Phân tích các mục từ HánViệt trong Việt Nam Tự Điển cho chúng ta

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 42 - 43)

kết quả tỉ lệ từ ngữ Hán Việt so với Đại Nam Quốc Tự Vị (Huỳnh Tịnh Của, 1896), văn bản văn xuôi văn chương đầu thế kỉ XX, văn bản diễn ngôn văn vần đầu thế kỉ XX và từ điển Hoàng Phê(1994) [18] như sau:

Nguồn tư liệu Tỉ lệ (%)

Việt Nam tự điển 47,06

Đại Nam quốc âm tự vị 52

Văn xuôi văn chương đầu thế kỉ XX 40

Văn xuôi văn vần đầu thế kỉ XX 30

Từ điển tiếng Việt (1994) 40

Như vậy, để tồn tại và phát triển, mỗi dân tộc đều ý thức được rằng, ngôn ngữ dân tộc không thể hoàn toàn tự túc, không có giao lưu, tiếp xúc giữa các ngôn ngữ sẽ mất đi sự cân bằng trong việc phát triển ngôn ngữ. Trên con đường hình thành, tồn tại và phát triển, tiếng Việt và tiếng Hán có sự tiếp xúc sâu rộng và lâu dài với nhau, bao gồm suốt 10 thế kỉ đầu tiên SCN, mà trong đó có tính chất quyết định nhất là thời kì nhỏ bao gồm hai thế kỉ VIII và thế kỉ IX. Mặc dù tiếng Việt và tiếng Hán không cùng nguồn gốc; một ngôn ngữ thuộc ngành Môn

Khơ Me - họ Nam Á, một ngôn ngữ thuộc họ Hán Tạng, nhưng hai ngôn ngữ lại có cùng một loại hình: ngôn ngữ đơn lập, phân tích tính. Đặc điểm này đã tạo cho tiếng Việt và tiếng Hán vay mượn nhau một cách dễ dàng hơn, khi thực dân Pháp đánh chiếm nước ta (1858), số lượng từ Hán Việt vay mượn vào nước ta tăng lên đáng kể, với sự xuất hiện của các mục từ thuộc các lĩnh vực tôn giáo, tín ngưỡng.

Ngày nay, cùng với sự phát triển của các nhân tố chính trị, khoa học, xã hội, mặc dù vốn từ cơ bản thuần Việt đang được phát triển và sáng tạo nhằm thay thế bộ phận từ vay mượn, nhưng từ Hán Việt với những ưu thế của nó vẫn cùng với bộ phận từ thuần Việt tiếp tục chứng tỏ hiệu lực sử dụng ngày càng mạnh hơn, đáp ứng nhu cầu sử dụng, giao tiếp và tư duy của xã hội Việt Nam. Điều này góp phần lí giải cho tỉ lệ từ Hán Việt trong Việt Nam Tự Điển khá cao, với 12.193 từ (47,06%), chiếm gần một nửa trong tổng số 25.912 mục từ của Việt Nam Tự Điển.

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 42 - 43)