Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng KHGDCN cho trẻ CPTTT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA GIÁO VIÊN DẠY HÒA NHẬP TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU-TP. ĐÀ NẴNG (Trang 37 - 39)

dựng KHGDCN cho trẻ CPTTT nói riêng là một yếu tố không thể thiếu trong quá trình giáo dục trẻ một cách có hiệu quả.

1.5.8. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng KHGDCN cho trẻ CPTTT CPTTT

1.5.8.1. Vai trò của giáo viên dạy học hòa nhập

Là người có tình thương, lòng nhân ái, là người biết thông cảm với trẻ vì hơn ai hết giáo viên chủ nhiệm hiểu ñược những khó khăn do tật gây ra ñối với trẻ CPTTT.

Là người ñược ñào tạo các khóa học về giáo dục ñặc biệt, giáo dục cho trẻ CPTTT, là người nắm ñược trình tự các bước trong quá trình xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ.

Giáo viên chủ nhiệm là người tiến hành xây dựng kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ CPTTT, giúp trẻ thực hiện thành công nội dung của bản kế hoạch giáo dục cá nhân.

Là người hiểu rõ nhất những khả năng, nhu cầu, cũng như những diễn biến sức khỏe, trạng thái tâm lí hằng ngày của trẻ. Trên cơ sở ñó, giáo viên có thể thông báo những thông tin tương ñối chính xác, rõ ràng về trẻ ñể cùng phối hợp với các chuyên gia khác trong việc lập kế hoạch và triển khai kế hoạch cho trẻ ở các môi trường giáo dục khác nhau: nhà trường, gia ñình, cộng ñồng, xã hội và huy ñộng các nguồn lực vào công tác này.

1.5.8.2. Nhiệm vụ của giáo viên trực tiếp dạy lớp hoà nhập

Để thực hiện các mục tiêu giáo dục ñề ra trong bản KHGDCN, giáo viên cần phải thiết kế, ñiều chỉnh các hoạt ñộng giáo dục vào từng môn học, từng bài học. Tạo cơ hội, ñộng viên, khuyến khích trẻ tham gia hoạt ñộng. Thông qua sự tác ñộng phù hợp trên lớp giúp trẻ nâng cao nhận thức và phát triển khả năng giao tiếp.

Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ, trẻ với trẻ, trẻ với cộng ñồng. Để tạo cho trẻ có ñược cảm giác an toàn, ñược tôn trọng giúp trẻ khuyết tật bớt mặc cảm, tự ti; còn trẻ bình thường thì ñồng cảm, chia xẻ, hỗ trợ giúp ñỡ bạn. Ngoài ra cần giáo dục ý thức và xây dựng vòng tay bạn bè (nhóm bạn bè).

Thiết lập và duy trì mối quan hệ tốt ñẹp với gia ñình trẻ trong suốt cả năm học nhằm trao ñổi thông tin, phối kết hợp thường xuyên với phụ huynh, thông qua trực tiếp hoặc gián tiếp (sổ liên lạc…), hướng dẫn cho phụ huynh cách dạy, kĩ năng giao tiếp, cách phát triển ngôn ngữ cho trẻ ở nhà.

Giám sát và hỗ trợ phụ huynh thường xuyên, tạo ñiều kiện cho phụ huynh nâng cao kĩ năng hỗ trợ trẻ.

Ghi nhật kí những biểu hiện tiến bộ diễn ra hàng ngày ở nhà trường. Thông tin này ñược trao ñổi trực tiếp hoặc bằng văn bản có thể bằng giấy tờ hoặc sổ liên lạc. Các thông tin trao ñổi với phụ huynh cần ñảm bảo ngôn ngữ dễ hiểu, ngắn gọn, rõ ràng, trong sáng, cần ghi nhận cả những ñiều tích cực và những hành vi tiêu cực của trẻ.

Thường xuyên giám sát việc thực hiện mục tiêu và ñề xuất ñiều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ.

Tích cực tham gia các chuyên ñề, thăm lớp, dự giờ ñồng nghiệp ñể học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao trình ñộ chuyên môn của mình.

Điều quan trọng là KHGDCN chỉ phát huy tác dụng khi ñược thực hiện bởi một giáo viên có trách nhiệm, hiểu rõ học sinh của mình, thường xuyên thu thập và lưu trữ ñược thông tin về học sinh, tôn trọng và thực thi những quyền và trách nhiệm của mình trong quy trình xây dựng KHGDCN.

1.5.8.3. Các kỹ năng cần có của giáo viên ñối với việc lập KHGDCN cho trẻ

CPTTT

Kỹ năng tìm hiểu nhu cầu và năng lực của trẻ: kỹ năng mô tả quá trình phát

triển của trẻ, kỹ năng tiếp cận với gia ñình trẻ và với trẻ, cách trình bày thông tin/ kết luận rút ra từ phiếu khảo sát.

Xác ñịnh mục tiêu giáo dục trẻ: kỹ năng xác ñịnh bước phát triển tiếp theo của trẻ, xác ñịnh kiến thức và kỹ năng cần hình thành cho trẻ.

Xác ñịnh thời gian, nội dung và tổ chức các hoạt ñộng: kỹ năng phân bổ thời

gian cho từng hoạt ñộng, kỹ năng chia nhỏ nhiệm vụ học tập, kỹ năng xác ñịnh mức ñộ tham gia của trẻ trong các hoạt ñộng...

Đánh giá việc thực hiện kế hoạch: ñánh giá thường xuyên và ñiều chỉnh kịp thời, kỹ năng thực hiện những công việc trên giấy tờ.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC CÁ NHÂN CHO TRẺ CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ CỦA GIÁO VIÊN DẠY HÒA NHẬP TẠI CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LIÊN CHIỂU-TP. ĐÀ NẴNG (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)