekonimex
Nguồn: Phòng kinh doanh
Gạo nguyên liệu
Tấm
Máy lau bóng gạo
Gạo thành phẩm Cám
Đóng gói
3.2.2.1 Phân phối
Công ty phân phối gạo qua hai hình thức: ủy thác xuất khẩu và xuất khẩu trực tiếp.
- Xuất khẩu ủy thác: được thực hiện theo sự chỉ đạo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam thông qua các hợp đồng đấu thầu cấp chính phủ, giảm được sự cạnh tranh trong nước. Tuy giá cả tương đối cao và đầu ra ổn định nhưng phải chịu sự lệ thuộc vào hoạt động của Hiệp hội.
- Xuất khẩu trực tiếp: cho các doanh nghiệp tư nhân nước ngoài, giá cả phải cạnh tranh nên thông thường không cao bằng xuất khẩu theo hình thức ủy thác. Tuy nhiên, xuất khẩu với hình thức này, tạo được sự độc lập trong hoạt động kinh doanh, không lệ thuộc vào các tổ chức hay doanh nghiệp khác trong Hiệp hội.
Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tư nhân, hay chính phủ các nước sau khi mua gạo từ Công ty sẽ phân phối lại cho các doanh nghiệp ở thị trường nước ngoài, rồi mới đến tay người tiêu dùng. Do đó, Công ty chỉ tạo được uy tín đối với các nhà xuất nhập khẩu. Thương hiệu của công ty vẫn chưa được người tiêu dùng ở thị trường nước ngoài biết đến.
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Mekonimex trong giai đoạn 2007 – 6th đoạn 2007 – 6th
/2010
Bảng 6 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MEKONIMEX QUA 3 NĂM 2007 – 2009 Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch 2008/2007 Chênh lệch 2009/2008 +/- % +/- %
Doanh thu về bán hàng và cung cấp
dịch vụ 162.419 307.708 196.329 145.289 90 (111.379) (36)
Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 162.419 307.708 196.329 145.289 90 (111.379) (36)
Giá vốn hàng bán 153.026 247.857 185.622 94.831 62 (62.235) (25)
Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 9.393 59.851 10.707 50.457 537 (49.144) (82)
Doanh thu từ đoạt động tài chính 4.730 12.275 10.284 7.544 160 (1.991) (16)
Chi phí tài chính 1.514 4.956 2.221 3.442 227 (2.736) (55)
- Trong đó: Chi phí lãi vay 843 3.912 1.999 3.070 364 (1.913) (49)
Chi phí bán hàng 4.331 7.124 4.073 2.793 65 (3.052) (43)
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.802 12.349 5.511 8.547 225 (6.838) (55)
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh 4.476 47.696 9.187 43.219 966 (38.509) (81)
Thu nhập khác 823 2.246 22 1.423 173 (2.224) (99)
Chi phí khác 80 239 181 159 199 (58) (24)
Lợi nhuận khác 743 2.007 (159) 1.264 170 (2.166) (108)
Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 5.220 49.703 8.868 44.483 852 (40.835) (82)
Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 1.053 12.378 2.071 11.326 1.076 (10.307) (83) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh
nghiệp 4.167 37.325 6.797 33.158 796 (30.528) (82)
Doanh thu
Nhìn chung, doanh thu của công ty qua ba năm có xu hướng tăng, đạt trên 162 tỷ năm 2007 đã tăng lên 196 tỷ năm 2009.
Đặc biệt có sự tăng vọt trong năm 2008, với doanh thu đạt gần 308 tỷ, tăng 90% so với năm 2007. Tổng doanh thu tăng trước hết là doanh thu của hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo tăng cao trong thời gian này.
Đến năm 2009, doanh thu của hoạt động xuất khẩu giảm mạnh trở lại nên tổng doanh thu cũng bị ảnh hưởng và giảm 36% so với năm 2008. Song giá cả các mặt hàng kinh doanh của công ty vẫn cao hơn năm 2007, nên doanh thu trong năm này vẫn cao hơn 162 tỷ đồng của năm 2007.
Lợi nhuận trước thuế
Do ảnh hưởng từ khủng hoảng của kinh tế thế giới mà lợi nhuận công ty thu được trong thời gian này cũng bị ảnh hưởng. Năm 2007, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt trên 5 tỷ đồng.
Sang đến năm 2008, tuy tình hình kinh tế vẫn chưa phục hồi nhưng do ảnh hưởng từ sự khan hiếm lương thực toàn cầu, mà giá thu mua lúa gạo trên thế giới tăng cao đột biến so với năm 2007. Đem về lợi nhuận khá cao cho công ty trong năm đạt gần 50 tỷ đồng, tăng 8,5 lần so với năm trước.
Đến năm 2009, tình hình giá cả ổn định trở lại, trong khi tình hình khủng hoảng kinh tế vẫn chưa phục hồi nên lợi nhuận trước thuế thu được vẫn thấp chỉ đạt gần 9tỷ đồng, nhưng vẫn cao hơn so với năm 2007.
3.3.2 Kết quả hoạt động kinh doanh trong 6 tháng đầu năm 2010
Bảng 7 – KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TRONG 6th/2009 và 6th/2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Chỉ tiêu 6th/2009 6th/2010 Chênh lệch
+/- %
Doanh thu về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 129.267 90.720 (38.546) (30)
Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp dịch vụ 129.267 90.720 (38.546) (30)
Giá vốn hàng bán 122.006 84.060 (37.946) (31) Lợi nhuận gộp về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 7.261 6.660 (601) (8)
Doanh thu từ đoạt động tài
chính 6.513 9.803 3.290 51
Chi phí tài chính 1.407 1.553 147 10
- Trong đó: Chi phí lãi vay 1.266 1.426 160 13
Chi phí bán hàng 2.579 2.231 (348) (14)
Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.490 3.353 (137) (4) Lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh 6.298 9.326 3.028 48
Thu nhập khác 14 3.314 3.301 24.239
Chi phí khác 115 118 3 3
Lợi nhuận khác (101) 3.196 3.297 3.267
Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 6.197 12.522 6.324 102
Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp 1.312 2.755 1.443 110
Lợi nhuận sau thuế thu nhập
doanh nghiệp 4.886 9.767 4.881 100
Nguồn: Phòng kế toán, 2010
Trong sáu tháng đầu năm 2010, tình hình xuất khẩu gạo của Công ty vẫn không khả quan, sản lượng xuất khẩu trong thời gian này giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang bước vào giai đoạn cuối trong việc cổ phần hóa. Nên phần nào ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ đã giảm 30% so với cùng kỳ năm 2009, lợi nhuận gộp cũng giảm 8%. Tuy nhiên, thu nhập từ các hoạt động khác của công ty đều tăng sau đợt khủng hoảng vừa qua, đã kéo lợi nhuận sau thuế của công ty tăng lên 102% so với cùng kỳ năm trước.
Chƣơng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU GẠO CỦA CÔNG TY TỪ NĂM 2007 ĐẾN 6/2010
4.1 Phân tích tình hình thu mua
4.1.1 Tình hình thu mua gạo thành phẩm
4.1.1.1 Sản lƣợng thu mua
a. Biến động sản lượng
Trong giai đoạn 2007 – 6th/2010, chiếm tỷ trọng lớn trong đơn đặt hàng của Công ty là các mặt hàng gạo 5% tấm, 15% tấm, và 25% tấm. Các mặt hàng còn lại như gạo 10%, gạo thơm… chỉ chiếm khoảng 2% tỷ trọng. Nên ở đây chỉ xét 3 mặt hàng chính của Công ty, tình hình cụ thể như sau:
Bảng 8 – SẢN LƢỢNG GẠO THÀNH PHẨM THU MUA THEO TỪNG MẶT HÀNG CỦA CÔNG TY MEKONIMEX TỪ NĂM 2007 – 6TH
/2010