Điều ước quốc tế

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 51 - 52)

TẠI VIỆT NAM

2.1.2Điều ước quốc tế

Trong quan hệ kinh tế đối ngoại Việt Nam đã tham tham gia ký kết hoặc gia nhập nhiều điều ước song phương và đa phương liên quan đến vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài. Năm 1995, Việt Nam gia nhập điều ước New York năm 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Trước khi công ước New York năm 1958 ra đời, mặc dù các quốc gia đã ký kết và gia nhập các điều ước đa phương (Nghị định thư về các điều khoản trọng tài 1923, công ước Giơ-ne-vơ về thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài 1927). Song việc thực hiện các quyết định của trọng tài nước ngoài chủ yếu được tiến hành trên cơ sở các điều ước song phương hoặc các nguồn khác của pháp luật quốc gia đó. Công ước New York hiện nay đã được trên 100 quốc gia phê chuẩn gia nhập trong đó có Viêt Nam. Về mối quan hệ giữa công ước New York với các điều ước quốc tế khác, khoản 1 Điều 7 công ước New York quy định: “Vấn đề chuyển hóa công ươc New York vào pháp luật quốc gia do các quốc gia quyết định”. Trên thực tế việc chuyển hóa này thường được tiến hành theo hai cách: ban hành văn bản quốc gia có nội dung phù hợp với công ước; diện dẫn áp dụng các quy định của Công ước theo pháp luật quốc gia. Công ước còn quy định nếu đã là thành viên của công ước này thì không bị ràng buộc hiệu lực đối với Nghị định thư về các điều khoản trọng tài 1923,công ước Giơ-ne-vơ về thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài 1927 ,khoản 5 Điều 7 Công ươc New York quy định: “Nghị định thư Giơnevơ năm 1923 về Các Điều khoản Trọng tài

và Công ước Giơnevơ năm 1927 về Thi hành các Quyết định trọng tài Nước ngoài sẽ ngừng có hiệu lực giữa các Quốc gia thành viên khi và trong phạm vi các Quốc gia thành viên bị ràng buộc bởi Công ước này”.

Công ước điều chỉnh các vấn đề sau: xác định khái niệm của trọng tài thuộc dạng điều chỉnh của công ước, vấn đề liên quan đến thỏa thuận trọng tài, vấn đề áp dụng pháp luật tố tụng trong việc công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài; thủ tục yêu cầu công nhận và thi hành; các điều kiện công nhận và thi hành quyết định; mối quan hệ giữa Công ước và các điều ước quốc tế khác, với pháp luật quốc gia về công nhận và thi hành quyết định trọng tài. Việt nam tham gia công ươc này vơi vai trò quan trọng trong việc bảo đảm cho các quyết định của trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành tại Việt Nam và đảm bảo cho quyết định của trọng tài Việt Nam được công nhận và thi hành ở nước ngoài.

Ngoài ra các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, các hiệp định có liên quan đến giải quyết tranh chấp giữa các nhà đầu tư với một bên ký kết (trong đó có Việt Nam). Các hiệp định này không đề cặp cụ thể việc công nhận và thi hành tại các nước ký kết quyết định của trọng tài, nhưng qua cách quy định của các hiệp định đó, có một số hiệp định viện dẫn tới việc các quy tắc áp dụng các

quy tắc trọng tài của Ủy ban liên hiệp quốc về Luật thương mại quôc tế 1976 (với cộng hòa I-ta-li-a với mục b khoản 2 Điều 9, Vương quốc Ma-lai-xi-a với khoản 2 Điều 7, cộng hòa Pháp khoản 2 Điều 8, Xinh-ga-po khoản 2 Điều 13).

Bên cạnh đó, trong các hiệp định tương trợ tư pháp, chỉ có một số hiệp định đề cặp đến vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài. Đó là hiệp định song phương với Tiệp Khắc, Bun-ga-ri, Nga, Trung Quốc, U-crai-na, Lào và Mông Cổ…Khác với Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, hiệp định tương trợ tư pháp điều chỉnh một cách chi tiêt hơn và có đối tượng rộng hơn (không chỉ là trọng tài đầu tư,mà là các quyết định trọng tài nói chung). Các quy định này có ý nghĩa trong việc xác định thực trạng của pháp luật Việt Nam về vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

Một phần của tài liệu VẤN ĐỀ CÔNG NHẬN VÀ CHO THI HÀNH QUYẾT ĐỊNH CỦA TRỌNG TÀI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM (Trang 51 - 52)