Những thuận lợi và khó khăn khi công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 67 - 68)

VIỆT NAMVÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT 3.1 Thực trạng

3.1.2Những thuận lợi và khó khăn khi công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

trọng tài nước ngoài tại Việt Nam

Qua thực tiễn hoạt đông công nhận và thi hành quyết định của trọng tà nước ngoài tại Việt Nam cho thấy rằng quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam có những thuậ lợi và những khó khăn nhất định:

- Thuận lợi:

*Việt Nam đã gia nhập công ước Niu York 1958 tạo điều kiên thuận lợi cho vấn đề công nhận quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt nam và ngược lại.

*Bên cạnh điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia thì việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài thi việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài còn dựa vào nguyên tắc có đi có lại giữa nước ta và các quốc gia khac trong quan hệ quốc tế,giao lưu trong hoạt đọng thương mại.

*Hệ thống pháp luật trong nước quy định về việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Viêt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà Việt nam là thành viên, tạo điều kiên thuận lợi cho cơ quan có thẩm quyền trong hoạt động xét xử trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài.

- Khó Khăn:

* Pháp luật nước ta tuy có quy định về việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài cùng với quy định cơ quan có thẩm quyền xem xét về vấn đề này. Tuy nhiên, hiện nay về thực tiễn áp dụng của tòa án thì có nhiều trường hợp áp dụng pháp luật mà diện dẫn không chính xác quy định của pháp

luật trong văn bản. Do trình độ chuyên môn của cơ quan có thẩm quyền còn yếu kém hay quy đinh của pháp luật chưa rõ ràng và thống nhất.

* Đội ngũ cán bộ trong hoạt động tòa án còn hạn chế về kiên thức áp dụng pháp luật trong vấn đề công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài tại Việt Nam .

* Do pháp luật của các quốc gia khac nhau nên vấn đề giải thích pháp luật gặp nhiều khó khăn.Việc diện dẫn căn cứ pháp luật của tòa án còn nhiều lung túng và bất cập.

* Chưa giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa điều ước quốc tế và văn bản pháp luật quốc gia.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 67 - 68)