7. Kết luận (C ần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu
3.2. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH THỦY
SẢN PHƯƠNG ĐÔNG TỪ 2007 ĐẾN 6 THÁNG ĐẦU 2010
Thời gian qua, doanh thu của Phương Đông có những lúc tăng cao và có lúc giảm sút. Trong khi thị trường tiêu thụ có nhiều diễn biến phức tạp thì thị trường nguyên liệu cũng thay đổi không kém. Để thấy rõ hơn kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua, ta xem xét bảng số liệu sau :
Bảng 3.1 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TỪ
2007-6T 2010 ĐVT : 1,000,000 VND So sánh 2008 / 2007 So sánh 2009 / 2008 Chỉ tiêu 2007 2008 Tiền % 2009 Tiền % Doanh thu 218.679 552.866 +334.187 +152,8 296.896 - 255.970 - 46,3 Chi phí 210.717 539.275 +328.558 + 155,9 287.321 - 251.954 - 46,7 Lợi nhuận 7.962 13.591 +5.629 + 70,7 9.575 - 4.016 - 29,5 So sánh 6T 2010/ 6T 2009 Chỉ tiêu 6T 2009 6 T 2010 Tiền % Doanh thu 163.292 169.361 +6.069 +3,71 Chi phí 158.026 163.773 +5.747 +3,64 Lợi nhuận 5.266 5.588 +322 +6,11
Kết Quả Kinh Doanh Của Phương Đông Từ 2007 - 6T 2010 0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 6T Năm 2009 6T năm 2010 Năm Gi á T r ị 100 0, 00 0 V N D Doanh Thu Chi Phí Lợi Nhuận Hình 3. 2 BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PHƯƠNG ĐÔNG TỪ 2007 – 6T 2010
Nhìn vào bảng ta thấy tình hình kinh doanh qua ba năm qua của công ty TNHH thủy sản Phương Đông có sự biến động khá rõ nét. Doanh thu năm 2007 của công ty đạt mức 218.679 triệu VND. Đây là mức doanh thu bình thường của công ty. Với mức doanh thu và chi phí 210.717 triệu VND, Phương Đông còn mức lời có thể chấp nhận được. Trong năm 2007 thì doanh thu của công ty chưa thật sự ấn tượng là do lúc đó nền kinh tế Việt Nam mặc dù đã trở thành thành viên WTO, chính thức được thế giới thừa nhận là một nền kinh tế hàng hóa thực sự nhưng sự kiện này vẫn chưa phát huy ngay tác dụng đến lượng xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Phương Đông nói riêng. Trong năm này đơn hàng của công ty còn ít và chủ yếu còn nhỏ lẻ, không có nhiều khách hàng lớn. Thị trường tiêu thụ chủ yếu là thị trường truyền thống, các khách hàng cũ của công ty tiếp tục mua hàng bình thường không có nhiều đột biến. Về thực lực công ty, lúc này đội ngũ nhân viên của công ty còn yếu, việc khai thác các thị trường mới trên thế giới cũng như việc tìm kiếm đơn hàng cho công ty còn ít nên sản lượng bán ra hạn chế dẫn đến mức doanh thu năm 2007 không thật sự tương xứng với năng lực sản xuất của doanh nghiệp.
Doanh thu năm 2008 đạt 552.866 triệu VND cao nhất trong 3 năm, tăng 152,8% về tương đối đạt giá trị 334.187 triệu VND. Tuy nhiên đến năm 2009
doanh thu của công ty giảm mạnh với mức giảm 255.970 triệu VND so với năm 2008 tương đương giảm 46,3%.
Sang năm 2008, tức một năm sau khi Việt Nam gia nhập WTO, doanh thu của Phương Đông đã tăng đột biến đạt mức tăng 152,8% so với 2007. Lí giải cho điều này có các nguyên nhân chính sau đây. Đầu tiên đó là sự phát huy tác dụng của việc Việt Nam trở thành thành viên của WTO. Lúc này hai chữ Việt Nam đã được bạn bè thế giới biết đến, họ đã công nhận một nền kinh tế phát triển mới, tin tưởng vào chất lượng các sản phẩm của các doanh nghiệp đến từ Việt Nam. Bên cạnh đó, để đạt được thành tích này là do sự lãnh đạo có hiệu quả của Ban giám đốc công ty. Trong thời gian này, nhận thức được việc khai thác hình ảnh thành viên 150 của WTO. Ban giám đốc đã chỉ đạo đội ngũ nhân viên kinh doanh của mình đẩy việc mở rộng thị trường ra các nước khác trên thế giới. Chính sự làm việc hiệu quả của các nhân viên kinh doanh đã đem lại nhiều đơn hàng hơn cho công ty. Ngoài ra, để có được sự thành công này còn phải kể đến sự làm việc không biết mệt mỏi của đội ngũ công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm. Chính sự tận tụy với công việc của công nhân đã tạo ra số lượng sản phẩm với chất lượng cao đểđáp ứng tốt các đơn hàng.
Sang năm 2009, các công ty xuất khẩu nói chung và Phương Đông nói riêng đã không thể duy trì được “phong độ” cho doanh thu của mình như năm 2008. Năm 2009 doanh thu xuất khẩu của Phương Đông chỉ đạt 296.896 triệu VND giảm 46,29% so với năm 2008. Lí do chính của việc giảm doanh thu này là do hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008. Phần lớn khách hàng của Phương Đông là các công ty nước ngoài, nên khi khủng hoảng xảy ra tác động mạnh đến các quốc gia nhập khẩu thủy sản của Phương Đông đã làm cho người dân nơi đây thắt chặt tiêu dùng, khiến các sản phẩm giá trị cao như thủy sản không bán được, các đơn hàng của Phương Đông đã giảm đáng kể. Không bán được hàng, doanh thu của Phương Đông đã giảm rất nhiều so với năm trước đó.
Sáu tháng đầu năm 2010 doanh thu công ty đạt 169.361 triệu VND, tăng 3,71% tuy công ty không thật sự đạt mức doanh thu cao, nhưng căn cứ vào tình hình nền kinh tế thế giới hiện tại thì đạt được kết quả như vậy cũng là một điều đáng khích lệđối với một công ty mà doanh thu phụ thuộc gần như hoàn toàn vào xuất khẩu. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2010 tăng so với cùng kì năm ngoái là do
nền kinh tế thế giới đang dần có dấu hiệu hồi phục, người dân bắt đầu mở hầu bao cho tiêu dùng, vì thế Phương Đông đang có gắng giữ vững doanh thu và gia tăng khi thị trường phục hồi nhiều hơn sau khủng hoảng.
Xét về mặt chi phí thì trong năm 2008 chi phí có phần tăng hơn so với năm 2007. Cụ thể năm 2008 doanh thu tăng 152,8% so với năm 2007 nhưng mức tăng của chi phí tương ứng tăng đến 155,9%. Sở dĩ chi phí năm 2008 tăng cao hơn 2007 là do tình hình lạm phát trong nước năm 2008 ở mức cao, cộng với giá nguyên liệu đầu vào tăng là nguyên nhân chính tạo nên sự gia tăng về chi phí hoạt động năm 2008 của công ty. Giữa năm 2009 và năm 2008 thì chi phí không có nhiều biến động, có gia tăng chút ít nhưng không đáng kể. Sáu tháng đầu năm 2010 thì chi phí tăng cao hơn so với cùng kì năm ngoái, cụ thể là tăng 3,64%. Sự ép giá của nông dân cũng là nguyên nhân chính của tình trạng gia tăng chi phí trong năm 2010 của công ty. Những tháng đầu năm 2010 tình hình giá nguồn nguyên liệu đầu vào đặc biệt là cá tra và cá basa tăng cao. Nguyên nhân do nguồn nguyên liệu khan hiếm, có nhiều doanh nghiệp tìm mua cá, tạo nên tâm lí giữ cá tại ao của nông dân, họ muốn giữ cá chờ giá lên chứ không muốn bán cho các doanh nghiệp, chính vì vậy mà các doanh nghiệp buộc phải mua cá nguyên liệu với giá cao làm gia tăng chi phí đầu vào.
Về mặt lợi nhuận, sau khi trừ các chi phí tổ chức sản xuất hoạt động, trong thời gian qua Phương Đông đều có lãi. Đây là minh chứng cho sự làm việc hiệu quả của Phương Đông trong những năm gần đây. Cụ thể lợi nhuận năm 2007 đạt 7.962 triệu VND, năm 2008 đạt 13.591 triệu VND tăng 5.629 triệu NVD tương đương tăng 70.7 %. Đây là con số mà các công ty sản xuất đều phải mơ ước, trong một năm làm ăn, lợi nhuận năm sau đã cao hơn năm trước đến 70.7%. Điều này thể hiện tính hiệu quả trong làm ăn của Phương Đông. Tuy nhiên trong 2008 doanh thu của công ty đã tăng đến 152,8 % so với năm 2007 nhưng lợi nhuận chỉ tăng 70,7% điều này chứng tỏ mức tăng về chi phí của công ty đang ở mức cao. Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận trong năm này của công ty tăng không tương xứng với mức tăng của doanh thu là do chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí quản lí của công ty đã tăng rất cao. Năm 2008 lạm phát của Việt Nam ở mức cao hơn nhiều nước trên thế giới, cụ thể là 19,89% tăng 7,29% so với năm 2007. Do đó đã làm cho giá các yếu tố đầu vào của công ty tăng mạnh, từ giá
nguyên-nhiên liệu sản xuất, đến lương công nhân, cán bộ, các chi phí bán hàng, quản lí đều tăng cao, tất cả làm gia tăng tổng chi phí và làm giảm mức tăng của lợi nhuận trong năm 2008. Mặc dù mức tăng của lợi nhuận chưa thật sự tương xứng với mức tăng của doanh thu, tuy nhiên với mức tăng này đã được xem là một thành công rất lớn của Phương Đông.
Sang năm 2009 lợi nhuận của công ty giảm 4.016 triệu VND tương đương giảm 29,5% so với năm 2008. Lí do lợi nhuận trong năm này giảm là do doanh thu của năm 2009 giảm rất nhiều so với năm 2008, trong năm này doanh thu đã giảm đến 46,3% so với năm 2008. Sở dĩ trong năm này lợi nhuận giảm ít hơn nhiều so với mức giảm của doanh thu là do mức giảm của chi phí nhanh hơn mức giảm của doanh thu. Chi phí trong năm 2009 giảm là do tình hình chung của nền kinh tế sau khủng hoảng kinh tế năm 2008, lạm phát giảm mạnh còn ở mức 6,88% tương đương giảm 13,01%. Điều này đã góp phần làm giảm các chi phí của Phương Đông trong năm. Ngoài ra việc thực hành tiết kiệm các chi phí sản xuất có thể tiết kiệm tại công ty của phát huy hiệu quả, góp phần làm giảm tổng chi phí của công ty. Từđó có thêm một phần lợi nhuận từ cắt giảm chi phí để vượt qua thời kỳ khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng.
Sang năm 2010, tình hình nền kinh tế thếđang dần có những dấu hiệu tích cực hơn. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm của công ty đạt 5.588 triệu VND tăng 6,11% so với cùng kì năm 2009. Đây là một dấu hiệu đáng mừng của công ty. Sở dĩ có mức tăng này là do doanh thu trong 6 tháng đầu năm đã tăng cao hơn mức tăng của chi phí cụ thể là + 3,71% so với + 3,64%. Nhưđã phân tích trên đây chi phí 6 tháng đầu năm 2010 tăng là do giá cá nguyên liệu tăng đột biến, các công ty gần như tranh giành nguồn các nguyên liệu với nhau làm giá cá nguyên liệu tăng cao dẫn đến chi phí sản xuất gia tăng mặc dù các chi phí về nhiên liệu và các chi phí khác hoặc giảm hoặc tăng không đáng kể.
Tuy nhiên với một công ty còn khá mới mẻ như Phương Đông, việc kinh doanh luôn có lãi dù tình hình nền kinh tế có thịnh có suy đã là một thành công mà không phải công ty nào cũng có được. Tuy nhiên với những kinh nghiệm tích lũy được khi lèo lái công ty Phương Đông vượt qua thời kỳ khủng hoảng, mong rằng ban giám đốc công ty cùng với toàn thể công nhân viên của công ty sẽ có được nhiều thành công hơn trong những năm kế tiếp, trở thành một trong những doanh
nghiệp xuất khẩu hàng đầu Việt Nam và góp phần mang thương hiệu thủy sản của Việt Nam vươn xa ra thế giới.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TNHH