Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 37 - 41)

III. Thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty

3. Thực trạng hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tạ

3.1. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực là lực lượng có tính chất quyết định trong mọi tổ chức.Thật vậy : nếu nói về bộ phận quản lý Doanh nghiệp thì đây được coi là đầu não của doanh nghiệp,là lực lượng quyết định các hoạt động sản xuất kinh doanh,nhiệm vụ đặt ra và trả lời các câu hỏi sản xuất cái j ? sản xuất cho

ai ? và sản xuất như thế nào ?.Những quyết định của họ trong hoạt động thực tế của doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ quan trọng,nó liên quan đến sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp.Họ là người vạch ra kế hoạch cạnh tranh với các đối thủ,và bằng các công cụ cạnh tranh nào để đạt được mục đích đó.Bên cạnh đó,nếu có một bộ máy tinh giảm thì sẽ tiết kiệm được chi phí quản lý cho doanh nghiệp.Còn các công nhân - họ là người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm.Muốn có sản phẩm đầu ra đạt yêu cầu, đạt tiêu chuẩn,chất lượng cũng như tăng năng suất lao động thì đòi hỏi người công nhân phải có một sức khoẻ tốt,có trình độ lành nghề cao.Ngoài ra,lòng yêu nghề của mỗi người công nhân cũng giúp họ gắn kết với Công ty hơn,tinh thần làm việc hăng say hơn và cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Chính vì vậy,Đầu tư nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp là rất quan trọng : đó là việc tổ chức tuyển dụng, đào tạo và đào tạo lại,ngoài ra còn không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.

Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu luôn coi con người là nhân tố của mọi quá trình sản xuất,kỹ năng của người lao động tăng lên kéo theo năng suất lao động tăng,làm cho lực lượng sản xuất phát triển và ngược lại.Xuất phát từ quan điểm đó,công ty từ khi thành lập đến nay luôn quan tâm bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực và đặc biệt trong những năm gần đây, đội ngũ lao động của công ty đã trưởng thành cả về số lượng và chất lượng. Tính đến cuối năm 2006 Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu đã có tổng số là 500 lao động.trong đó :

- Lao động Nam : 274 người - Lao động Nữ : 226 người - Lao động có trình độ đại học và trên đại học : 107 người - Lao động có trình độ cao đẳng : 07 người

- Lao động có trình độ Trung cấp,Sơ cấp : 46 người - Công nhân kỹ thuật : 56 người - Trình độ khác : 284 người Trong năm 2006 Công ty đã tuyển dụng được 150 lao động mới,trong đó đa số là có chất lượng và có trình độ cao.Tuy nhiên vì đặc thù sản xuất của công ty là sản xuất các sản phẩm bao bì và đồ gỗ,dựa nhiều vào máy móc và lao động,nên trong tổng số lao động đối tượng lao động phổ thông ( trình độ khác ) vẫn chiếm tỷ lệ lớn : chiếm tới 284 người tức là 56,8% trong tổng số 500 lao động của công ty,trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ vẫn còn hạn chế : chiếm 107 người,tức là 21,4% trong 500 lao động của công ty.Do đó ngoài việc tuyển dụng thêm đội ngũ lao động có chất lượng và có trình độ cao công ty cũng tổ chức nhiều khoá đào tạo ngắn ngày cho cho các cán bộ,nhân viên Công ty dưới nhiều hình thức như gửi tham gia các khoá học do các chuyên gia kinh tế đào tạo và Tổ chức tự đào tạo,gần đây nhất,năm 2006 có thể kể đến như trung tuần quý II công ty đã trích kinh phí gần 40 triệu đồng cho cán bộ quản lý tham gia khoá đào tạo ngắn ngày về “nâng cao năng lực quản lý và điều hành cho cán bộ quản lý” nhằm giúp cán bộ quản lý của Công ty nâng cao kiến thức và kỹ năng quản lý,cập nhật những xu hướng quản lý tiên tiến và đặc biệt là nâng cao năng lực kinh doanh quốc tế để từ đó quay về áp dụng vào thực tiễn của Doanh nghiệp nhằm hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.Hoạt động này được duy trì hàng năm,và tổng chi phí hàng năm lên đên gần 150 triều đồng.Cũng trong thời gian đó Doanh nghiệp còn Đầu tư cho việc nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ lao động bằng nhiều hình thức khác nhau như mời thợ cả lành nghề về “cầm tay chỉ việc” cho một số lao động còn yếu về chuyên môn,luân phiên lao động được cử đi đào tạo tại các trường đào tạo tập trung nhằm giúp lao động nâng cao tay nghề và nâng cao hiểu biết về khoa học kỹ thuật. Để đảm bảo được công tác

này mỗi năm công ty đã phải trích khoản kinh phí là gần 100 triệu đồng.Ngoài ra khi nhập khẩu công nghệ mới về,công ty cũng tổ chức các buổi toạ đàm,mời chuyên gia về giảng dạy cho cán bộ,công nhân viên của công ty để họ hiểu rõ về tính năng sản xuất của công nghệ,quy trình sản xuất cũng như yêu cầu kỹ thuật của công nghệ , để từ đó có thể vận hành,sử dụng công nghệ nhằm đạt được chất lượng và hiệu quả cao nhất. để thực hiện công tác này,công ty phải trích kinh phí mỗi năm gần 80 triệu đồng.

Để rõ hơn về tình hình Đầu tư cho nguồn nhân lực của Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu chúng ta xem xét bảng sau :

Bảng 10 : Nguồn vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực

( đơn vị tính : triệu đồng )

TT Chi phí 2004 2005 2006

1 Mời thợ cả 0 40 60

2 Lao động đi đào tạo tập trung 30 40 40

3 Cán bộ quản lý đi học 60 100 150

4 Đào tạo sử dụng công nghệ mới 20 40 80

5 Tổng chi phí 110 220 330

( Nguồn : phòng tổ chức hành chính công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu ) Qua bảng số liệu chúng ta nhận thấy : tổng vốn Đầu tư phát triển nguồn nhân lực của công ty xét về con số tuyệt đối tăng đều qua các năm.Năm 2005 tổng vốn Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực tăng 110 triệu,tăng gấp đôi so với năm 2004,năm 2006 tăng 220 triệu ( gấp 3 lần ) so với năm 2004 và tăng 110 triệu gấp 1,5 lần năm 2005.Trong cái tăng đó,hầu hết các công tác cũng đều tăng với một tốc độ khá tốt,mời thợ cả : từ năm 2004 trở về trước công tác này không được chú trọng,bởi Công ty chỉ chuyên sản xuất những sản phẩm đòi hỏi hàm lượng chất xám không cao,dựa nhiều vào số nhân công,và cũng không đòi hỏi quá cao về trình độ của công nhân,nhưng từ năm 2005 trở đi công ty đã chú trọng tới phát triển sản phẩm, để chúng trở thành những sản

phẩm tinh xảo hơn, đòi hỏi nhiều kỹ năng cũng như hàm lượng chất xám hơn,mà kinh phí Công ty cũng còn đang eo hẹp nên giải pháp mời thợ cả về “ cầm tay chỉ việc” là khả thi hơn cả,trong 2005 chi phí đó là 40 triệu đồng,và tăng lên 50% một năm sau đó.Về chi phí cho công nhân đi đào tạo bài bản tại các trường dạy nghề tập trung,công ty vẫn duy trì từ xưa đến nay và ngày càng có xu hướng tăng lên và ổn định : so với năm 2004 thì năm 2005 đã tăng lên 33,33% và được duy trì trong năm 2006.còn về chi phí dành để đào tạo cán bộ quản lý,thì hàng năm công ty trích kinh phí để họ được đi học các lớp nâng cao nghiệp vụ,so với năm 2004 thì năm 2005 chi phí này đã tăng 40 triệu đồng,tức là tăng 66,66%,và năm 2006 tăng 90 triệu đồng,tức là 150% so với năm 2004.Về đào tạo sử dụng công nghệ,do năm 2005 và đặc biệt là năm 2006 Công ty đã chuyển giao được nhiều công nghệ tiên tiến từ nhật và hàn quốc,nên chi phí cho công tác này tăng nhanh qua các năm và tăng mạnh trong năm 2006,cụ thể : năm 2005 tăng 20 triệu đồng ( 100%) so với năm 2004,và 2006 tăng 60 triệu đồng ( tăng 300% ) so với năm 2004 và cũng tăng gấp đôi so với năm 2005.Qua đó chúng ta có thể thấy được sự quan tâm của lãnh đạo công ty đến vấn để Đầu tư cho phát triển nguồn nhân lực.

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w