Khi du nhập vào tiếng Việt, nghĩa của các từ ngữ gốc Ấn Âu hầu như

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 45)

không thay đổi và không làm nảy sinh những đối lập, khác biệt như là ở các từ ngữ Hán Việt. Tuy nhiên, về mặt ngữ âm của chúng lại có nhiều thay đổi. Cơ cấu âm thanh trong từ Ấn - Âu khác, thậm chí khác xa so với cơ cấu âm thanh của từ tiếng Việt. Điều này được thể hiện ở các mục từ Ấn Âu trong Việt Nam Tự Điển như sau:

+ Các từ Ấn - Âu được đọc (nói) theo cách đọc (nói) của người Việt. Có nghĩa là các từ được phân chia thành âm tiết tách rời (nếu là từ dài) và phát âm theo cơ cấu ngữ âm của âm tiết tiếng Việt. Người Việt thêm thanh điệu cho các âm tiết đó, bỏ bớt âm trong các tổ hợp phụ âm, hoặc lại chuyển âm này thành âm khác cho phù hợp với cách phát âm của mình.

Ví dụ:

Asia - Á tế á, Amèrique - Á mĩ lợi gia, Afrique - Á phi lợp gia, Prusse - Phổ lỗ sĩ, Suisse - Thụy Sĩ, Suuuefde - Thụy Điển, Paramita - Ba la mật, gare - ga, dentella - den, dame - đầm, London - Luân Đôn,....

+ Với những từ gốc Ấn Âu ngắn, người Việt thường chỉ cấu trúc hóa lại cho thành một âm tiết theo kiểu Việt.

Ví dụ:

Boy - bồi, bombe - bom, douane - đoan, gare - ga, bleu - lơ, lot - lô, litre - lít, sou - xu,....

+ Bên cạnh đó, các từ dài thường được rút ngắn đi. Ví dụ:

Adjudant - ách, beurre - bơ, pomper - bơm, dentelle - den, nickel -kền, ressort - lò xo, meftre - mét, bouddha - phật,...

Một phần của tài liệu Từ vựng tiếng Việt trong Việt Nam Tự Điển (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w