TẠI VIỆT NAM
2.2 Các nguyên tắc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoà
2.1.3 Tập quán quốc tế
Trong quan hệ quốc tế của Viêt Nam với các nước trên thế giới từ xưa cho đến hiện tại thì luôn coi trọng thông lệ quốc tế, nếu trọng quan hệ quốc tế giữa Việt Nam và các nước có đề cập đến vấn đề áp dụng tập quán quốc tế thì Việt Nam sẽ áp dụng nếu việc áp dụng đó không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật quốc gia.
Với sự mở cửa của Việt Nam, Tòa án nước ta còn có thể phải giải quyết nhiều quan hệ có yếu tố nước ngoài và vấn đề áp dụng tập quán có thể xảy ra. Theo Bộ luật dân sự, "trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán
quốc tế”. Trong buôn bán giao thương quốc tế nếu các bên không chọn pháp luật
và pháp luật quốc gia không có quy định thì các cơ quan giải quyết tranh chấp có thể áp dụng tập quán quốc tế để giải quyết.
2.2 Các nguyên tắc công nhận và thi hành quyết định của Trọng tài nước ngoài ngoài
Công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài là một vấn đề quan trọng trong tố tụng dân sự, theo đó quyết định của trọng tài nước ngoài có thể được xem xét cho thi hành ở một nước khác. Trong bối cảnh quan hệ quốc tế ngày nay được mở rộng thì vấn đề công nhận và thi hành là vấn đề cần được quan tâm. Để tránh sự tùy tiện trong vấn đề công nhận và thi hành của trọng tài nước ngoài và để đảm bảo quyền lợi cho các bên tranh chấp, trên cơ sở chủ quyền của quốc gia việc công nhân và thi hành của trọng tài nước ngoài phải theo một số nguyên tắc nhất định.
Theo pháp luật Viêt Nam vấn đề công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài được quy đinh trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004. Trong đó tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài theo một số nguyên tắc sau: Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của Trọng tài nước ngoài trong trường hợp quyết định được tuyên tại nước hoặc của Trọng tài của nước mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề này,tòa án Việt Nam chỉ cho công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài phù hợp với quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã
ký kết hoặc gia nhập (Công ước New York 1958 về công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài).Tôn trọng các cam kết quốc tế là trong những nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế.Theo đó tất cả các thành viên của điều ước quốc tế phải tự nguyện tuân thủ những điều đã cam kết. Trong quan hệ quốc tế Việt Nam rất tôn trọng nguyên tắc này. Để thể hiện thiện chí tuân thủ nguyên tắc tôn trọng cam kết quốc tế, pháp luật Việt Nam quy định: trong trường hợp có sự khác nhau giữa pháp luật trong nước và điều ước quốc tê thì áp dụng điều ước quốc tế (theo khoản 3, Điều 2, BLTTDS 2004).
Căn cứ vào khoản 2, Điều 343, BLTTDS 2004 thì tòa án của Viêt Nam chỉ xem xét công nhận và chi thi hành tại Việt Nam của trọng tài nước ngoài trong các trường hơp:
+ Quyết định của trọng tài được tuyên tại các nước là thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia ký kết hoặc gia nhập. Trong trường hợp này dấu hiệu nơi trọng tài tuyên được coi là dấu hiệu để xác định thẩm quyền của tòa án Việt Nam trong việc xem xét công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Khi thỏa thuận trọng tài các bên có thể lựa chọn các loại trọng tài (Trọng tài thường trực, trọng tài vụ việc), đồng thời có thể thỏa thuận nơi trọng tài sẽ tiên hành xét xử, thỏa thuận này là rất quan trọng vì nó liên quan đến phạm vi mà quyết định của trọng tài có thể được công nhận và thi hành ở nước khác. Vì vậy, trong trường hợp này nếu nơi tiến hành xét xử là nước thuộc thành viên của điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc gia nhập thì phán quyết của trọng tài có thể được tòa án có thẩm quyền của Việt Nam công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
- Quyết định của Trọng tài nước ngoài cũng có thể được Toà án Việt Nam xem xét công nhận và cho thi hành tại Việt Nam trên cơ sở có đi có lại mà không đòi hỏi Việt Nam và nước đó phải ký kết hoặc gia nhập điều ước quốc tế về vấn đề đó: nguyên tắ này được áp dụng trong nhiều lĩnh vực của sự hợp tác quốc tế, đặc biệt trong việc đối xử với các cá nhân và pháp nhân nướ ngoài. Việc quy đinh nguyên tắc có đi có lại trong lĩnh vực công nhận và thi hành quyết định trọng tài nước ngoài thực chất là áp dụng nguyên tắc có đi có lại trong việc đối xử với cá nhân và pháp nhân nước ngoài trong lĩnh vực dân sự theo nghĩa rộng. Thông thường, khi các quôc gia cam kết điều ước quốc tế vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài của nhau thì khi đó vấn đề công nhận và thi hành các quyết định đó là nghĩa vụ của các quốc gia thành viên. Quy định của BLTTDS về nguyên tắc đó để nhằm thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam theo cách thức chuyển hóa các quy định của luật quốc tế vào pháp luật quốc gia. Trong vấn đề này, việc áp dụng nguyên tắc có đi có lại đối với quốc gia mà Việt Nam chưa ký kết và gia nhập các điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng nhất. Đây là cơ sở để chúng ta bảo vệ lợi ích chính đáng của cá nhân và pháp nhân Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các cá nhân và pháp nhân nước ngoài. Bởi vì chính sách này sẽ tạo nhiều cơ hội để quyết định của trọng tài Việt Nam được công nhận và thi hành ở nước ngoài. Pháp luật của một quốc gia nào cũng ghi nhận nguyên tắc có đi có lại, như vậy thì điều đó có nghĩa là mặc dù Việt Nam và quốc gia đó không kí kết và gia nhập điều ước về vấn đề công nhận và thi hành quyết định trọng tài của nhau thì quyết định của trọng tài Việt Nam sẽ được công nhận và thi hành ở quốc gia đó và ngược lại. Điều này sẽ góp phần nâng cao uy tín của trọng tài Việt
Nam và tạo điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác quốc tế giữa cá nhân và pháp nhân nước ta với cá nhân và pháp nhân nước ngoài.
- Nguyên tắc thông qua quyết định của tòa án để công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, đây là nguyên tắc thừa nhận chung trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài. Nguyên tắc này được áp dụng rộng rãi trong việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài bởi vì việc công nhận và thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài mang tính chất phức tạp và do pháp luật của mỗi nước khác nhau, muốn cho một phán quyết của trọng tài nước ngoài được tuyên ở Việt Nam thì phải thông qua tòa án có thẩm quyền của Việt Nam xem xét xem quyết định đó có phù hợp với pháp luật quốc gia và các điều ước quốc tế có liên quan, cũng như các hinh thức trọng tài mà các bên đã lựa chọn có được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
- Quyết định của Trọng tài nước ngoài chỉ được thi hành tại Việt Nam sau khi được Toà án Việt Nam công nhận và cho thi hành. Thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài có ý nghĩa quan trọng, nó sẽ bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tranh chấp. Trong quan hệ quốc tế, việc cho thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài không chỉ thể hiện quan điểm của tòa án của nước cho thi hành quyết đinh của trọng tài nước ngoài mà còn thể hiện của cơ quan xét xử của nước này đối với nước khác.