5. Kết cấu niên luận
1.2.1 Khái niệm quyết định của Trọng tài nước ngoà
Theo quy định pháp luật hiện hành, quyết định của Trọng tài thương mại được chia ra làm hai loại: quyết định của Trọng tài nước ngoài và quyết định của Trọng tài trong nước. Việc xác định đúng hai loại quyết định trọng tài này có ý nghĩa rất quan trọng trong thực tế bởi lẽ mỗi loại quyết định lại có cơ chế công nhận và cho thi hành riêng. Quyết định của Trọng tài nước ngoài được công nhận và thi hành theo các quy định tại Phần VI của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (BLTTDS). Trong khi đó, việc công nhận và cho thi hành quyết định của Trọng tài trong nước lại được thực hiện theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại 2003 (PLTT).
Hiện nay, cơ sở pháp lý để phân biệt quyết định của Trọng tài nước ngoài với quyết định của Trọng tài trong nước là khoản 2 Điều 342 BLTTDS quy định: “Quyết định của Trọng tài nước ngoài là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ
Việt Nam hoặc trong lãnh thổ Việt Nam của Trọng tài nước ngoài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật kinh doanh, thương mại, lao động”.
Việc xác định trọng tài nào được coi là trọng tài nước ngoài ở Việt Nam cần được xác định trên cơ sở pháp luật Việt Nam, chứ không dựa trên cơ sở pháp luật nước ngoài. Điều 1 Pháp lệnh công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài năm 1995 nêu rõ: “Quyết địng của trọng tài nước ngoài
được hiểu là quyết định được tuyên ở ngoài lãnh thổ Việt Nam của trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại.Quyết định của trọng tài nước ngoài còn bao gồm quyết định của trọng tài nươc ngoài đươc tuyên tại lãnh thổ Việt Nam, nhưng không do trọng tài Việt Nam tuyên”.
Theo quy định của Pháp lệnh trên, trọng tài nước ngoài là trọng tài do các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết các tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại và đưa ra các quyết định về các tranh chấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng không phải là trọng tài Việt Nam. Dấu hiệu chủ yếu ở đây là “do
các bên thỏa thuận lựa chọn để giải quyết tranh chấp phát sinh từ các quan hệ pháp luật thương mại” và “không là trọng tài Việt Nam”. Trọng tài Việt Nam bao
gồm các trung tâm trọng tài thương mại và trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam bao giờ cũng là trọng tài theo pháp luật Việt Nam. Ở các quốc gia trên thế giới, ngoài các trọng tài thường trực kể trên, còn có trọng tài sự việc (trọng tài ad-hoc)
được thành lập trên cơ sở pháp luật và theo thỏa thuân của các bên. Trong một số văn bản pháp luật hiện hành như: Luật đầng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật hàng không dân dụng Việt Nam và một số văn bản pháp luật khác có ghi nhận quyền của các bên lựa chọn trọng tai sự việc để giải quyết tranh chấp kinh tế quốc tế và giải quyết tranh chấp kinh tế trong nước bằng trọng tài vụ việc.
Sau khi xác định khái niệm quyết định của trọng tài được công nhận và thi hành tài Việt Nam, khái niệm công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài cũng cần được làm sang tỏ.