1. Tăng cường sự hỗ trợ của chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước trong quá trình thúc đẩy sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ
Theo bộ kế hoạch và đầu tư,mục tiêu của kế hoạch phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ 2006 – 2010 là đến năm 2010,các doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo thêm được 2,5 triệu chỗ làm việc mới,xuất khẩu trực tiếp 3-6%.Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ của các doanh nghiệp vừa và nhỏ,cơ chế chính sách của nhà nước cần được tiếp tục đổi mới,hoàn thiện và thực sự tạo điều kiện hỗ trợ sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên thương trường trong và ngoài nước
Trong thời gian gần đây,cơ chế chính sách quản lý của nhà nước đối với các doanh nghiệp,trong đó có cả doanh nghiệp vừa và nhỏ đã từng bước được hoàn thiện. Động lực kinh doanh đã được phát huy,nhiều rào cản đã được loại bỏ,tạo điều kiện cho mọi doanh nghiệp hoạt động trong và ngoài nước.Cục phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã được thành lập và có một số hoạt động bước đầu.Một số công cụ chính sách vĩ mô đã phát huy tác dụng như : Luật doanh nghiệp,nghị định 90,quỹ hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ,cơ chế tín dụng … Tuy nhiên,còn nhiều việc phải làm trên con đường hoàn thiện hệ thống chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô nhằm tăng cường sức cạnh tranh,thúc đẩy sự phát triển năng động và có hiệu quả của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chính phủ và các cơ quan nhà nước cần góp phần mạnh mẽ hơn nữa trong việc xây dựng và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.Các công cụ chính sách của nhà nước và sự hỗ trợ trên các mặt khác nhau là rất cần thiết.Môi trường kinh doanh,môi trường pháp lý và các nhân tố xã hội có ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nhân và nền Kinh tế của đất nước.Do đó,thông qua chủ trương chính sách cụ thể,nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh phát triển,qua đó hình thành một khu vực doanh nghiệp
vừa và nhỏ hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững.Sự phát triển của khu vực này sẽ góp phần đắc lực trong tiến trình công nghiệp hoá,hiện đại hoá và sự phát triển phồn thịnh của nước nhà.
2. Hỗ trợ tư vấn về thiết bị,công nghệ mới hiện đại,thích hợp và cung cấp thông tin công nghệ,thị trường cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ,tạo lập và phát triển thị trường công nghệ,tạo điều kiện để các doanh nghiệp này tăng cường cạnh tranh trong sản xuất,chế biến sản phẩm.Chính phủ cần thành lập một số tổ chức hỗ trợ tư vấn ( bằng những hình thức đa dạng ) trong các lĩnh vực,ngành nghề khác nhau,giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ nâng cao năng suất lao động,hạ giá thành sản phẩm,có thêm một tiềm lực mới trong công cuộc hội nhập quốc tế.
Phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện đang là bước đi chiến lược của nước ta trong thời kỳ quá độ hiện nay. Mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ là một tế bào không thể thiếu trong tổng thể nền Kinh tế nhiều thành phần định hướng XHCN của nước ta.Với xu thế công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phát triển mô hình doanh nghiệp vừa và nhỏ là hướng đi phù hợp nhất, giúp nền kinh tế có thể phát triển một cách toàn diện và năng động. Những đóng góp của doanh nghiệp vừa và nhỏ vào sự phát triển Kinh tế đất nước trong những năm qua đã cho thấy vai trò to lớn của doanh nghiệp vừa và nhỏ ngày càng được khẳng định. Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu cũng là một doanh nghiệp vừa và nhỏ như vậy. Trong thời gian tới, khi Việt nam đã chính thức là thành viên của tổ chức thương mại thế giới WTO thì những thuận lợi cũng như thách thức đối với Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu là rất lớn, vì vậy trong thời gian tới công ty cần có nhứng định hướng đúng đắn cho mình để nâng cao khả năng cạnh tranh, năng lực hoạt động để cùng hội nhập và phát triển, đem lại những thành tựu to lớn cho đất nước.
Thời gian thực tập tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã giúp tôi có cái nhìn thực tế hơn về hoạt động của một doanh nghiệp, và hiểu rõ hơn mặt thực hành của các lý thuyết tôi đã được học ở trường.
Một lần nữa xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới GVHD : Tiến sỹ Phạm văn Hùng, và các cô chú, anh chị phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình hoàn thiện chuyên đề cũng như quá trình thực tập tại Công ty.
- Báo cáo thường niên của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
- Quyết định về việc xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu của Bộ thương mại
- Báo cáo quyết toán tài chính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp - Phương án sắp xếp lao động do cơ cấu lại doanh nghiệp của Công ty cổ
phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
- Bản giải trình việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu
- Quyết định số 1266/QĐ-BTM ngày 26/04/2005 về việc thực hiện cổ phần hoá Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu .
- http://www.mpi.gov.vn/ - http://www.moi.gov.vn/News/Main.asp - http://www.moste.gov.vn/ - http://thuonghieuviet.com/ MỤC LỤC Trang
LỜI NÓI ĐẦU ……….………….…..…… 1
CHƯƠNG I : THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU………..……… 4
I. Khái quát về công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất kh ẩu ………..…. 4
1. Quá trình hình thành và phát triển ... 4
2.Cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp ……….………. 7
3. Chức năng,nhiệm vụ hoạt động của Công ty ... 8
II. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp … 9 1. Giá cả sản phẩm ………. 10
2. Chất lượng sản phẩm ……….. 11
3. Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ bán hàng ………...…. 12
4. Thông tin và xúc tiến thương mại ………. 14
5. Năng lực nghiên cứu và phát triển ………...….. 15
6. Thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp ……….. 15
7. Trình độ lao động ……….. 17
8. Thị phần sản phẩm doanh nghiệp và tốc độ tăng trưởng thị phần …. 17 9. Vị thế tài chính ………... 18
10. Năng lực tổ chức và quản lý doanh nghiệp ………... 19
III. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ……….. 20
1. Tổng quan về hoạt động đầu tư của công ty giai đoạn 2004–2006 ... 20
1.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ………....….. 20
1.2. Thuận lợi và khó khăn ……….... 22
2.Tình hình đầu tư trong 3 năm gần đây của Doanh nghiệp ... 24
2.2. Các dự án đầu tư và quản lý đầu tư ngoài
Doanh nghiệp ..………..………..… 36
3. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty ………... 39
3.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực ……….. 39
3.2. Đầu tư cho trang thiết bị,công nghệ ……….. 43
3.3. Đầu tư cho hệ thống thông tin quản lý ………..……… 46
3.4. Đầu tư cho nghiên cứu mở rộng thị trường ………...… 48
IV. Đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp …………... 49
CHƯƠNG II : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT BAO BÌ VÀ HÀNG XUẤT KHẨU ... 51
I. Định hướng phát triển của công ty đến 2010 ………...… 51
1. Mục tiêu cơ bản và Kế hoạch Đầu tư trong những năm tiếp theo .. 51
1.1. Mục tiêu cơ bản những năm tiếp theo ………... 51
1.2. Kế hoạch Đầu tư những năm tiếp theo ………. 55
II. Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty trong thời gian tới ………...…. 58
1. Đổi mới toàn diện nhận thức về vai trò của đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ………... 58
2. Một số giải pháp về huy động vốn ………...…. 59
3. Một số giải pháp về sử dụng vốn ………... 60
4. Các giải pháp về đào tạo,nâng cao chất lượng nguồn nhân lực … 62 5. Một số giải pháp về công nghệ ………...…. 63 6. Xây dựng thương hiệu PROMEXCO thành một thương hiệu
7. Các giải pháp về đầu tư mở rộng thì trường và xúc tiến hỗn hợp . 66
7.1. Tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường ..…… 66
7.2. Các giải pháp về xúc tiến hỗn hợp ………..… 67
8. Các giải pháp về chính sách giá của sản phẩm ……… 69
II. Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty trong dài hạn ………...……… 70
III. Một số kiến nghị về phía nhà nước ………...…. 73
KẾT LUẬN ………...…….. 75
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 1 : Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng
xuất khẩu ………7
Bảng 2 : Kết quả sản xuất kinh doanh từ 2004 - 2006 ……….….20
Bảng 3 : Nguồn vốn phân bổ theo cơ cấu ……….….25
Bảng 4 : Nguồn vốn phân bổ theo chủ sở hữu ……….……….25
Bảng 5 : Nguồn vốn huy động ………....26
Bảng 6 : Tỷ trọng các nguồn vốn trong tổng vốn đầu tư trong 2 năm 2005 Và 2006 ……….……….….27
Bảng 7: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn Đầu tư của công ty trong năm 2005 và 2006 ……….…….28
Bảng 8 : Bảng cân đối kế toán ………..……….30
Bảng 9 : Mục đích sử dụng vốn Đầu tư của 4 Dự án trong tổng vốn Đầu tư của công ty ………..………..……38
Bảng 10 : Nguồn vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực …………...……….42
Bảng 11 : Vốn đầu tư cho máy móc,thiết bị ………...……45
Bảng 12 : Dự kiến mặt hàng sản xuất,kinh doanh trong giai đoạn 2007 – 2010 ………...…51
B ảng 13 : Dự kiến kết quả thực hiện các chỉ tiêu sản xuất,kinh doanh đến năm 2010 ………..……….52
Bảng 14 : Lợi nhuận dự kiến trong những năm tới ………...………….53