II. Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của
4. Các giải pháp về đào tạo,nâng cao chất lượng nguồn nhân lự c
7.2. Các giải pháp về xúc tiến hỗn hợp
7.2.1. Quảng cáo và tuyên truyền
Các hoạt động truyền thông marketing ở công ty cũng chưa thực sự phát triển,do vậy cần phải thúc đẩy hơn nữa các hoạt động quảng cáo.Các hoạt động quảng cáo của công ty thực chất chưa được đầu tư xứng đáng.Trong thời gian tới,công ty cần thực hiện các biện pháp quảng cáo,tuyên truyền để khách hàng biết đến thương hiệu của mình cũng như tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm,cần thực hiện một số hoạt động cụ thể sau :
Thứ nhất : tăng cường quảng cáo trên các đài truyền hình trong cả nước Thứ hai : in ấn kịp thời và đầy đủ các ấn phẩm quảng cáo
Thứ ba : tăng cường quảng cáo trên các báo,tạp chí.Cụ thể công ty nên quảng cáo trên các báo,tạp chí như : tạp chí công nghiệp,báo tài chính doanh nghiệp Thứ tư : tổ chức hội nghị khách hàng cũng là một cách quảng cáo và tuyên truyền mang lại hiệu quả cao,khá tiết kiệm lại tạo được mối quan hệ,hiểu biết sâu rộng với khách hàng
Thứ năm : thiết lập một Website riêng của Công ty,giới thiệu về công ty và các sản phẩm của mình
7.2.2. Marketing trực tiếp,một ứng dụng mới trong chiến lược cạnh tranh hiện nay :
Ở các nước phát triển,Marketing trực tiếp được ứng dụng rộng rãi,tuy nhiên ở Việt nam nó còn là một khái niệm mới mà ít doanh nghiệp ứng dụng nó trong chiến lược truyền thông của mình.Tuy nhiên những lợi ích mà công cụ này đem lại đã buộc các doanh nghiệp phải để mắt đến các điều kiện ứng dụng nó vào hoạt động kinh doanh của mình.
Đối với một doanh nghiệp kinh doanh bao bì và hàng xuất khẩu như Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu thì hoàn toàn có điều kiện để ứng dụng Marketing trực tiếp,nhưng để việc ứng dụng đó đem lại hiệu quả cao nhất công ty cần tiến hành một số hoạt động cụ thể sau :
Trước hết là quan điểm kinh doanh : công ty cần xác định rõ quan điểm kinh doanh của mình là tuân theo “Marketing quan hệ”,cụ thể hơn là “Marketing quan hệ trực tiếp”,giữ khách hàng bằng cách tiếp xúc trực tiếp với họ để khách hàng hiểu,và thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng,trên cơ sở đó tạo dựng lòng trung thành bền vững của khách hàng với công ty.
Thứ hai : cần phải tổ chức một bộ phận để phụ trách các công việc của Marketing trực tiếp như : xác định mục tiêu của Marketing trực tiếp theo mục tiêu Marketing chung,lập danh sách khách hàng,chiến lược chào hàng …
Thứ ba : đào tạo nhân lực,nâng cao nhận thức của các cán bộ công nhân viên trong công ty về Marketing trực tiếp.
Thứ tư : thiết lập một hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng,trong đó bao gồm các khách hàng hiện có,khách hàng tiềm ẩn với đầy đủ các thông tin ( không chỉ đơn thuần là tên tuổi, địa chỉ mà còn phải có cả những thông tin về nhân khẩu học,năng lực tài chính,mức tiêu thụ gần đây … Muốn xây dựng được một cơ sở dữ liệu như vậy,công ty cần phải đầu tư lắp đặt thêm một số hệ thống máy tính nối mạng nội bộ,với nhiều hơn một máy trung tâm có cài đặt phần mềm xử lý số liệu,các chương trình hoàn thiện dữ liệu,các đường dẫn …
Thứ năm : trang bị điện thoại di động,các catalog ấn tượng … cho các nhân viên phòng kinh doanh có nhiệm vụ tiếp xúc trực tiếp với các khách hàng.Vì với điều kiện hiện tại của mình,công ty nên áp dụng các hình thức Marketing trực tiếp bằng catalog,bằng thư trực tiếp và qua điện thoại.Ngoài ra trong thời gian tới,công ty có thể phát triển thêm Marketing trực tiếp trên internet.
7.2.3. Bán hàng cá nhân
Bán hàng cá nhân là một hình thức bán hàng bằng miệng về sản phẩm của công ty thông qua đối thoại với một số hoặc nhiều khách hàng tiềm năng nhằm mục đích bán hàng
Hiện nay,công ty phải chịu sự cạnh tranh gay gắt của nhiều đối thủ có sức mạnh,có tiềm lực …Chính vì vậy, để giữ vững thị trường,trong thời gian tới công ty cần phải xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên bán hàng được đào tạo bài bản,có ý thức nghề nghiệp,nhiệt tình và tâm huyết với công việc.