Bức tranh nông thôn Nam Bộ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 34 - 39)

II. Tác dụng biểu hiện của các từ láy

1. Bức tranh nông thôn Nam Bộ

Nhắc đến NB chúng ta nhớ ngay đến những hình ảnh thiên nhiên trở nên đặc trưng và từ lâu đã quá quen thuộc với hầu hết người dân VN. Đó là dòng sông, cánh

đồng, bờ kinh, chiếc xuồng, rặng trâm bầu, đám dừa nước, bông tra vàng, cầu tre,…Con người nơi đây quanh năm gắn bó với thiên nhiên, cuộc sống của họ vì thế

cũng trở nên bình dị và dễ gần gũi. Cách sinh hoạt cũng không khoa trương cầu kỳ, nơi ăn chốn ở thì càng đơn giản theo suy nghĩ “ăn nhiều chớở có bao nhiêu”, cốt có chổđể che mưa che nắng là được, đó chỉ là căn lều hay một cái nhà làm từ chất liệu tự

nhiên là lá dừa nước (nhà lá). Cuộc sống đơn giản nên người NB tạo ra những vật dụng sinh hoạt gắn với mình cũng rất thô sơ, đơn giản và chủ yếu được làm từ chất

liệu tự nhiên: cái sàn nước đóng bằng cây, cây cầu dừa làm từ cây dừa, cầu tre có tay vịn bằng tre, gáo múc nước làm từ gáo dừa, cái phản, chiếc giường ,…đều có nguồn gốc từ thiên nhiên.

Trước đây chúng ta đã làm quen với những hình ảnh này trong các sáng tác của những nhà văn nổi tiếng viết về vùng đất NB như Hồ Biểu Chánh, Sơn Nam,..Và giờ đây tác giả trẻ Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện những hình ảnh này trong tác phẩm của mình bằng hình thức nghệ thuật độc đáo và đạt được hiệu quả miêu tả rất cao, sáng tạo những hình ảnh vô cùng độc đáo vừa mới lạ nhưng cũng thể hiện được đặc trưng của vùng đất này một cách ấn tượng và thân thuộc.

Các nhân vật trong tập truyện Cánh đồng bất tận luôn tồn tại trong một không gian đặc trưng NB. Chính không gian này gắn chặt với đời sống nghề nghiệp của họ.

Đó là những người lấy chiếc ghe làm phương tiện sinh sống, lấy cánh đồng lúa làm nơi dừng chân và cũng là nơi bắt đầu những chuyến đi.

1.1.Hình ảnh sông nước

Vùng đất NB từ lâu được mệnh danh là vùng sông nước và kênh rạch chằng chịt, nhiều sông ngòi, với điều kiện địa lý tự nhiên như thế hầu như tất cả mọi sinh hoạt cuộc sống của những người dân ởđây đều gắn liền với sông nước, tất cả hình ảnh thiên nhiên không bao giờ tách khỏi không gian sông nước rộng lớn từ những phương tiện đi lại chuyên dụng trên sông như xuồng, ghe, vỏ, trẹt… cho đến nghề nghiệp cũng gắn liền với dòng sông, con nước như chài lưới, bán hàng bông trên ghe, nuôi vịt chạy

đồng, trồng vườn,….Thậm chí với nghề chăn nuôi vịt, có đôi lúc con người nơi đây thấy gần gũi với chúng và cảm nhận chúng như những con người có hành động và suy tư thực thụ như con người, đó là con Cộc tên của một con vịt xiêm trong truyện.

Kênh, rạch, sông ngòi: “gió chướng non xập xoè dưới mé kinh”, “con Cộc

lò mò ra đống rơm dập dềnh dưới mé kinh”, “nước lên tròm trèm trên mặt đập”, “nước từ vàm sông cuồn cuộn đổ ra”, “cả nhà dắt díu nhau linh đinh sông nước”, “trên đôi bờ

kinh chơ vơ những cây gòn”, “dừng chân ở một xóm nhỏ bên bờ sông lớn mênh mang”. Tất cả những từ láy linh đinh, cuồn cuộn, mênh mang có tác dụng miêu tả về

một dòng sông với những đặc trưng, tính chất cơ bản của nó, tạo cho con người một cảm giác chân thực khi tiếp cận với không gian rộng lớn, bao la đến mức gây cảm giác xa vời, mờ mịt do từ láy mênh mangđem lại, ngoài ra từ láy mênh mang này còn gợi tả sự đối lập giữa những con người quanh năm vất vả, những con người quả thật quá bé nhỏ, cô độc với không gian rộng lớn, vô định qua đó thấy được tình trạng cuộc sống rày đây mai đó, không biết đâu là chốn dừng chân để mưu cầu một cuộc sống ổn định.

Cuồn cuộn là dâng lên từng đợt mạnh mẽ và dồn dập, hết lớp này đến lớp khác, từ láy này dùng để chỉ một trong những đặc điểm của dòng chảy của những con sông. Tất cả

những từ láy được dùng trong đây đa phần đóng vai trò là vị ngữ bổ nghĩa cho chủ ngữ

chỉ hành động cụ thể của sự vật.

Phương tiện giao thông: “tiếng máy Koler 4 nổ lùng bùng”, “chiếc xuồng

khật khừng”, “khập khựng cho ghe đi tới”, “lặng lẽ bò ra ngoài mũi ghe”, “tiếng gàu tát nước cọ vô xuồng xao xác”, “ánh đèn chong leo lét đầu ghe”, “chiếc ghe tơi tả”,

“ngủ ghe chòng chành quá chừng”, “sạp ghe bằng tre đóng thưa thớt”. Một trong những phương tiện đi lại cơ bản của những người dân địa phương nơi đây là xuồng nhưng để đi được xa và nhanh người ta có thêm phương tiện là chiếc máy gắn trên xuồng đểđi nhanh hơn, tác giảđã miêu tảđược âm thanh đặc trưng của tiếng máy này bằng từ láy lùng bùngđó là một tiếng nổ ù tai khiến người khác nghe không rõ. Từ láy

tơi tả dùng để nói lên sự không còn nguyên vẹn và đã quá cũ kĩ, nhưng con người nơi

đây vẫn hằng ngày, hằng giờ sinh sống trên một “chiếc ghe tơi tả”, sinh hoạt trong một không gian bé nhỏ, chật hẹp như chiếc ghe đã là một sự khó khăn, điều này cũng nói lên được tình trạng thiếu thốn về vật chất. Đã vậy, chiếc ghe lại không còn được nguyên vẹn nhưng họ vẫn sử dụng, qua đó gợi cho chúng ta liên tưởng đến những con người sử dụng vật dụng này đã bao năm ròng rã, bươn trải nhưng vẫn không thể có một cuộc sống tốt hơn. Qua việc phân tích để thấy được hình thức nghệ thuật thể hiện nội dung như thế, chúng ta nhận ra tình cảm và tấm lòng nhân đạo sâu sắc của tác giả, từđó cho ta một cái nhìn đúng đắn hơn, có cơ sở hơn về tư tưởng của cây bút nữ này trong muôn vàn những ý kiến khác nhau.

Nghề làm ruộng, trồng vườn và nuôi vịt chạy đồng: “ngó chừng chừng sang cánh đồng lúa vừa mới chín”, “lùa vịt cắt vạt đồng hối hả trở về”, “bờ mẫu chơ vơ

những bụi cỏ ống”, “đồng đất trống trơn”, “những bông lúa khô quắt queo”, “lang thang đồng khơi thả diều cho tới chạng vạng”, “cánh đồng lúa lơ thơgốc rạ”, bầy vịt

vẫy vùng, líu ríu nhặt lúa từ bùn, lạch bạch đi lên, con vịt đủng đỉnh đi chơi, ngoắc ngoắc cái đầu, con Cộc cộc cằn, tư lự, kêu lạc cạc, inh ỏi, đi lùi lũi, con vịt điềm đạm, cọ cọ, an ủi, mặt càu cạu. Người NB luôn gắn liền đời mình với mảnh đất tình nghĩa nơi đây, quanh năm họ làm lụng bằng đầu trần, chân đất thế nên từng cục đất nơi đây

đã thấm đều mồ hôi và công sức của họ và đặc biệt trong cách suy nghĩ của mình họ

luôn quý trọng ruộng và đất và Nguyễn Ngọc Tưđã nắm bắt được tâm lý này khi miêu tả hình ảnh “đồng đất trống trơn”, từ láy này không thấy xuất hiện trong từđiển nhưng có thể hiểu là cảnh vật lúc này trở nên trống không, không có gì che chắn chung quanh. Điều đó gợi lên một cảm giác trống vắng. cô độc của con người trước sự vật.

1.2. Nơi sinh sống dọc theo kinh, theo xóm, trên ghe, nhà, chòi

Lợi dụng địa thế cũng như sự trù phú của thiên nhiên con người ởđây tận dụng tối đa những điều kiện từ sông nước mang lại như nguồn lợi thủy hải sản và phù sa để trồng trọt nên nơi nào có sông ngòi, kênh rạch là nơi đó có làng xóm, có chợ. Họ định cư dọc theo chiều dài của con sông để sinh sống bằng những nghềđặc trưng sông nước, cứ như thế từ đời này đến đời khác họ chỉ dựng tạm một nơi ở cho qua loa có thể đó là một cái nhà, cũng có thể chỉ là một cái lều, một căn chòi lá rách te tua mặc cho “gió vụt vụt vô chòi”.

“Căn chòi ngùn ngụt khói”, “gió vụt vụt vô chòi”, “thổi phù phù vô cái bếp”, “bếp nhà lạnh tanh”, “bộ ván ngựa sần sùi”, “cái sạp dột te tua”, quây quần

quanh bồ lúa”, “nhà mục,đêm nằm nghe mối ăn trẹo trẹo”, “tiếng ngói dịch lắc cắc, rợn rợn trên mái nhà”, “mấy bộ ván mọt gặm lởm chởm”, “ngói trên mái nhà lăn lóc cóc xuống máng xối”, “con mèo ngủthiu thiu trên đầu bộ ngựa”, “Thể lúi cúi thổi lửa nấu cơm trong gian nhà bếp la đà khói”, “nghe gió hiu hút trên những ngọn tre già bên hè”, “cái chòi lá rách te tua”, “bắt đầu những cơn mưa mùa ràn rạt trên mái nhà”,

“cha lầm lì dọn cỏ quanh chòi”, “chiếc giường tre mối ăn ọp ẹp”, “trên đôi bờ kinh

chơ vơ những cây gòn”, “dừng chân ở một xóm nhỏ bên bờ sông lớn mênh mang”, “lặng lẽ bò ra ngoài mũi ghe”, trong ghe chỉ trôi mênh mang những tiếng thở”, “ngủ

ghe chòng chành quá trừng”, “sạp ghe bằng tre đóng thưa thớt”. Người NB rất dễ

dàng trong cách ăn ở hơn nữa do cuộc sống mưu sinh đôi khi bắt buộc phải đi làm ăn tứ xứ nên chỉ cần dựng tạm một nơi che mưa che nắng là đã ở được “căn chòi ngùn ngụt khói”, chúng ta có thể hình dung ra được một cái chòi chứ không phải là một cái nhà rất nhỏ và khi nấu ăn bằng củi do không có một không gian rộng nên làn khói thoát ra ngoài chỉ bằng một khoảng không nhỏ nên tạo thành từng luồng và liên tục. Như vậy, chúng ta có thể thấy được đời sống vật chất vô cùng khó khăn của rất nhiều người dân ở vùng sâu vùng xa chưa được quan tâm đầu tư và phát triển. Ngoài ra, sự

thiếu thốn về vật chất của những con người chân chất nơi đây còn được miêu tả qua một số từ láy dùng để gợi hình dáng những vật dụng “bộ ván ngựa sần sùi”, “mấy bộ

ván mọt gặm lởm chởm”, những từ láy này cho chúng ta nhận thấy một điều, đáng lý

đây là những vật đã quá cũ và không thể sử dụng được vì hình dạng bề mặt của nó đã thay đổi nhưng gần như trong đời sống vật chất của họ thì đây là những đồ dùng duy nhất còn có giá trị. Có thấy được như vậy, ta mới có sựđồng cảm với số phận nghèo khổ thiếu thốn của họ, cũng từđó đã dẫn đến những bi kịch tinh thần khó tránh khỏi để ta thêm trân trọng tình người của tác giả.

Người MN từ lâu đã quá quen với cánh đồng vì đó là nơi họ gắn bó và sinh sống và bằng sự quan sát tinh tế, nhạy cảm và sử dụng những từ láy đặc tả có giá trị Nguyễn Ngọc Tưđã diễn tả rất thành công những hình ảnh này. Đó là quang cảnh phổ

biến trên những cánh đồng sau mùa gặt chỉ còn “lơ thơ những gốc rạ”. Từ lơ thơcó nghĩa là: thưa thớt và cách xa nhau, ở đây tác giả đã miêu tả cảnh vật một cách rất thực. Đồng lúa gợi cho chúng ta một không gian rộng lớn và khi lúa đã chín, mùa thu hoạch tới thì trên những cánh đồng đó chỉ còn lại những chân lúa (gốc rạ) sau khi đã

được cắt, từ láy này càng nhấn mạnh cảm giác ít ỏi đối lập với không gian rộng lớn và hoang vắng.

Để có được những hạt lúa vàng rực rỡ, người dân ở đây cần làm rất nhiều công đoạn khác nhau trong đó có công việc thường gọi là “suốt lúa”, sản phẩm của công việc này là những “đống rơm dập dềnh dưới mé kinh”. Dập dềnh là từ láy chỉ

mặt nước hoặc vật nổi trên mặt nước gợn sóng chuyển động lên xuống nối tiếp nhau liên tục và nhịp nhàng. Đó là những mảng rơm đã được kết dính lại tạo thành một vật cố định chuyển động nhịp nhàng trên mặt nước, vật này được thấy rất nhiều trên các con sông, kinh rạch và cũng là hình ảnh phổ biến độc đáo của vùng đất này.

Những vật dụng cũng được miêu tả rất đặc biệt, đó là những “bộ ván đã bị

mối gặm lởm chởm”và “chiếc giường tre bị mối ăn ọp ẹp”. Lởm chởm là vật có nhiều mũi nhọn nhô ra hoặc đâm ra, chỉa ra đều trông dễ sợ. Tất cả đã cụ thể hóa các vật dụng này trở nên gần gũi và phần nào thể hiện được cuộc sống đơn giản, bình dị của những con người ởđây, họ không quan trọng về giá trị vật chất mà chỉ quý trọng tình cảm thuộc về lĩnh vực tinh thần của con người.

trên những chiếc ghe ở miệt sông nước này, thường thì người ta không cần làm cho ánh sáng của ngọn đèn này thật tỏ vì nó chỉ có tác dụng để cho người khác nhận biết chiếc ghe trong đêm tối nên nó luôn mang một ánh sáng nhỏ, yếu và chập chờn như

sắp tắt, như vậy chỉ có từ láy leo lét mới thể hiện được thứ ánh sáng đặc trưng này cho chúng ta thấy thêm sinh hoạt của người dân NB. Từ láy leo lét có tác dụng bổ sung ý nghĩa cho hành động chong đèn, ánh sáng nhỏ bé, chập chờn và lờ mờ của ngọn đèn này gợi cho chúng ta hình dung ra m ột cuộc sống tăm tối của những người dân nơi

đây đối lập với thứ ánh sáng chớp nhoáng nơi phố thị. Thông thường, một khi cuộc sống định cư trên ghe thì họ luôn lấy sông nước và bất cứ nơi đâu làm chốn ngừng nghỉ, vậy mà giữa bốn bề sông nước cảnh vật thì rộng lớn mà chỉ có một thứ ánh sáng nhỏ, yếu ớt hiện hữu thì rõ ràng là quá cô độc và đặc biệt à sự thiếu thốn, thiệt thòi về

mặt tinh thần khá trầm trọng của những người dân ở vùng sâu vùng xa còn nhiều trở

ngại nên chưa dành được nhiều sự quan tâm của nhà nước. Thiết nghĩ, đây cũng là vấn

đề mà mọi người cần phải suy nghĩ và hành động. Đó cũng là tiếng nói bênh vực chan chứa tình yêu thương của Nguyễn Ngọc Tư. Về mặt từ vựng, nếu chúng ta thử thay thế

từleo lét này bằng các từ nhỏ, yếu, tối thì các từ này chỉ mang lại một nghĩa cụ thể mà không có nghĩa bao hàm, khái quát, giàu khả năng miêu tả ánh sáng và bộc lộ tình trạng như từđã dùng.

Cảm giác trên ghe thật sự là một cảm giác rất đặc biệt đã được tác giả dùng từ láy chòng chànhđể thể hiện. Chòng chành = tròng trành dùng để chỉ những vật có thành chao động, nghiêng qua nghiêng lại không giữ được thế cân bằng. Không đơn giản là cảm giác khó chịu khi ở trên ghe mà nó còn là tâm trạng dao động, suy tư, khó chịu của Giang khi về thăm ghe mà nghe người yêu mình ca sang sảng khi mình đã lấy chồng thì còn gì mà luyến tiếc nhưng sao vẫn thấy khó chịu, day dứt. Là vùng đất có rất nhiều sông ngòi, kênh gạch vô cùng chằng chịt nên người dân ở đây sử dụng phương tiện sinh sống và đi lại chủ yếu bằng ghe, xuồng, vỏ,…và hầu như đa phần người NB không ai lạ gì cảm giác này khi bước xuống những phương tiện này đặc biệt là khi nó neo lại một chỗ thì những con sóng nước và những chiếc ghe khác chạy qua làm cho nó không giữđược thằng bằng, tạo ra một sự nhịp nhàng rất thú vị nhưng nếu không quen thì sẽ rất khó chịu.

Thiên nhiên ởđây rất ưu đãi con người, ven những bờ sông không biết từ

lúc nào mọc lên những loại cây mang lại giá trị cho con người, là những “rặng trâm bầu xơ rơ” dùng làm củi; là đám dừa nước dùng làm nhà hay gói bánh; những bông gòn dùng làm gối nằm,…Tất cả đều đi vào văn của Nguyễn Ngọc Tư một cách tự

nhiên và độc đáo.

Thiên nhiên Nam Bộ rất phong phú và sống động, rất khó có thể miêu tả được tất cả những hình ảnh này vào trong tác phẩm một cách đầy đủ. Nhưng Nguyễn Ngọc Tưđã sử dụng những từ láy có khả năng miêu tả một cách chân thực nhất những

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)