Trong số các mục từ Ấn Âu trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi còn

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 48 - 49)

thấy có những mục từ mà ngày chúng ta ít thấy nhắc đến trong tiếng Việt. Chúng đã trở nên cũ kỹ. Đó là các từ: Á tế á, Á phi lợi gia, Á mĩ lợi gia, Ách, Ba la mật,

Ba lông, Ba Lê, Bá Lâm, Đoan, Ếp, í đại lợi, Kền, Pháp Lan Tây, Phổ Lỗ Sĩ, Tây Bá Lợi Á (trong số này phần lớn là các từ tên gọi kinh đô và các quốc gia trên

thế giới). Vì thế, ngày nay chúng đã được thay thế bằng các từ khác, ví dụ: Á tế

á - Châu Á, Á Phi lợi Gia - Châu Phi, Á Mĩ Lợi Gia - Châu Mĩ, Pháp Lan Tây - Pháp, Ba Lê - Pari,...Vì vậy, việc tìm hiểu các từ tên riêng kiểu này có ý nghĩa

quan trọng không những trong việc nghiên cứu từ Ấn - Âu, mà còn giúp ích cho chúng ta rất nhiều trong việc tìm hiểu các tên gọi cũ.

Khi thống kê, phân tích từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển, chúng tôi thấy số lượng từ Ấn - Âu thấp hơn rất nhiều lần từ Hán Việt. Điều đó là tất nhiên. Các mục từ thuộc các lĩnh vực chính trị, quân sự, âm nhạc, khoa học kỹ thuật hoàn toàn không có trong Việt Nam Tự Điển. Hầu hết các từ Ấn - Âu trong Việt Nam Tự Điển đều là những từ của tiếng Pháp. Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi lẽ, khi thực dân Pháp chiếm Việt Nam làm thuộc địa, người Pháp có ý thức gay gắt trong việc đưa tiếng Pháp lên vị trí độc tôn, để phục vụ cho công cuộc khai thác thuộc địa của họ. Vì vậy, thực dân Pháp đã mở hàng loạt các trường thông ngôn, các trường Pháp - Việt. Báo chí bằng tiếng Việt có dùng lẫn tiếng Pháp và một phần tiếng Hán là những bước chuẩn bị. Trong nhà trường việc chúng dùng tiếng Pháp để dạy học, tiếng Việt chỉ được dạy với một số giờ

và cách dạy như một ngoại ngữ cũng là điều dễ hiểu trong tình hình ấy. Đây là một bước chuyển đổi rất quan trọng để rồi tiếng Pháp ngay khi đó được dùng để giao thiệp công văn, giấy tờ, khế ước, dùng trong các công trình nghiên cứu...như các nhà nho ta dùng chữ Hán vậy. Khi đó, tiếng Việt dù đã có chữ La tinh ghi âm dễ đọc, dễ học, là tiếng mẹ đẻ của hàng chục triệu người, nhưng chỉ được dùng để giao tiếp trong cuộc sống hằng ngày hay trong thông tin và vẫn chỉ giữ vị trí thứ yếu. Việc các từ Ấn Âu được đưa vào Việt Nam tự điển không nhiều, không có nghĩa là tiếng Việt giai đoạn những năm 30 không có các từ gốc Ấn - Âu. Việc đưa nhiều hay ít bộ phận từ ngữ nào đó vào từ điển là do quan niệm và cách thức xác lập cấu trúc vĩ mô của các tác giả làm từ điển.

Việc thu nhận và xử lí các từ gốc Ấn - Âu trong tiếng Việt đã, đang và sẽ tiếp tục là vấn đề thời sự; nhất là trong bối cảnh chúng ta đang mở rộng quan hệ hợp tác với thế giới như hiện nay về nhiều mặt. Hiện nay, các từ ngữ gốc Ấn Âu có xu thế tăng nhanh về số lượng và chất lượng, đặc biệt là sự xuất hiện của hàng loạt các thuật ngữ thuộc các lĩnh vực: quân sự, âm nhạc, khoa học kĩ thuật...Điều này cần được tiếp tục theo dõi và nghiên cứu thêm.

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 48 - 49)