Các giải pháp về chính sách giá của sản phẩm

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 67 - 70)

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của

8. Các giải pháp về chính sách giá của sản phẩm

Trong điều kiện của thị trường việt nam hiện nay,giá cả vẫn là công cụ cạnh tranh hàng đầu đối với bât kỳ doanh nghiệp nào.Vì vậy các giải pháp về giá sản phẩm cần đi từ cách xác định mức giá cho đến tư tưởng chiến lược về giá và cách phân biệt giá theo khu vực,theo quy cách.

Công ty nên áp dụng chính sách phân biệt giá, đây là chính sách linh hoạt để khuyến khích mua hàng nhiều hơn và cạnh tranh về giá có hiệu quả.Công ty nên áp dụng các chính sách phân biệt sau :

Thứ nhất : phân biệt giá theo đối tượng khách hàng như : đối với khách hàng mua với khối lượng lớn,công ty nên có quyết định hỗ trợ giá nhanh nhất Thứ hai : phân biệt giá theo khối lượng mua : công ty có thể đưa ra quy định khi người mua mua đến một khối lượng nào đó thì được chiết khấu bao nhiêu phần trăm theo giá bán,từ đó khuyến khích người mua mua với khối lượng lớn,đối với các đại lý sẽ có tác dụng khuyến khích họ tăng khối lượng dự trữ. Thứ ba : phân biệt theo điều kiện và phương thức thanh toán : có thể nói việc thu hồi công nợ là công việc vô cùng tốn kém về thời gian và nhân lực,tình trạng chiếm dụng vốn do khách hàng không thanh toán các khoản nợ đúng hạn luôn là bài toán đau đầu cho lãnh đạo cũng như các nhân viên phòng kinh doanh. Để giải quyết tình trạng đó,phân biệt giá theo điều kiện và phương thức thanh toán là một biện pháp hữu hiệu nhằm khuyến khích các đại lý,nhà phân phối thanh toán theo phương thức có lợi cho bản thân họ từ việc giảm giá nhờ thanh toán nhanh chóng và đúng hạn.

II. Một số giải pháp nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty trong dài hạn

Một là : Tăng cường năng lực quản trị kinh doanh của các giám đốc và cán bộ quản lý trong công ty

Hai yếu tố thiết yếu hình thành năng lực tổng hợp của một doanh nhân là tố chất nghiệp chủ và năng lực quản lý.Nhưng ở nước ta,trong nhiều trường hợp,một số doanh nhân có được yếu tố thứ nhất lại thiếu yếu tố thứ hai;hoặc phát triển các yếu tố đó không hài hoà,không theo kịp sự phát triển nhanh chóng và sự đòi hỏi khắc nghiệt của hoạt động kinh doanh với mức độ cạnh tranh quốc tế hoá ngày càng cao. Để phát triển các năng lực nói trên,cần có sự nỗ lực của bản thân công ty và sự hỗ trợ của các cơ quan,tổ chức hữu quan;nhưng sự chủ động,tích cực phấn đấu của bản thân mỗi giám đốc và nhà kinh doanh phải là yếu tố quyết định.Doanh nhân cần được chú trọng nâng cao những kỹ năng cần thiết và cập nhật những kiến thức hiện đại để đủ sức bước vào nền kinh tế tri thức.Một số kiến thức và kỹ năng có thể đã có nhưng vẫn cần được hệ thống hoá và cập nhật.Trong đó cần đặc biệt chú ý những kỹ năng hữu ích như : Kỹ năng quản trị hiệu quả trong môi trường cạnh tranh;kỹ năng lãnh đạo của nghiệp chủ và quan hệ công chúng;kỹ năng quản lý thời gian.Những kỹ năng này kết hợp với các kiến thức quản trị có hiệu quả sẽ có tác động quyết định đối với các doanh nhân,các nghiệp chủ và các nhà quản lý doanh nghiệp,qua đó làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Hai là : phát triển năng lực quản trị chiến lược của cán bộ quản lý trong công ty

Sự yếu kém về tầm nhìn chiến lược trong phát triển kinh doanh là một trong những nguyên nhân của sự thất bại trong phát triển dài hạn.Có doanh nghiệp hoạt động rất thành công ở quy mô nhỏ nhưng thất bại ngay khi bước vào giai đoạn mở rộng quy mô.do đó doanh nghiệp cần phải xây dựng khả năng phát

triển một cách bền vững,nếu không sẽ khó trụ vững trong cuộc cạnh tranh.Những doanh nghiệp phát triển rầm rộ trong một vài năm,sau đó suy giảm nhanh chóng,thậm chí tan vỡ là các minh chứng ( các vụ đổ vỡ như Minh phụng,Epco,Tamexco là những ví dụ đáng xem xét để từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm hữu ích )

Để bồi dưỡng,phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong công ty,cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng : phân tích kinh doanh,dự đoán và định hướng chiến lược,lý thuyết và quản trị chiến lược,quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý. Ba là : về mặt chiến lược cạnh tranh,doanh nghiệp còn yếu về liên kết nhóm, đặc biệt là trên phạm vi quốc gia,do đó phải tiến hành song song hợp tác đi đôi với cạnh tranh

Vừa cạnh tranh vừa hợp tác,hợp tác để tăng cường khả năng cạnh tranh;nếu doanh nghiệp chỉ thuần tuý chú ý đến mặt cạnh tranh mà bỏ qua mặt hợp tác thì rất sai lầm.Phải biết hợp tác đi đôi với cạnh tranh để giảm bớt căng thẳng và tăng cường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Bốn là : doanh nghiệp cần tăng cường vai trò của mình trong các hiệp hội,các câu lạc bộ giám đốc và các tổ chức chuyên môn đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ.

So với nhiều nước có nền Kinh tế phát triển,vai trò của các hiệp hội chuyên nghành,các câu lạc bộ … ở nước ta trong việc giao lưu,xúc tiến thương mại,trao đổi thông tin và hỗ trợ phát triển chuyên môn còn hạn chế,mờ nhạt cả về số lượng,quy mô và nội dung hoạt động.Vì vậy doanh nghiệp cũng như các doanh nghiệp nghiệp khác sẽ cùng nhau cố gắng để chú trọng hơn nữa việc tổ chức các buổi trao đổi sinh hoạt,giới thiệu kinh nghiệm trong nước và quốc tế,cập nhật thông tin về nghành và về hoạt động kinh doanh.Những hoạt

động đó tuy đơn giản nhưng rất bổ ích,tạo điều kiện phát triển và hoàn thiện năng lực của giám đốc doanh nghiệp cũng như các cán bộ quản lý kinh doanh Năm là : Bồi dưỡng khả năng kinh doanh quốc tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của đội ngũ quản lý doanh nghiệp

Hiện nay,mặc dù đã có những bước tiến lớn nhưng nếu so với trình độ quốc tế thì hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam còn tụt hậu một khoảng cách đáng kể.Muốn nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường quốc tế thì chính bản thân các giám đốc và cán bộ quản lý doanh nghiệp trước hết cần tăng cường khả năng đó. Đây là đòn bẩy nhân tố con người trong các tổ chức kinh doanh. Điều này các nhà quản lý doanh nghiệp hoàn toàn có thể thực hiện được (bằng chứng là đã có những doanh nghiệp Việt nam thành công trên trường quốc tế ).Tuy nhiên,con số này còn quá ít ỏi và phát triển còn mang tính tự phát. Đã đến lúc ở cấp quản lý của doanh nghiệp cần quan tâm có tính hệ thống nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh quốc tế của doanh nghiệp.Những kinh nghiệm và thành công của hàn quốc và đài loan trong lĩnh vực này rất đáng được doanh nghiệp nghiên cứu và chọn lọc.

Đối với giám đốc và nhà quản lý doanh nghiệp, để nâng cao khả năng làm việc và giao dịch quốc tế,tiếp cận các tiêu chuẩn,các thông lệ của thế giới thì cần chú trọng phát triển những kiến thức,kỹ năng chủ yếu như :

- Năng lực về ngoại ngữ ( mặc dù có thể sử dụng người phiên dịch nhưng nếu có ngoại ngữ thì có thể hạn chế sự phụ thuộc hoàn toàn vào phiên dịch)

- Kiến thức cơ bản về văn hoá,xã hội,lịch sử trong kinh doanh quốc tế - Giao tiếp quốc tế và xử lý sự khác biệt về văn hoá trong kinh doanh - Thông lệ quốc tế trong lĩnh vực/ngành kinh doanh

Một phần của tài liệu Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty cổ phần sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(80 trang)
w