PHÂN TÍCH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” THEO NGUỒN GỐC VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 34 - 36)

5. Cụm từ cố định

PHÂN TÍCH TỪ VỰNG TIẾNG VIỆT TRONG “VIỆT NAM TỰ ĐIỂN” THEO NGUỒN GỐC VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

THEO NGUỒN GỐC VÀ PHẠM VI SỬ DỤNG

Vốn từ của một ngôn ngữ gồm hàng chục vạn đơn vị. Đã có những ý kiến cho rằng nó chẳng có một trật tự nào cả. Và khó có thể nói đến tính hệ thống của từ vựng. Tuy nhiên, sau rất nhiều nỗ lực nghiên cứu người ta thấy rằng từ vựng nói chung, từ vựng tiếng Việt nói riêng, không phải là một tập hợp hỗn loạn các từ ngữ. Tuy số lượng rất lớn nhưng chúng làm thành một chỉnh thể gồm những hệ thống nhỏ có liên quan đến nhau, gắn bó với nhau chặt chẽ. Các tiểu hệ thống này đến lượt nó lại có thể phân ra thành các tiểu hệ thống nhỏ hơn nữa, phân biệt nhau bởi những đặc trưng, thuộc tính của chúng. Chẳng hạn, hệ thống từ Hán Việt phân biệt với hệ thống từ thuần Việt bởi đặc trưng nguồn gốc. Từ thuần Việt có nguồn gốc bản ngữ, còn từ Hán Việt lại có nguồn gốc ngoại lai (vay mượn từ tiếng Hán). Bên cạnh đó, từ địa phương phân biệt với từ vựng chung (từ toàn dân) bởi đặc trưng phạm vi sử dụng. Tùy thuộc vào những tiêu chí khác nhau mà người ta có nhiều cách phân chia vốn từ tiếng Việt ra thành nhiều tiểu hệ thống, tức các thành phần từ vựng khác nhau. Có thể khái quát bức tranh phân loại bằng bảng dưới đây:

Tiêu chí Thành phần từ vựng

Nguồn gốc

Lớp từ bản ngữ (thuần)

Lớp từ ngoại lai Các từ ngữ gốc Hán

Các từ ngữ gốc Ấn Âu

Vai trò trong đời sống giao tiếp Lớp từ tích cực Lớp từ tiêu cực Từ cổ Từ cũ Từ lịch sử Từ mới Phạm vi sử dụng Phạm vi rộng : Từ vựng chung Thuật ngữ Từ địa phương Từ nghề nghiệp Tiếng lóng

Phong cách sử dụng Lớp từ thuộc phong cách nói ( khẩu ngữ )

Lớp từ thuộc phong cách viết

Lớp từ thuộc trung hoa về mặt phong cách

Trong chương này chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu một số lớp từ đặc biệt trong Việt Nam tự điển, trước hết là lớp từ nguồn gốc Hán Việt, nguồn gốc Ấn Âu, từ địa phương. Ngoài ra ở chương này, chúng tôi cũng đi vào phân tích lớp tên riêng được phản ánh trong Việt Nam Tự Điển, mặc dù tên riêng không phải là lớp từ được phân theo nguồn gốc và phạm vi sử dụng.

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 34 - 36)