Con người Nam Bộ chân chất, thật thà, giàu tình cảm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 39 - 44)

II. Tác dụng biểu hiện của các từ láy

2. Con người Nam Bộ chân chất, thật thà, giàu tình cảm

Sống trong một không gian mênh mông, rộng lớn và được sự ưu đãi của thiên nhiên nên con người vùng đất này sẵn có bản chất an phận, dễ chấp nhận, dễ bỏ qua và luôn sống với một tinh thần thoải mái, ít ưu tư và sống theo quan niệm “tới đâu hay tới

đó”. Phần lớn dân NB sống phụ thuộc vào thiên nhiên rất nhiều nên luôn có thái độ

trông cậy, chờđợi sự may rủi và đặc biệt là rất phóng khoáng và chân thật vì họ nghĩ

rằng những thứ mình có được đều là trời cho nên không có thái độ tằn tiện. Người miền nam rất dễ sinh sống, có khi chỉ bằng chiếc ghe nhỏ họ có thể đi bất cứ đâu để

làm ăn sinh sống còn nơi ở thì rất ít khi cốđịnh. Mặc dù bề ngoài tỏ ra xuề xòa, không quan trọng vấn đề, dễ bỏ qua, luôn thật thà nhưng bên trong tính cách của họ rất cương trực, nóng nảy và yêu ghét rõ ràng. Đó là những con người có bản chất tốt đẹp, sống rất tình nghĩa và tôn trọng những tình cảm thiêng liêng, đặc biệt là quý trọng tình người và những con người sống có tình có nghĩa.

Người Nam Bộ có cách nói, cách suy nghĩ và cử chỉ rất độc đáo khó có thể nhầm lẫn được. Trong tác phẩm này Nguyễn Ngọc Tư đã tỏ ra am hiểu rất tường tận từng tính cách, hình dáng, cử chỉ, tâm trạng của các nhân vật .

2.1. Vóc dáng, ngoại hình: Bản chất của người NB rất thật thà và chất phác nên khi họ có một suy tư hay một tâm sự gì đó họ không ngần ngại bộc bạch mình và thể hiện cảm xúc ấy ra bên ngoài và các từ láy thể hiện nội dung này hầu hết là tính từ đóng vai trò làm định ngữ miêu tả vóc dáng, ngoại hình rõ ràng và chi tiết.

“Khuôn mặt ràn rụa nước”, “khuôn mặt đầm đìa nước mắt”, “khuôn mặt của ông hơi dúm lại”, “đôi môi đã héo queo cất lên cong vút”, “khuôn mặt lạnh tanh”, “dáng thong thả”, “hàm răng trống trơ, móm mém”, “tóc tai gì mà xấp xãi hệt du côn”, “râu ria rậm rạp”, “gương mặt ràn rụa nước mắt”, “đầu tóc bù xù”, “đầu gối cụt chỏng chơ”, “khuôn mặt mờ mờ sau làn khói”, “mắt mũi kèm nhèm”, “khuôn mặt

nhăn nhúm”, “cái lưng cong cong, từ từ, gù gù, mịt mù”, “dáng thong thả”, “da ngăm ngăm”.

Ngăm ngăm là từ rất thường dùng trong cách nói khi nhận xét về màu da của một người có màu hơi đen, từ láy này có giá trị gợi hình về màu da rất đặc biệt không đen xậm mà chỉ ngả màu hơi đen của con người. Móm mém là từ có khả năng gợi lên một hình dạng móm do rụng hết răng trong mồm lúc ấy khuôn mặt con người sẽở trong trạng hoàn toàn khác so với lúc bình thường gần như thay đổi hẳn hình dạng của khuôn mặt. Đặc biệt là các từ láy ràn rụa, đầm đìa đều được dùng để miêu tả

khuôn mặt, các từ này có tác dụng gợi cho người đọc hình dung ra một khuôn mặt đầy nước mắt và điều này nói lên được bản chất của những người dân nơi đây là những người giàu tình cảm nên mới xúc động như thế.

2.2. Hành động: “vấn thuốc rồi bập bập trên môi mà không buồn đốt”, “lủi thủi chống gậy ra bến”, “lẳng lặng vác câu đi câu cá”, “te tái cắp nón đi suốt”, “Hưng

khật khừng đứng dậy từ giã”, “Ông Mười ngồi lại dưới xuồng, đốt thuốc, đăm đăm

ngó khói lên trời”, “Ông Chín ngồi tần ngần, day day cái chung trà trên tay”, “hối hả

“thút thít ngồi đờn”, “chụp cái nón lá sùm sụp trên đầu”, “hì hụi kéo cưa một mình”, “lặng lẽ ngồi đốt thuốc”, “hộc tốc chạy”, “cắc củm dành tiền”, “hỉ mũi rột rẹt”, “che tay khum khum trên trán”, “chống tay liêu xiêuđứng lên”, “ngật ngừ ngồi dậy”, “xăm xăm đi trước”, “tong tả xộc vào”, “bẽ bàng lau nước mắt”, “khều khều bộ râu”, “lặng lẽngồi đốt thuốc”, “bần thần nhìn ra sân”, “lơ láo ngó lên”, “cười chua chát”, “bệ bạo

cười”, “nhăn nhở cười”, “Dì Thấm cứ lựng bựng không biết đứng đâu ngồi đâu”, “đứng tần ngần nhìn bóng bà xa dần trên đại lộ”, “nụ cười nhẹ nhàng , trôi trôi”,

“Ông Chín Vũ ngồi rầu rầu, hậm hực”, “ông già cười hỉ hả”, “Má tôi cằn nhằn khi tiễn đôi vợ chồng ra cửa”, “cười nắc nẻvới má tôi”, “ông lúng búng”.

Te tái là động từ gợi tả dáng đi nhanh nhảu, vội vàng nhưng theo cách hiểu của người miền Nam, từ này thường được dùng để nói về một người có dáng đi đang trong trạng thái giận dỗi, ngoe nguẫy. Hì hụi là động từ chỉ sự kiên nhẫn và cặm cụi làm việc một cách khó nhọc, từ này có tác dụng gợi tả cho chúng ta hình dung hành

động của một người suốt ngày làm việc không màn đến mọi người xung quanh, chỉ lo cho công việc của mình đang làm, từ này cũng thể hiện được đức tính cần cù, siêng năng của con người Nam Bộ.

2.3. Tình cảm: Người MN sống rất tình nghĩa cho nên bản thân họ cũng là những người giàu tình cảm, hay nghĩ cho người khác và là những con người sống rất nội tâm và tình cảm ấy được thể hiện trong từng cử chỉ, hành động.

“Ông già tha thiết nhìn ra sông”, “Má bổng nhiên thắc thỏm”, “tiếng thở

dài thườn thượt nghe buồn mênh mông”, “ánh nhìn thăm thẳm, ngọt ngào”, “một người đang quay quắt đau thương”, “nỗi day dứt trong lòng làm cho bà quắt queo tàn héo”, “lòng bối rối nên nói chuyện trớt he”, “nước mắt ròng ròng”, trầm ngâm ngậm một hụm khói thuốc, quay mặt thở dài”, “xa xót nhìn”, “ lòng não nề”, “thấy mình

hoang mang, buồn bã, rã rời”, “lòng ông đau đớn”, “cồn cào nhớ”.

Để thể hiện được nỗi nhớ, ca dao đã dùng một từ láy rất đặc biệt bổi hổi bồi hồi

hay một số từ mà chúng ta vẫn thường dùng da diết, tha thiết. Trong trường hợp dùng từ của Nguyễn Ngọc Tư có một kết hợp rất độc đáo tạo ra một từ diễn tả nỗi nhớ vô cùng đặc sắc, đó là “cồn cào nhớ”. Cồn cào thường được dùng để chỉ về một trạng thái sinh lý khi có cảm giác khó chịu do bị đói hay để chỉ tâm trạng chờđợi sốt ruột,

cồn cào nhớ là một nỗi nhớ không hẳn là bình thường và dễ cảm nhận, đó là một nỗi nhớ khôn nguôi, cứ day đi day lại làm cho con người hết sức khổ sở.

2.4. Ngôn ngữ: “nhao nhác nói”, “những lời nói ngọt ngào”, “cằn nhằn cử

nhử”, “giọng xủng xoảng như ly chén bể”, “lè nhè than”, “thẹn thò nói tiếp”, “xao xuyến hỏi”, “Chị Thể nhỏ nhẻ cắt ngang”.Các từ láy này thường đứng trước động từ

có tác dụng cụ thể hóa tính chất của sự vật.

Người NB chủ yếu sống bằng lao động chân tay nên thường là sau khi đã hoàn thành xong công việc của mình những người đàn ông thường hay ngồi lại gọi là “lai rai cho ấm bụng”.Và khi đã có rượu hầu như cách ăn nói và tính cách của họ ít nhiều đều thay đổi không như trạng thái ban đầu, lúc đó dường như con người dễ dàng bày tỏ cảm xúc, tâm trạng ẩn chứa bên trong , giọng nói lúc này được Nguyễn Ngọc Tư miêu tả bằng từ láy lè nhè rất chính xác khi Thuấn người con trai đem lòng yêu

Giang đã cưới Giang làm vợ nhưng lòng đầy lo âu khi tâm hồn của cô không hoàn toàn thuộc về anh vì thế khi đã uống rượu với ông Chín anh mới “lè nhè than” như một người mang đầy tâm trạng, cảm xúc đau đớn. Trong khi đó từ láy lè nhè vẫn thường

được dùng để chỉ một giọng nói kéo dài dai dẳng với giọng rè, trầm, gây cảm giác khó chịu không có tác dụng gợi tả tâm trạng như cách dùng sáng tạo và phù hợp của tác giả. Lè nhè là động từ chính được dùng trước động từ than, đóng vai trò là chủ ngữ

khẳng định tính chất của cử chỉ, hành động .(Dòng nhớ)

Cử chỉ của dân NB đôi lúc được diễn tả rất đặc biệt và mang tính khái quát cao. Đó là cử chỉ “bập bập điếu thuốc trên môi” hay dùng “tay khum khum che trán”. Từ bập bập này không thấy xuất hiện trong từ điển từ láy tiếng Việt nhưng những người dân ở đây đều có thể hình dung ra đó là một cử chỉ để điếu thuốc trên môi nhưng không hút mà dùng môi bậm lại để giữđiếu thuốc sao cho không bị rớt. Đây là một cử chỉ thể hiện sự suy tư, băn khoăn, do dự khi đang suy nghĩ điều gì đó của của ông già Chín không sao cản được dòng nhớ của đứa con gái lúc nào cũng nghĩ về sông mà ông thì lại không muốn con mình lênh đênh sông nước vì vợ ông đã từng chết ở đâu đó trên những khúc sông này nhưng dù biết con gắn bó với sông nước nhưng ông vẫn một mực không muốn con mình khổ nên buộc phải cắt đứt dòng nhớ của nó mà lòng ông đau như cắt. Không gì hơn đó là một tấm lòng cao cả của người cha nhân hậu dành cho đứa con gái sớm mồ côi mẹ(Dòng nhớ).

Hình dáng và hành động của họ đã để lại ấn tượng trong lòng người đọc. Họ là những con người có râu ria xồm xoàm, rậm rạp: làn da thì ngăm ngăm, đầu gối thì chỏng chơ; cái lưng cong cong, ngay cả khuôn mặt cũng không được miêu tả rõ ràng chỉ “mờ mờ sau làn khói” hoặc có thì chỉ là nột “khuôn mặt nhăn nhúm”. Nhìn chung nếu nhận xét về bề ngoài thì họ không phải là những người đẹp, các nhân vật trong TN của Nguyễn Ngọc Tư rất ít khi được miêu tả chi tiết về bề ngoài ngay cả

những nhân vật nữ cũng hiếm có trường hợp như vậy nhưng ngược lại tác giả tập trung rất nhiều vào tâm trạng và tính cách của nhân vật. Các nhân vật luôn sống trong những tâm trạng khác nhau, có những tính cách đặc trưng khác nhau của con người vùng này vốn: hịch hạc, cộc cằn, lì lợm, rộng rãi, xởi lởi.Đây là các từ láy thuộc từ loại tính từ đứng sau danh từ có tác dụng miêu tả cụ thểđặc điểm, tính chất của đối tượng.

Càng không chú trọng về ngoại hình tác giả càng chú ý miêu tả, khai thác nội tâm, tâm trạng. Các nhân vật trải mình với những tâm trạng: chua chát, xót xa, bối rối, mê mỏi, sững sốt, khủng khiếp, chới với, háo hức, ngán ngẫm, bần thần, bàng hoàng, thắt thẻo, đau đớn, day dứt, ngỡ ngàng, chẩng hẩng, thảng thốt, cồn cào, ngậm ngùi, thắc thỏm, bồn chồn.

Khi phải nhường người mình yêu là chị Thể cho người anh suốt đời đã hy sinh tất cả cho mình mà không được học hành, anh Tứ Phương vừa giận vừa trách mà cũng vừa buồn cảm thấy như đang muốn khóc ngầm vì xúc động nên khi ôm con của anh ruột và chị dâu vào lòng mà “ngậm ngùi thương người anh chịu nhiều thua thiệt”

(Nhà cổ). Thấy được tình cảm anh em cao cả, có thể coi đây là sự tiếp nối giá trị

truyền thống từ xưa của dân tộc ta qua câu truyện cổ tích Trầu cau. Tính từngậm ngùi

Trong truyện Cuối mùa nhan sắc cô đào Hồng nổi tiếng xinh đẹp một thời cho đến lúc về già vẫn còn nhớ thương một người và những nỗi nhớ niềm thương ấy “chắc còn day dứt trong lòng”. Đó là cảm giác không lúc nào yên lòng, luôn phải bứt rứt lo phiền khi đã từ lâu lắm bà không gặp lại con người này, người mà bà đã trao trọn cuộc đời mặc cho bên cạnh bà có một người đã sẵn sàng bỏ cả giàu sang đi theo làm một vai diễn quèn vì bà. Để rồi khi về già bên cạnh bà chỉ còn ông Chín và người

đàn ông với dáng vẻ giàu sang kia chỉ trở lại thăm bà một lần duy nhất và không bao giờ trở lại nữa. Qua đây Nguyễn Ngọc Tư như muốn cho chúng ta nhìn thấy tình người chân thật ở những con người bình dị nhất và trong trong những trái tim chân thành nhất khi đối xử với mọi người đó mới là điều trường tồn và đáng quý đối với một đời người. Đây chính là giá trị nhân đạo mà tác giả muốn gửi gắm, vậy thì ai có thể nói văn NT chỉ thuần túy là thứ văn chương giải trí đây.

Tình người vẫn luôn ấm áp và tỏa sáng trong văn của Nguyễn Ngọc Tư, chỉ

khi thông qua hình thức nghệ thuật để tìm hiểu ta mới thấy hết được giá trị cao đẹp này. Ông già trong truyện Cái nhìn khắc khoải là một người đàn ông rất giàu tình thương người cũng chính vì vậy mà từ khi cưu mang người đàn bà sa cơ lỡ vận ông đã sống trong một tâm trạng bồn chồn đó là trạng thái nôn nao, thấp thỏm, không yên lòng vì đang mong chờ một việc gì đó chưa đến hoặc chưa biết sẽ ra sao. Đúng là trong khoảng thời gian hai người bắt đầu dành những sự quan tâm cho nhau thì ông mới nghĩ rằng mình cũng cần phải có người để mình có thể yêu thương và chia sẽ

nhưng từ trong sâu kín đáy lòng mình, ông vẫn nhận thấy tình cảm của người đàn bà này dành cho người chồng còn quá nhiều nên ông đành phải giả vờ như hờ hững tạo

điều kiện cho bà được về với chồng. Để rồi vào cái ngày bà ra đi ông vẫn còn hy vọng con người này sẽở lại nên mới tìm cớ về nhà mà trong lòng không biết chắc được sự

thật sẽ như thế nào đây.

Luôn đề cao giá trị nhân văn cao cả, Nguyễn Ngọc Tư kịch liệt phản đối những con người hành động vô lương tâm chỉ vì quyền lợi cá nhân, hơn thế nó còn là sự phản ánh một xã hội thực dụng. Như nhân vật Hậu trong truyện Một trái tim khô

đã bị chính người chồng của mình giết đểđược giữ quyền điều hành công ty, may mắn là Hậu không chết nhưng cú sốc ấy đã đưa Hậu vào một tâm trạng khủng khiếp và vô cùng lo sợ vì không ngờ rằng người đó lại chính là chồng mình và lúc này đây đúng như tựa đề của truyện con tim Hậu giờ đây đã trở thành Một trái tim khô. Nguyễn Ngọc Tư rất quan trọng đời sống tinh thần của con người, dù có thiếu thốn về vật chất nhưng đó chưa phải là tất cả của cuộc sống, chỉ khi con người không còn tình cảm, cảm xúc thì cuộc sống này trở nên thật đáng sợ một cách khủng khiếp. Nguyễn Ngọc Tư là người luôn trân trọng giá trị sống của con người, dù là cách thể hiện có đôi lúc còn gây hiểu lầm nhưng bản chất vẫn là những câu truyện đầy tính nhân văn và tràn ngập cảm xúc.

Bằng những từ láy đặc tả cảnh vật và con người vùng đất NB, Nguyễn Ngọc Tưđã cho chúng ta phần nào hình dung được bức tranh toàn cảnh về vùng đất có sức hấp dẫn ghê ghớm này với thiên nhiên giàu sức sống, phong phú và con người với những tính cách khá đặc biệt. Đã từ lâu nhiều người đã rất quen thuộc hình ảnh đặc trưng của người dân NB quanh năm lao động miệt mài, không quản nhọc nhằn nhưng

những hình ảnh và tính cách cũng như tình cảm của con người nơi đây được thể hiện trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư bằng những từ láy có tác dụng đặc tả tả tâm lý, tính cách, hình dáng và hành động một cách sống động, chân thực, giàu sức biểu cảm tạo được một hình ảnh vừa mới lạ nhưng cũng vừa gần gũi với những gì đã quen thuộc trong suy nghĩ của mọi người. Tác giảđã vận dụng tối đa giá trị biểu hiện của từ

CHƯƠNG III . NGH THUT S DNG T LÁY CA NGUYN NGC TƯ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)