Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty TNHH Thủy sản phương đông (Trang 67)

7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.3.1 Môi trường vĩ mô

Năm 2007 Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức Thương mại thế giới WTO, từđây nền kinh tế hàng hóa tự do thương mại đến với nền kinh tế Việt Nam. Các rào cản được dỡ bỏ đặc biệt là thuế suất các thị trường sẽ được cắt giảm, môi trường cạnh tranh thông thoáng hơn, bình đẳng hơn, Việt Nam được đối xử công bằng như các nền kinh tế khác trên thế giới. Điều này tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp Việt Nam tăng cường các hoạt động giao thương quốc tế.

a) Về Cơ Sở Hạ Tầng

Để ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa của vùng, hệ thống cảng Cần Thơ ngày được hoàn thiện hơn.

+ Cảng Cần Thơ : Diện tích 60.000 m2, có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Đây là cảng lớn nhất trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

+ Cảng Trà Nóc : Diện tích 16 ha với 3 kho chứa 40.000 tấn.

+ Cảng Cái Cui : Với quy mô thiết kế đáp ứng yêu cầu cập cảng của tàu 10.000 – 20.000 tấn. Có các kho chứa khô, lạnh đạt tiêu chuẩn về bảo quản hàng hóa hiệu quả.

Bên cạnh đó hệ thống giao thông đường bộ dần hoàn thiện một cách đồng bộ với hệ thống cảng biển, nhằm đạt hiệu quả cao nhất cho việc thông quan hàng hóa.

Với hệ thống cơ sở hạ tầng được quy hoạch tổng thể và tương đối toàn diện chắc chắn sẽ thúc đẩy các hoạt động xuất nhập khẩu cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long hiệu quả hơn.

b) Về Tình Hình Ngành

Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản rất lớn. Số lượng giống sản xuất ra có thể nói đáp ứng được nhu cầu nuôi trồng. Một thống kê từ Bộ NN&PTNT tổng lượng cá tra giống năm 2009 được sản xuất là 2.033 triệu con, trong đó Cần Thơ có 305 triệu con. Về tổng diện tích thả nuôi đạt 6.512 ha, trong đó Cần Thơ là 1.159 ha, đứng sau An Giang 1.886 ha và Đồng Tháp là 1784 ha. Hiện tại thị trường thị thủy sản đang vào mùa ế nên lượng hàng xuất khẩu tương đối thấp. Đây là một khó khăn đối với các doanh nghiệp xuất khẩu.

c) Về Tình Hình Lạm Phát

Lạp phát là vấn đề muôn thuở của các nền kinh tế đang phát triển, yếu tố lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tiêu dùng của người dân, làm ảnh hưởng đến chi phí sản xuất của công ty, điều này khiến các doanh nghiệp phải điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Tỉ lệ lạm phát qua các năm 2007, 2008, 2009 lần lượt là 12,6%, 19,89% và 6,88% (Nguồn : Tổng cục thống kê Việt Nam). Lạm phát ở mức quá cao hay quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Năm 2007 và 2008 lạm phát của

Việt Nam ở mức cao điều này làm cho mất giá đồng nội tệ làm cho kết quả mang về từ xuất khẩu gia tăng khi quy đổi qua đồng nội tệ. Tuy nhiên khi lạm phát cao xảy ra, nội tệ mất giá làm cho giá cả các mặt hàng nguyên liệu sản xuất trở nên đắt đỏ hơn rất nhiều, điều này ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp, không hoặc chậm đáp ứng theo các hợp đồng đã ký kết, làm giảm uy tín doanh nghiệp với đối tác.

Năm 2009, cả thế giới gánh chịu hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, tỉ lệ lạm phát của Việt Nam và các nước đều ở mức thấp, sức mua ì ạch, các doanh nghiệp sản xuất cầm chừng, hiệu quả hoạt động kinh doanh ở mức thấp. Tình trạng cạnh tranh bán hàng càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.

Tóm lại, ở một mức tỉ lệ lạm phát thích hợp đủ để kích thích nền kinh tế phát triển là môi trường lí tưởng để các doanh nghiệp thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình một cách hiệu quả. Biểu Đồ Tỷ Lệ Lạm Phát Của Việt Nam Từ 2007 - 2009 0.00% 5.00% 10.00% 15.00% 20.00% Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm M c L m P h át Tỷ Lệ Lạm Phát Hình 4.7: Biểu đồ tỉ lệ lạm phát của Việt Nam năm 2007 – 2009 d) Tỉ Giá Hối Đoái.

Đây là một yếu tố vĩ mô ảnh hưởng và tác động mạnh mẽđối với giá thành của doanh nghiệp. Nó giữ vị trí trung tâm trong những tác động lên giá thành và giá bán của sản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy việc dự báo sự biến động của tỉ giá hối đoái là rất quan trọng trong việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp.

Trong năm gần đây tỉ giá hối đối có xu hướng biến đổi liên tục biến động, điều này khiến các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc dự báo và chào giá sản phẩm, vừa phải đảm bảo giá cả cạnh tranh được vừa hiệu quả và tránh được rủi ro tỉ giá.

Trong các năm 2007 đến cả tháng 10 năm 2010 thì tỉ giá hối đoái không ngừng biến động theo xu hướng tăng dần. Đỉnh điểm khi tỉ giá VND/USD của hệ thống liên ngân hàng đã lên đến 19.500. Đây là một yếu tố quan trọng đối với những nhà xuất khẩu, vì nó ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đối với những doanh nghiệp chỉ chuyên xuất khẩu mà ít nhập khẩu như Phương Đông thì tỉ giá ở mức cao sẽ có lợi hơn khi quy đổi doanh thu xuất khẩu vềđồng nội tệ.

4.3.1.2 Yếu tố chính phủ và luật pháp

Ở góc độ kinh tế vĩ mô, để phát triển kinh tế xã hội Việt Nam theo con đường nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng ta đã chỉ ra rằng con đường phát triển là nhanh chóng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc biệt là khu vực nông lâm ngư nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Nhằm hỗ trợ và đẩy mạnh các hoạt động xuất khẩu thủy sản, Chính phủ Việt Nam đã cho ra đời nhiều tổ chức để kịp thời cung cấp thông tin, hỗ trợ kĩ thuật cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản trong nước phát triển. Điển hình như: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam ( VASEP), Trung tâm Tin học thủy sản (FISTENET)….

Yếu tố chính trị cũng ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của các doanh nghiệp. Nếu tình hình chính trị không ổn định và các quy định pháp luật không hỗ trợ thì sẽ không có nước nào làm ăn với Việt Nam. Việt Nam tự hào là nước có nền chính trị ổn định bậc nhất trong khu vực và thế giới. Bên cạnh sự ổn định về chính trị thì thủ tục hành chính của ta ngày một thông thoáng hơn giúp cho hoạt động làm ăn kinh doanh của các doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Vì vậy, với một nền chính trịổn định và thủ tục hành chính đơn giản hi vọng các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn cùng toàn Đảng toàn dân xây dựng đất nước phát triển.

4.3.1.3 Yếu tố xã hội a) Về Dân Số:

Dân số đồng bằng sông Cửu Long hiện nay vào khoảng 17.892.000 người chiếm 22% dân số cả nước. Tại thành phố Cần Thơ hiện có khoảng 1.141.653 người, mật độ dân số là 811 người/km2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 1.122 USD (Theo Cổng thông tin điện tử Cần Thơ).

Với số lượng dân số đông, trình độ dân cư ngày càng được nâng cao. Đặc biệt là lượng công nhân có tay nghề và nhân viên có trình độ cao ngày càng nhiều đáp ứng được nhu cầu nhân lực cho các doanh nghiệp phát triển.

b) Về yếu tố xã hội:

Người miền Tây nói chung và người Cần Thơ nói riêng vốn dĩ hiền lành, chân thành và chất phát. Họ là những người thẳng thắn thích học hỏi và tiếp thu khoa học kĩ thuật nhanh chóng, điều này giúp cho các doanh nghiệp khi tuyển dụng sẽ có được một đội ngũ cán bộ và nhân viên tận tâm tận lực vì sự hưng thịnh của công ty. Đây sẽ là một lợi thế cạnh tranh không dễ có của các doanh nghiệp Việt Nam.

4.3.1.4 Yếu tố tự nhiên:

Đồng bằng sông Cửu Long, một trong những đồng bằng châu thổ rộng và phì nhiêu ở Đông Nam Á và thế giới, là một vùng đất quan trọng, sản xuất lương thực lớn nhất nước, là vùng thuỷ sản và vùng cây ăn trái nhiệt đới lớn của cả nước. Đồng bằng sông Cửu Long có bờ biển dài trên 700 km khoảng 360.000 km2 vùng kinh tế đặc quyền, giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan, rất thuận lợi cho phát triển kinh tế biển.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vùng phát triển năng động nhất Việt Nam bên cạnh các nước Đông Nam Á (Thái Lan, Singapore, Malayxia, Philippin, Indonesia...) một khu vực kinh tế năng động và phát triển là những thị trường và đối tác đầu tư quan trọng.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm trong khu vực có đường giao thông hàng hải và hàng không quốc tế quan trọng, giữa Nam Á và Đông Á cũng như Châu Úc và các quần đảo khác trong Thái Bình Dương. Vị trí này hết sức quan trọng cho giao lưu quốc tế.

Thành phố Cần Thơ, còn gọi là Tây Đô là tỉnh trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long, là trung tâm văn hóa, kinh tế, chính trị của vùng. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trên địa bàn nói chung và Phương Đông nói riêng phát triển.

4.3.1.5 Bối cảnh quốc tế:

Kể từ sau khi thực hiện chính sách đổi mới, chuyển đổi nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa, thì trong thời gian vừa qua vị trí của Việt Nam mới được khẳng định, được thừa nhận như một nền kinh tế hàng hóa thực sự. Năm 2007 khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, đó là sự minh chứng cho sự đổi mới và phát triển kinh tế, có được điều này là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài và gian khổ. Chính đây là chìa khóa mở ra cơ hội giao thương quốc tế cho các doanh nghiệp Việt Nam. Mong rằng trong tương lai các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khẳng định được vị trí và thương hiệu trên thương trường quốc tế.

4.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)

Các yếu tố bên ngoài chủ yếu Tầtrm quan ọng Trọng số Tính điểm Cơ sở hạ tầng ngày càng được hoàn

thiện 0,1 3 0,3

Đồng bằng sông Cửu Long thích hợp xây dựng nguồn nguyên liệu

dồi dào 0,1 2 0,2

Lạm phát tăng ở mức cao 0,04 2 0,08

Tăng lãi suất 0,1 3 0,3

Tỉ giá nhiều biến động theo hướng

tăng dần 0.1 4 0,4

Số lao động chuyển về Cần Thơ gia

tăng 0,09 3 0,27

Vị trí địa lí giao thương quốc tế

thuận lợi 0,07 3 0,21

Vị thế Việt Nam gia tăng trên

trường quốc tế 0,1 4 0,4

Thủ tục hành chánh còn nhiều

vướng mắc 0,1 3 0,3

Cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn 0,1 3 0,3 Chính sách thuếưu đãi nhiều cho

doanh nghiệp xuất khẩu 0,1 3 0,3

Tổng cộng điểm 3,06

Tổng điểm là 3,06 như vậy các chiến lược mà công ty đang triển khai phản ứng với các yếu tố bên ngoài chỉở mức khá.

4.3.3 Môi trường vi mô

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, ngoài sự tác động của các yếu tố vĩ mô, cái mà doanh nghiệp khó hoặc không thể kiểm soát được, thì

doanh nghiệp phải chịu sự tác động trực tiếp của các yếu tố vi mô (môi trường tác nghiệp) mà doanh nghiệp đang hoạt động. Việc nhận dạng và phân tích sự tác động của các yếu tố trong môi trường này thật sự quan trọng đối với doanh nghiệp trong quá trình hoạch định chiến lược của mình. Chúng ta hãy cùng xem xét năm yếu tố trong môi trường tác nghiệp này.

4.3.3.1 Đối thủ cạnh tranh:

Việc phân tích đối thủ cạnh tranh đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cùng một dòng sản phẩm đáp ứng cùng nhu cầu khách hàng, nhưng sản phẩm của công ty khác tốt hơn và dịch vụ cũng tốt hơn thì sẽ làm giảm thị phần của công ty, sản phẩm bán ra sẽ giảm sút, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình. Việc phân tích các đối thủ cạnh tranh sẽ cho ta một cái nhìn khái quát về chiến lược kinh doanh của họ, xác định được đâu là điểm mạnh đâu là điểm yếu của đối thủ để từđó có những chiến lược cạnh tranh hiệu quả.

Đối thủ cạnh tranh của Phương Đông bao gồm các doanh nghiệp hiện đang kinh doanh cùng ngành nghề và các doanh nghiệp có tiềm năng trong tương lai. Đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Cả nước có rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thủy sản lớn là đối thủ trực tiếp của Phương Đông, tính riêng trong thành phố Cần Thơ đã có đến 20 doanh nghiệp thủy sản lớn, một số doanh nghiệp đã phát triển lâu năm với cơ cấu cơ cấu sản phẩm đa dạng, quy mô sản xuất lớn, lượng hàng cung ứng dồi dào như : Caseamex, Cataco, Cafatex, Nam Hải, Miền Nam, Cafish… Công ty nên học hỏi một sốđối thủ cạnh tranh về điểm mạnh của họ mà công ty có thể thực hiện được tốt hơn để gia tăng khả năng cạnh tranh của mình. Trong quá trình hoạt động, ban lãnh đạo công ty đã xác định được các đối thủ cạnh tranh trực tiếp với Công ty là công ty Thủy sản Bình An và Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất khẩu Cafish. Lí giải cho nhận định này là do hai công ty này có nhiều yếu tố tương đồng với Phương Đông vềđịa bàn hoạt động, thị trường xuất khẩu và có quy mô, nguồn vốn gần bằng nhau. Các chiến lược kinh doanh cũng gần như tương tự nhau.

4.3.3.2 Những khách hàng:

Khách hàng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không có khách hàng các hoạt động giao dịch sẽ không diễn ra.

Khách hàng của công ty phần lớn là các doanh nghiệp ngoài nước. Đứng ở góc độ công ty mà xem xét thì khách hàng của công ty có nhiều lợi thế hơn, cụ thể là: - Sản phẩm chủ yếu của công ty là chả cá nhìn chung không có sự khác biệt lớn so với các công ty khác trên địa bàn vì vậy khách hàng có thể dễ dàng chuyển đổi sử dụng sản phẩm của công ty khác mà không bị ảnh hưởng đáng kể.

- Do cạnh tranh buộc các công ty phải đua nhau ra các quyết định về giảm giá, chất lượng sản phẩm, Phương Đông cũng không nằm ngoài cuộc đua này, nhằm thỏa mãn mọi yêu cầu của khách hàng. Đây là một lợi thếđặc biệt của khách hàng, họ có thể mặc cả giá sản phẩm, đòi hỏi cao về sản phẩm. Lúc này khách hàng có thểđược thỏa mãn cả về chất lượng hàng hóa và giá cả.

Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, Phương Đông đã thỏa mãn tốt nhu cầu của các khách hàng của mình, từng bước chinh phục các khách hàng của mình bằng chất lượng hàng hóa với chi phí hợp lí. Vì vậy Phương Đông ngày càng có nhiều khách hàng thân thiết.

4.3.3.3 Những nhà cung cấp:

Công việc sản xuất muốn hoạt động hiệu quả thì nguồn cung ứng nguyên liệu cũng phải đầy đủ, kịp thời cho phân xưởng sản xuất. Việc quản trị nguồn cung ứng là một phần cực kì quan trọng mang ý nghĩa sống còn của doanh nghiệp. Công ty có hai trạm thu mua đặt tại Sông Đốc – Cà Mau và Kiên Giang. Hai trạm này sẽ cung cấp nguyên liệu là các mặt hàng thủy sản nước mặn cho công ty. Hàng ngày nguyên liệu được vận chuyển về công ty trực tiếp bằng đường thủy từ hai trạm thu mua về công ty. Cá được đảm bảo độ tươi bằng cách phủ lên bởi một lớp đá để giữ lạnh theo tỉ lệ 1:1. Tuy nhiên nguồn nguyên liệu sẽ không ổn định mà phụ thuộc

Một phần của tài liệu Hoạch định chiến lược xuất khẩu tại công ty TNHH Thủy sản phương đông (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)