Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 68 - 71)

VIỆT NAMVÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 3.1 Thực trạng

3.2xuất giải pháp

Pháp luật Việt Nam đã quy định khá sớm vai trò của trọng tài trong giải quyết tranh chấp. Không thể phủ nhận cơ chế giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài với những ưu điểm: thủ tục đơn giản, cơ chế linh hoạt, tiết kiệm thời gian,bảo đảm tính bí mật… Tuy nhiên, xung quanh cơ chế giải quyết tranh chấp bằng trọng tài và tính hiệu lực của phán quyết trọng tài đặc biệt phán quyết của trọng tài nước ngoài tại Việt Nam vẫn còn nhiều điểm cần khắc phục và đưa ra những giải pháp hoàn thiện, để những quy định của pháp luật đồng bộ hơn, phù hợp hơn, và sát với thực tiễn trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Tạo tâm lí an tâm cho những nhà đầu tư vào nước ta đồng thời làm cho mối quan hệ ngoại giao giữa nước ta và các nước hữu quan ngày càng được củng cố vững mạnh.

Một số vấn đề mà niên luận đề xuất:

Thứ nhất: đối với Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992( sửa đổi bổ sung 2001). Trong Hiến pháp chưa có một điều luật cụ thể nào quy định về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và các nguồn quốc nội của pháp luật Việt Nam. Hiến pháp chưa quy định trọng tài như một thực thể trong hệ thống cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài.Việt Nam là Nhà nước pháp quyền nên Hiến pháp là văn bản pháp luật cao nhất nên mọi cá nhân, cơ quan ,tổ chức đều phải tuân theo Hiến pháp .Vì thế, để giúp các cơ quan, tổ chức, công dân, người nước ngoài áp dụng pháp luật một cách phù hợp,và không nhầm lẫn, quy định thêm trong Hiến pháp về mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và pháp luật quốc gia là cần thiết, song sẽ tốt hơn nếu chúng ta giải quyết rõ vấn đề này trong Hiến pháp thì sẽ không gây chồng chéo ,và nhầm lẫn về giá trị pháp lý của văn bản pháp luật trong nước và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết và gia nhập.

- Trong hệ thống cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam trong Hiến pháp chỉ có Tòa án,nhưng thực tế trọng tài cũng là phương thức giải quyết tranh chấp hết sức ưu viêc.Những sửa đổi bổ sung như vậy, không chỉ có ý nghĩa với trọng tài trong nước mà còn có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam.trong một khoản thời gian khá dài.

Thứ hai: quyết định của trọng tài nước ngoài muốn được công nhận và thi hành tại Việt Nam trước hết phải trãi các trình tự thủ tục cần thiết mới được toàn án có thẩm quyền của Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành thì quyết định

đó mới được thi hành trên thực như quyết định của trọng tài nươc ngoài nơi mà nó được tuyên. Tuy nhiên ,sau khi tòa án có thẩm quyền xem xét và cho thi hành thì việc thi hành quyết định đó trên thực phải do cơ quan thi hành án thực hiện .Để hoàn thiên pháp luật trong lĩnh vực này cần có những quy định đảm bảo các thủ tục gọn nhẹ, thuận hiện hơn cho các đương sự khi tiến hành công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài để tiết kiệm thời gian, tiền bạc và nhân lực cũng như giải quyết nhanh lẹ cho các bên tranh chấp để họ tin tưởng vào pháp luật Việt Nam, là hệ thống pháp luật thông thoáng, đồng bộ, và hiệu quả nhanh chóng phù hợp với xu thế hội nhập của thế giới trong hoạt động kinh doanh thương mại. Vì vậy, nên tạo cơ chế một cửa thông thoáng và đồng bộ trong các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam. Hiên nay, liên quan đến hoạt động công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam có sự tham gia của rất nhiều cơ quan Nhà nước như: Bộ tư pháp, tòa án nhân dân, cơ quan thi hành án.

Thứ ba: việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, thường liên quan đến pháp luật và ngôn ngữ nước ngoài. Đôi khi hội đồng xem xét việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài không đủ khẳ năng giải quyết, do không đủ kiến thức pháp lý để giải thích pháp luật nước ngoài cũng như trong vấn đề ngôn ngữ. Khi đó các bên có thể mời phiên dich và giám định. Tuy nhiên, việc giám định và phiên dich đó không có một nguyên tắc nào quy định nếu như việc phiên dịch và giám định đó có nhiều ý kiến khác nhau thì sẽ giải quyết thế nào. Điều này thi trong BLTTDS 2004 không có ghi nhận. Thiết nghĩ,nếu quy định một cách cụ thể và rõ ràng hơn thì việc xem xét cộng nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam được nhanh chóng và chuẩn xác hơn.

Thứ tư: cần nâng cao kiến thức pháp lý cho tòa án trong hoạt động xem xét công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài để tránh tình trạng một vấn đề mà hai cấp xét xử phải giải quyết để tiết kiệm thời gian, công sức của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thư năm: để phán quyết của trọng tà nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam, tránh tình trạng quyết định trọng tài bị hủy. Chúng ta cần rà soát lại hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về vấn đề này và các hệ thông pháp luật của Việt Nam có liên quan đến vấn đề này để thấy những quy định chưa chưa hoàn chỉnh, hiệu lực chưa cao, chồng chéo lên nhau, để kịp thời sửa đổi và bổ sung làm cho pháp luật Việt Nam ngày càng hoàn thiện hơn và phù hợp với các điều ước quốc tế cũng như những thông lệ quốc tế về vấn đề này. Để trọng tài là phương thức giải quyêt tranh chấp mà các nhà kinh doanh trong và ngoài nước lựa chọn đầu tiên để bảo vệ quyền lợi của họ.Tạo mối quan hệ giao lưu hợp tác giữa các quốc gia ngày càng tốt hơn.

KẾT LUẬN

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ của Việt Nam hiện nay cùng với những thách thức và những rủi ro tiềm ẩn của môi trường kinh tế sôi động của thế thới giới. Đặc biệt Việt Nam đã là thành viên của WTO các mối quan hệ đối ngoại ngày càng được mở rộng và nâng cao.Tuy nhiên, trong quá trình đó không tránh khỏi những tranh chấp và va chạm. Vì vậy, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nói riêng là việc cần thiết và đóng vai trò quan trọng hiên nay. Tạo hành lang pháp lý và thông thoáng, minh bạch, công bằng và phù hợp với các công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết hoặc gia nhập. Trong đó vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một trong những điều kiện tăng cường quan hệ mua bán với các trên thế giới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Hoàn thiện những quy định của pháp luật về công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam góp phần tạo niềm tin của tất cả các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tìm đến trọng tài như một phương thức giải quyết tranh chấp đầu tiên và tối ưu nhất bảo vệ tối đa quyền lợi của họ. Đồng thời bảo vệ và lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân trong nước cũng như nước ngoài trong hoạt động thương mại quốc tế. Bên cạnh đó, góp phần thực hiện chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay, với phương châm Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới trên nguyên tắc hòa bình, hợp tác, hữu nghị và phát triển.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 68 - 71)