Dùng từ láy với tần số cao

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 44 - 51)

Theo khảo sát, tập truyện ngắn Cánh đồng bất tận gồm 206 trang, bình quân mỗi trang gồm 207 chữ trong đó có hơn 10 từ láy được sử dụng và đặc biệt là hầu như

trang viết nào cũng có ít nhất 4 từ láy trở lên.

Từ láy có giá trị biểu đạt rất cao trong lớp từ tiếng Việt. Nó được xem là bức tranh tâm trạng, cảnh vật đầy màu sắc với muôn màu muôn vẻ và vô cùng sinh động hấp dẫn người đọc. Đó cũng là một trong những lý do khi đọc truyện của Nguyễn Ngọc Tư khi từ láy được sử dụng dày đặc trong một trang viết đã tạo cho người đọc những ấn tượng sinh động như đang chính mình đứng trên mảnh đất Nam Bộ, chính mình được nghe, trò chuyện với chính những con người chân chất, hồn hậu nơi đây.

Để minh chứng cho vấn đề này chúng tôi xin trích dẫn một trong những trang viết trong tập truyện Cánh đồng bất tận [Nguyễn Ngọc Tư. 2005. Cánh đồng bất tận. 123].

“Đó là lúc “ổng”, tức ba tôi chống cây gậy khật khừng lang thang xuống bến. Ông dừng lại chỗ mấy cây tra lấy tay rờ rẫm, săm soi từng cái lá, cái bông như tay bắt mặt mừng thằng bạn lâu năm mới gặp. Rồi ông lần ra tới đầu bến, đứng dưới hàng mắm già ngày xưa ông trồng để cho đất khỏi lở, để mặc cho mấy cái hoa nắng vàng

rơ đậu xuống cái đầu húi cua, bạc trắng của mình, ông già tha thiết nhìn ra sông. Chỉ

vậy thôi rồi khật khừng quay lên, cái chân trái yếu ớt như tựa hẳn vô cây gậy, cứ mỗi lần chân bước, đầu gậy lại xoáy sâu vô đất một lỗtròn tròn.

Cảnh thì quen lắm, thì ngày nào, buổi nào ba tôi chẳng làm vậy nhưng cứ tụm cả

nhà lại, rồi lặng lẽdòm, ai cũng nghe đau đau xót xót như ai lấy cật tre cứa tới cứa lui trong lòng. Bởi cái lúc này là lúc sum họp đây, vậy mà sao vẫn thấy thiếu một người, mà thiếu đúng cái người đang đi lững thững dưới nắng kia mới chết.

Sau đợt tai biến mạch máu não lần thứ nhất, nửa người bên trái ba tôi yếu hẳn đi, tưởng chỉ vậy thôi, đến lần thứ hai bổng dưng tâm trí ông già nhớ quên, ít nói lẩn tha lẩn thẩn. Nhưng còn sống còn tự mình đi đứng được là may lắm rồi, ai cũng nói vậy. Lúc đó cả nhà đang ở chợ, ba tôi càng lúc càng buồn, hay chống gậy đi, mấy lần cả

nhà bỏ tiệm may đi kiếm ông tở phở. Sau này chỉ cần một mình tôi, vắng ông, tôi chạy xe dọc con đường về vườn cũ là gặp”.

Tuy nhiên để đạt được hiệu quả nghệ thuật cao không đơn giản chỉ dùng từ láy với số lượng nhiều là đủ đó chưa phải là giá trị tuyệt đối trong việc dùng từ. Nguyễn Ngọc Tư không đơn thuần chỉ đưa vào những trang viết của mình nhiều từ láy mà chị

có ý thức dùng lớp từ này rất hiệu quả và sáng tạo. Chính vì vậy bên cạnh những từ láy xuất hiện nhiều trong tác phẩm còn có những từ láy được dùng nhiều lần và mỗi trường hợp dùng như vậy đều mang những đặc điểm và giá trị riêng rất phù hợp với

số ít nhà văn đã đạt đến đỉnh cao trong nghệ thuật dùng từ láy như Nguyễn Du, Hồ

Xuân Hương.

Có nhiều từ chỉ với một từ tố cơ sở tác giả đã lựa chọn những từ láy khác nhau trên cơ sở kết hợp với các từ tố láy tạo ra những từ dùng thích hợp đem lại hiệu quả

nghệ thuật cao.

Chẳng hạn với từ tố cơ sở “nhỏ” chỉ mức độ thua kém, hoặc không đáng kể so với những cái đồng loại. Từ từ tố này tác giảđã dùng nhiều từ láy kết hợp như:

“Cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ dưới bến không có ý nghĩa gì sao?”

“Có được chút vốn học hành nhỏ nhoi”

“Một ánh đèn nhỏ nhoi thôi cũng đủ hắt sáng” “Ngọn đèn đỏối, nhỏ nhoi buồn hiu”

“Sá gì cái Mũi So Le nhỏ nhoi này” “Những mơước nhỏ nhoi”

Từ nhỏ nhoi thường được dùng để miêu tả sự vật ít ỏi chẳng đáng bao nhiêu nhưng tác giả lại dùng để chỉ con người “cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái” mà không dùng từ bé nhỏ hay nhỏ xíu vì từ nhỏ nhoi nói lên được thái độ của người ra đi và tâm trạng của người ở lại, lúc này từ láy nhỏ nhoi không chỉ để thể hiện kích thước sự vật mà để miêu tả tâm trạng. Do không cưỡng lại được sự cám dỗ của đời sống thị

thành chàng bác sĩ trẻ trong truyện Thương quá rau răm đã không còn nhớ từng sự

quan tâm của cô gái ở Cù lao Mút Cà Tha này, trong khi tất cả tâm tình của cô gái trẻ đều dành hết cho anh để rồi lúc người ra đi thì hình bóng của cô trở nên quá mờ nhạt quá bé nhỏ và không là gì cả trong mắt người trai trẻ này.

Kết hợp với từ “nhẻ” có: “Dạ! con bé nhỏ nhẻ” “Ăn nói nhỏ nhẻ

“Chị Thểnhỏ nhẻcắt ngang” “Nhỏ nhé lấy trứng”

Dùng từ nhỏ nhẻ: (nói năng, ăn uống ) thong thả, chậm rãi với vẻ từ tốn, giữ gìn diễn tả cách nói phù hợp với hòan cảnh và tâm lý nhân vật. Trường hợp chị Thể trong truyện “Nhà cổ” là một người phụ nữ vô cùng hiền lành, chất phát, mồ côi cha mẹ,

được ở trong ngôi nhà cổ với tư cách một người vợ nhưng chị vẫn ý thức vị trí của mình là một người chịu ơn. Từ hoàn cảnh và đặc điểm tính cách dẫn đến cách xử sự

của nhân vật này lúc nào cũng từ tốn luôn có ý thức giữ gìn từng cử chỉ hành động đến cả lời nói khi muốn nói thì “nhỏ nhẻcắt ngang”.

Kết hợp với từ tố láy “nhặt”, “nhen”, “nhắn” “Chưa bao giờ nội tôi khắt khe, nhỏ nhặt.”

“Vậy thì mình nhỏ nhen gì mà dành với người ta”. “Đồ vật trên ghe món nào cũng nhỏ nhắn”.

Các từ láy được sử dụng nhiều lần đa phần là những từ thông dụng nhưng được sử

dụng rất linh hoạt trong từng ngữ cảnh tạo ra sự phong phú về hình thức diễn đạt. “Sung sướng thấy mình bận rộn”, “biết có lo cho bây được sung sướng

được không”, “quá sung sướng”, “sợ hãi và sung sướng”. Từ láy này được dùng để

biểu thị trạng thái, cảm xúc vui sướng, thoả mãn về vật chất hoặc tinh thần của con người.

“Ông Tư ngồi trước cửa giấu sự thắc thỏm”, “thắc thỏm than nhớ thương cho anh yên tâm”, “thắc thỏm mổ cái mỏ vào mấy nan tre”. Thắc thỏm là ở trạng thái không yên lòng, giống nhưthấp thỏm. Từ láy này có khả năng biểu đạt rất cao khi nói về tâm trạng, bản thân nó có sức biểu cảm hơn từ láy thấp thỏm vì từ này chỉ gợi được sự bồn chồn về hành động diễn ra bên ngoài nhưng từthắc thỏm có khả năng biểu hiện

được nội tâm, tâm trạng nhân vật một cách sâu sắc hơn.

“Ông cằn nhằn”, “má tôi cằn nhằn khi tiễn đôi vợ chồng hàng xóm ra cửa”, “bà đã cằn nhằn”, “cằn nhằn anh sao để cổ áo thâm kim”. Từ láy này đa phần

được dùng trong khẩu ngữ của người NB có tác dụng miêu tả cụ thể một thái độ nói lẩm bẩm, có ý trách móc với vẻ bực tức, khó chịu.

Trợn trạo biểu”, “mắt mở trợn trạo”, “trợn trạo nuốt nghẹn những cảm xúc”. Trợn trạo là động từ chỉ hành động của mắt trợn lên trông dữ tợn, khi dùng trợn trạo biểu hay trợn trạo nuốt nghẹn những cảm xúc thì từ láy này không còn nghĩa chỉ

hành động của ánh mắt mà chỉ về trạng thái, tình trạng giận dữ, kìm nén cảm xúc. “ Nó thảng thốt: “mầy đang kể về ba mầy phải không?””, “thảng thốt gọi ba”, “thảng thốt: “trời đất, đêm qua lẹ thiệt””, “Nhâm thảng thốt cúi đầu”, “không hiểu sao Hậu thảng thốt”, “thảng thốt bàng hoàng”, “trong những sững sờ cồn cào một tiếng thở thảng thốt”, “Điền thảng thốt chạy về”, “chịthảng thốt kêu lên”, “nó thảng thốt kêu: “Má ơi””, “rất cố gắng chị mới thôi thảng thốt”, “tôi không giấu được thảng thốt”, “thằng Điền thảng thốt: “tụi mình ba trợn thiệt sao Hai””, “thảng thốt: “con nhỏ

này đẹp quá mày””. Thảng thốt là từ láy có sức mạnh biểu đạt trạng thái quá hoảng hốt do bị chấn động mạnh, đột ngột về tinh thần.

“ Rồi Hưng khật khừng đứng dậy từ giã”, “Ba tôi chống cây gậy khật khừng

xuống bến”, “chỉ vậy thôi rồi khật khừng quay lên”. Từ láy này không có trong từđiển từ láy tiếng Việt, nó là một sáng tạo của tác giả trong việc kết hợp một từ tố láy mới

khừng vào một từ tố cơ sở khật tạo thành một từ láy mới diễn tả tư thế rất đặc biệt và khả năng gợi hình ấn tượng, đó là một tư thế không dứt khoát, còn quyến luyến, chậm rãi nói lên được một tâm trạng bồi hồi, nuối tiếc được thể hiện qua tư thế.

“Ông lặng lẽ qua bên ghe nhà Hiện”, “lặng lẽ bò ra ngoài mũi ghe, ngồi

lặng lẽ dòm”, “có chiếc ghe hàng bông lặng lẽ neo lại ngoài bến nhà tôi”, “lặng lẽ

cười cười”, “ông Mười lặng lẽ ngồi đốt thuốc”, “cả bọn lặng lẽngồi nghe gió thốc qua lòng”, “ngồi trong mùng lặng lẽnhìn Ba”, “giống cả cái yêu lặng lẽ lầm lì”.

“Văn áy náy tần ngần”, “chị thôi không đứng tần ngần ở chỗ nhà anh”, “làm chị cảm kích đứng tần ngần”, “tần ngần nhìn chồng một chút”, “đứng tần ngần

nhìn bóng bà xa dần trên đại lộ”, “Má tôi lại ra đứng tần ngần”, “Anh Năm tần ngần

hỏi”, “đứng tần ngần bên hàng rào dâm bụt”, “Anh tần ngần đứng bên hè”.

Bẽ bàng ngồi đó”, “bẽ bàng lau nước mắt”, “vừa đủđau vừa đủbẽ bàng”, “nỗi bẽ bàng của những người đàn bà bị cha tôi bỏ rơi”, “bẽ bàng nghĩ”.

“Nge buồn xao xác như lá rụng hoa rơi”, “con bìm bịp đập cánh xao xác”, “tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác”, “ý định ngồi dậy cũng xao xác tan mau”, “con đường kinh xao xác hoa cỏ dại”. Xao xác là từ láy tượng thanh chỉ âm thanh của tiếng chim hoặc gà nối tiếp nhau xao động cảnh không gian vắng lặng. Nhưng trong những ngữ cảnh đặc biệt như xao xác hoa cỏ dại, ý định ngồi dậy cũng xao xác tan mau, từ láy này không chỉđược hiểu với nghĩa là từ tượng thanh chỉ âm thanh của loài vật có lông vũ khi đập cánh làm mất không gian tĩnh lặng mà là từ láy có khả năng biểu đạt về một tâm trạng rối bời, không ổn định và nhất quán trong suy nghĩ. Và từ

xao xác trong câu tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác để chỉ âm thanh của những tiếng gàu tát nước khi tiếp xúc với vật dụng chiếc xuồng.

Lăng xăng chạy tọt chỗ này ló mặt đằng kia” “dọn dẹp lăng xăng”, “lăng xăng nói “trời ơi mát khủng khiếp””. Lăng xăng là hành động tỏ ra luôn bận rộn, tất bật trong hoạt động nhưng chẳng được việc gì và chẳng để làm gì cả, từ này vẫn được dùng để diễn tả những hành động thông thường như chạy lăng xăng tới lui nhưng trong ngữ cảnh lăng xăng nói thì ngoài nghĩa thông dụng còn có nghĩa biểu hiện thái

độ tranh thủ khi phát ngôn trong những trường hợp không cần thiết để tránh tình trạng loãng không khí giao tiếp.

“Thằng Thàn làu bàu” “anh làu bàu”, “tiếng nội làu bàu”.

“Một đám người đang tao tácđứng ngồi”, “sẳn gió đi tao tác”, “bầy vịt tao tác kêu dưới sạp”.

“Một cái áo khác đã bị xé tả tơi”, “cái thân xác tả tơi”, “đời đánh ta tả tơi

bầm dập”, “nằm xoài trên đồng tả tơi”, “cha nó bịđánh tả tơi”.

“ Bóng người xấp xãi”, “xấp xãi chạy về”, “tóc tai gì mà xấp xãi”. Từ láy này không có trong từđiển từ láy tiếng Việt, được dùng như một tính từ theo cách hiểu của người miền Nam để chỉ về tình trạng không được tươm tất, gọn gàng và được dùng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau tạo ra những nét nghĩa khác nhau. Chẳng hạn, trong ngữ cảnh chỉ về ngọai hình là tóc tai xấp xãi thì chúng ta có thể hiểu ngay đang nói về ngoại hình không được gọn ghẽ nhưng trong ngữ cảnh xấp xãi chạy về và bóng người xấp xãi thì từ láy xấp xãi lúc này đã được hiểu theo nghĩa rộng hơn, có tác dụng gợi ra một hình dáng tư thế xốc xếch, dáng đi lúc cao lúc thấp không được bình tĩnh và

đang trong tình trạng hốt hoảng.

Ngoài việc sử dụng từ láy nhiều và dùng nhiều lần, còn có những trường hợp Nguyễn Ngọc Tư dùng nhiều từ láy với tính chất liệt kê tạo ấn tượng liên tiếp có tác dụng hoàn thiện ý nghĩa và cảm giác nhấn mạnh.

Chẳng hạn những từ láy gần nghĩa có tác dụng nhấn mạnh tính chất đặc điểm của sự vật, đối tượng như:

“Con đường hun hút mù mịt dưới mưa”

Hun hút: rất sâu và hẹp đến mức không biết đâu là chỗ tận cùng.

Mù mịt: bị che phủ dày đặc làm cho thiếu ánh sáng đến mức không nhìn thấy gì. Nhấn mạnh sự không có định hướng.

“Thấy mình hoang mang, buồn bã, rã rời

Hoang mang: ở trạng thái tinh thần không yên, lòng tin bị xáo động.

Buồn bã: có vẻ buồn hoặc có tác dụng gây cảm giác buồn.

Rã rời: rã ra thành từng mảng, từng phần rời nhau, không còn quan hệ với nhau. Nhấn mạnh tâm trạng tăng dần từ ban đầu khi lòng tin bị xáo động đến cảm giác buồn và cuối cùng là thất vọng không còn nơi bám víu.

“Văn áy náy, tần ngần đưa”

Nhấn mạnh sự chần chừ, do dự không dứt khoát. “Phải được nâng niu, chìu chuộng

Nhấn mạnh sự yêu thương “Người mẹhồn hậu, mủ mỉ

Nhấn mạnh đức tính hiền dịu của người mẹ. “Khóc nức nở, ồồ

Nhấn mạnh âm thanh ngày một lớn.

“Cái lưng cong cong, từ từ, gù gù, mịt mù

Nhấn mạnh hình dáng tư thế và tăng dần trạng thái không tồn tại, mất hút. “Mái tóc cỗi cằn, xơ xác

Nhấn mạnh tính chất của mái tóc lúc này không còn đẹp nữa. “Đã từng che chở, bảo bọc cho ông”

Nhấn mạnh sự bảo vệ

“Mọi người đều tất bật, vội vã”

Nhấn mạnh sự bận rộn

“Chưa bao giờ nội tôi khắt khe, nhỏ nhặt

Nhấn mạnh tính tình hay chấp nhất những việc không đáng. “Nước mắt nước mũi nhễu nhão, lòng thòng

Thảng thốt, bàng hoàng”

Nhấn mạnh sự ngạc nhiên “Họtíu tít, háo hức”

Nhấn mạnh sự hăm hở chờđón một cái gì sắp xuất hiện. “Đang quay quắt, giãy giụa trong lửa đỏ”

Nhấn mạnh sựđau thương “Mủ mỉ, nâng niu” Nhấn mạnh sự quý trọng “Săn sóc, nâng niu” Nhấn mạnh sự quan tâm. Những từ có tính chất liệt kê, nối tiếp.

“Chiếc xuồng máy nhỏmong manh, rập rờn đi trong giông tố” “Tiếng lụp cụp, rộn ràng

“Nhậu nhẹt, nợ nần”

“Ngói dịch lắc cắc, rờn rợn”

“Khọm rọm, bệu bạo như răng người già” “Dáng cao ráo, thanh mảnh

Rầu rầu, hậm hực”

“Ngồi tần ngần, day day điếu thuốc” “Lạnh lẽo, chua chát

“Bông tra vàng rụng tơi bời, lừng lững” “Nghiêng nghiêng, ngó ngó một hồi” “Khật khừng, lang thang xuống bến” “Rờ rẫm, săm soi từng cái lá”

Đau đau, xót xót”

“Rờn rờn, quanh quất trong chái bếp” “Rình rập, hụp hửi”

“Nhỏ nhắn, tuềnh toàng” “Xốc xếch, lử lả”

“Dập dềnh, thăm thẳm” “Lặng lẽ, lầm lì”

“Giỏi giắn, tươi tắn” “Đèn u ám, vàng vọt”

“Dục dặc, hì hục như phạt một nắm cỏ cứng” “Tiếng sột sọat, rạo rực”

Bồn chồn, loay hoay, te tái tới lui” “Dữ dội, đau đớn”.

Tiếng Việt là tiếng nói rất giàu màu sắc tu từ và độc đáo, đa dạng về ý nghĩa của người Việt. Tuy nhiên, nếu không cẩn thận, đôi lúc dễ dẫn đến cách dùng sai từ. Chẳng hạn, khi dùng các từ gần nghĩa cạnh nhau thì có giá trị biểu cảm rất cao trong việc nhấn mạnh một đặc điểm nào đó của sự vật, hiện tượng nhưng có những trường

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)