Các địa danh

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 59 - 60)

3. Trong trạng thái từ vựng tiếng Việt hiện tại nói chung, từ vựng ở các

4.1.Các địa danh

- An Bái: Tên một tỉnh ở thượng du Bắc Kỳ, thường đọc là Yên Bái.

- An Nam: Tên nước ta. Lúc thuộc nhà Đường bên Tàu có đặt An Nam đô hộ phủ, đến đời Trần mới lấy tên làm nước.

- Anh Cát Lợi: Tên một nước ở Châu Âu, thường gọi là nước Anh, tên tây là Angleterre.

- Ấn Độ: Tên nước, cũng gọi là Thiên Trúc hay Tây Trúc thuộc về Châu Á. Phật Thích Ca phát tích ở nước ấy.

- Đèo Ngang: Đèo qua núi Hoành Sơn.

- Đồ Bàn: Tên kinh đô cũ nước Chiêm Thành. - Đông Đô: Tên thành Hà Nội vào đời nhà Hồ.

- Đồng Đăng: Tên một hạt thuộc Châu Văn Uyên tỉnh Lạng Sơn. - Hà Nội: 1. Tên một tỉnh cũ ở Bắc Kỳ, nay đổi là Hà Đông.

2. Thành Thăng Long cũ, nay là nhượng địa của Pháp và là thủ phủ xứ Đông Dương.

- Hải Phòng: Tên một hải cảng ở Bắc Kỳ, đất nhượng địa của nước Pháp. - La Thành: Thành của Cao Biền đắp bao chung quanh thành Long Biên (nay là Hà Nội) khi nước Nam ta thuộc nước Tàu. Cũng gọi là Đại La Thành.

- Ma ni: Kinh đô nước Phi Luật Tân.

- Bạch Đằng Giang: Tên một khúc sông ở gần tỉnh Quảng Yên, chảy ra cửa Nam Triêu, là chỗ Trần Hưng Đạo đánh giặc Mông Cổ.

- Bộc: Tên một con sông ở tỉnh Sơn Đông nước Tàu, xưa thuộc về địa phận nước Trịnh, là một nơi trai gái hò hẹn nhau.

- Đà Giang: Tục danh là sông bờ.Một chi lưu ở bên hữu ngạn sông Hồng Hà.

- Hằng Hà: Tên một con sông lớn ở Ấn Độ.

- Ấn Độ Dương: Bể lớn nước Ấn Độ, ở giữa khoảng Châu Phi và Châu Á.

- Bắc Băng Dương: Tên một cái bể băng rất lớn thuộc về phía Bắc trái đất.

- Thái Bình Dương: Bể lớn ở giữa Á Châu và Mĩ Châu. ...

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 59 - 60)