Từ láy, một trong những phương tiện thể hiện quan trọng

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 27 - 34)

VII. Vài nét về những truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

2. Từ láy, một trong những phương tiện thể hiện quan trọng

ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Một trong những nguyên nhân không kém phần quan trọng góp phần khẳng định giá trị tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư là hình thức nghệ thuật độc đáo và hấp dẫn. Người đọc thật sự ngỡ ngàng và thấy thú vị khi bước vào không khí đầy ắp ngôn ngữ

NB, chính điều này đã tạo nên tính hồn nhiên, chân thực và không kém phần sinh động cho tác phẩm.

Chúng ta đều biết chất liệu làm nên hình thức của tác phẩm văn học chính là ngôn từ nghệ thuật. Với đặc điểm như vậy để thể hiện được nội dung trong tác phẩm của mình một cách ấn tượng và ý nghĩa, Nguyễn Ngọc Tư đã lựa chọn hình thức thể

hiện rất độc đáo là sử dụng nhiều từđịa phương bên cạnh lớp từ láy giàu màu sắc tu từ

và khả năng biểu cảm cao. Qua đó diễn đạt một cách tinh tế và phù hợp với phong cách, tâm lý của con người vùng đất này.

Hình thức là sự biểu hiện của nội dung, là sự đồng hóa chất liệu nội dung, hình thức trước hết có trong ngôn ngữ, kết cấu, cốt truyện và trong nhân vật trong đó có tính cách được biểu hiện qua chi tiết, hành động. Trước hết, ngôn ngữ là một trong những hình thức rất quan trọng, là công cụ hỗ trợđắc lực cho việc thể hiện nội dung. Nhưng điều quan trọng vẫn nằm ở khả năng sử dụng linh hoạt, sáng tạo, đạt hiệu quả

của bản thân nhà văn. Vềđiều này chúng ta có thể tìm thấy ngay trong những sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư qua những cách sử dụng ngôn ngữđộc đáo, mới lạ những từđịa phương tạo sự gần gũi và hấp dẫn người đọc, chẳng hạn như: “chết ngoẻo cù nèo”, “tỉnh bơ ba khía”, “tiếc hùi hụi”, “uổng thiệt”, “đi mạnh giỏi nghen”, “già cóc thùng thiếc”,…Những hình ảnh so sánh ấn tượng bằng những sự vật gắn liền với hình ảnh thân thuộc trong cuộc sống con người như: “tóc nhuộm vàng hoe chơm chởm như rễ

tre”, “nghe buồn xao xác như lá rụng hoa rơi”, “cái nhà nhỏ như hộp quẹt”, “cực như

trâu”, “giọng xủng xoảng như ly chén bể”, “dịu dàng như chiếc lá me”, “cái bới tóc nhỏ teo ngắt như trái cau”,…Ngoài ra tác giả không dùng những đoạn văn trau chuốt, bóng bẩy mà dùng những ngôn ngữ trần thuật trực tiếp vừa thể hiện được cá tính, vừa nói lên được tâm trạng của nhân vật, đó là đoạn nói về khát khao được một lần lên tivi của ông già Năm Nhỏ để tìm con đã tạo được cảm xúc cho người đọc trước một con người chất phác, giàu tình cảm: “mình thèm lên tivi muốn chết giấc mà không được, còn mấy ông cán bộ ngồi chình ình trong đó hoài, thấy mắc ngán, ông già Năm Nhỏ

than với thằng Thàn, nói sao tao muốn làm bí thơ tỉnh quá. Thàn kêu, trời ơi, chi vậy tía. Ông cười, lên tivi chứ chi, lúc đó tao đường hoàng nói chuyện với con Cải, tao nói từ từ, nhắc chuyện xưa cho nó nghe”. Những lời trực tiếp của nhân vật còn kèm theo giọng điệu, tư thế, ánh mắt, cử chỉ tự nhiên theo cảm xúc thể hiện được bản chất hồn nhiên của con người Nam Bộ trong một số câu như: “Tía kiếm có con Cải rồi, dễợt hà mầy ơi”, “Tui mắc cười quá ông Năm à, tui lên tivi để cha mẹ nhìn ra mà họ không

“thằng Thàn làu bàu, hỏng biết chừng này mà ông già đi đâu vậy cà”, “bà cằn nhằn, cái thằng tóc tai gì mà xấp xãi, hệt du côn”,…Ngoài ngôn ngữ, lời văn nghệ thuật, hình thức nhưđã đề cập còn thể hiện ở kết cấu, kết cấu là các phần của một tác phẩm hợp lại thành một bộ phận hoàn chỉnh. Những chi tiết mở đầu, kết thúc của một tác phẩm đều có giá trị nhất định. Các kết thúc trong truyện của Nguyễn Ngọc Tư thường là những kết thúc không có hậu và bỏ lửng nói lên được một cuộc sống lẩn quẩn, không lối thoát, khép kín của những số phận con người không đủ sức chống chọi với số phận và hoàn cảnh khắc nghiệt, có những kết thúc tạo dư âm vang vọng lắng đọng cảm xúc trong lòng người đọc như kết thúc trong truyện Cải ơi “Nghe đâu hôm đó đài truyền hình có đưa tin nhưng chỉ thấy ông già nhép miệng một cách tuyệt vọng. Như đã nói, nhà đài người ta chớ có phải chợ trời đâu, mà có thể thoải mái gọi Cải ơi!”, hoặc một kết thúc cảm động trong truyện Hiu hiu gió bấc “thêm một mùa gió bấc nữa chị Hảo vẫn chưa lấy chồng. Ai cũng hỏi chị chờ ai vậy cà. Chị bảo chờ người ta xức dầu Nhị Thiên Đường của chị mà hết đau…chờ người ta thôi buồn khi đưa chốt qua sông. Nhưng mà chờ tới chừng nào lận? Ai mà biết. Mùa nay gió bấc hiu hiu lại về”, một kết thúc xúc động trong truyện Thương quá rau răm “con cá, lá rau, hạt gạo mến thương của người cù lao không ràng buộc được một con người (như đã từng rịt chân ông lại), cái bóng nhỏ nhoi của đứa con gái đang tuyệt vọng đứng ngóng chờ

dưới bến không có ý nghĩa gì sao? Tuyệt không đáng gì à?”.

Bên cạnh một số hình thức nghệ thuật nhưđã trình bày Nguyễn Ngọc Tư còn sử

dụng rất nhiều từ láy bởi số lượng từ láy trong TV vô cùng phong phú và có giá trị

nghệ thuật cao nhưng không phải bất kỳ nhà văn nào cũng vận dụng thành công lớp từ

này. Trong những TN của mình Nguyễn Ngọc Tư luôn có ý thức sử dụng từ láy một cách có mục đích trong từng trường hợp, dù số lượng nhiều nhưng mỗi từ đều mang sắc thái riêng thích hợp trong từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp không những tạo nên tính đa dạng trong ngôn ngữ của tác phẩm mà còn nói lên được cái vận động của tâm hồn con người qua các hình tượng. Khi sử dụng những từ láy đi kèm với việc miêu tả, tác giả đã rất thành công trong việc thể hiện tâm lý, trạng thái của nhân vật như: “cảnh tình nheo nhóc”, “khuôn mặt bì sì”, “vẻ mặt đau đớn”, “mắt mũi kèm nhèm”, “mặt lạnh tanh”, “mặt nhăn nhúm”, “lòng bối rối”, “ngồi tần ngần”,…những từ

láy này đã góp phần làm sống dậy một cách sinh động những hành động, dáng vẻ, tư

thế của nhân vật. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc dùng từ láy một cách giản đơn như thế mà Nguyễn Ngọc Tư còn vận dụng một cách vô cùng sáng tạo những từ láy ít

được sử dụng trong sáng tác của mình và đây cũng là mục đích mà luận văn hướng

đến nên chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn ở phần nội dung.

Từ láy được sử dụng một cách thành công và mang lại giá trị tu từ cao trong TV mà không bắt gặp ở các ngôn ngữ khác, mặc dù trong ngôn ngữ của một số dân tộc khác có hiện tượng láy nhưng không được sử dụng như là một phương tiện tu từ chủ

yếu và phổ biến. Vì mỗi dân tộc đều có nền văn hóa riêng chi phối tính cách, đặc điểm con người và vùng đất nơi đó. Người VN có nền văn hóa lâu đời xuất phát từ nền văn minh lúa nước với đặc điểm là có tinh thần đoàn kết và sinh hoạt cộng đồng. Khi sống trong môi trường cộng đồng con người nảy sinh ra rất nhiều mối quan hệ khác nhau như tình hàng xóm sẵn sàng “bán bà con xa mua láng giềng gần; tình anh em (Sự tích Trầu cau) tình bè bạn (Lưu Bình, Dương Lễ)…Từ những mối quan hệđó sẽ nảy sinh

những tình cảm khác nhau tùy theo đặc điểm của từng mối quan hệ và một nhu cầu tất yếu xảy ra là cần có những lớp từ giàu màu sắc biểu đạt để có thể diễn đạt được tất cả

tâm tư, tình cảm, trạng thái của con người trong mọi hoàn cảnh. Lúc bấy giờ như một tất yếu khách quan cộng với sự sáng tạo của người Việt một lớp từ đặc biệt được sử

dụng để đáp ứng yêu cầu này đó là từ láy. Không chỉ có sự đa dạng khi thể hiện tình cảm con người mà lớp từ này còn có khả năng diễn tảđặc điểm của từng vùng trên đất nước VN và ngày nay từ láy đã được sử dụng rất rộng rãi và phổ biến trong mọi hoàn cảnh nhưng chúng ta vẫn không dễ quên những hình ảnh quê hương được thể hiện rất sinh động đặc biệt là vùng đất miền Nam với những hình ảnh đặc trưng: dòng sông nước chảy liu riu, mênh mông sông nước, cầu tre lắc lẻo ghập ghềnh khó đi,…

Trên cơ sởđó, Nguyễn Ngọc Tưđã tận dụng tối đa khả năng biểu hiện của từ láy làm phương thức biểu hiện phù hợp với con người và mảnh đất NB trong những trang viết của mình và điều này đã góp phần không nhỏđưa đến thành công cho tác phẩm.

Những vấn đề xung quanh từ láy mà chúng tôi nêu ra như trên mặc dù chỉ có tính chất tương đối và xét về phạm vi vẫn còn không ít thiếu sót nhưng trong đề tài này thì những vấn đề này là cơ sở chung nhất đảm bảo cho quá trình nghiên cứu có tính hệ

CHƯƠNG II. GIÁ TR BIU HIN CA T LÁY TRONG MT S TRUYN NGN CA NGUYN NGC TƯ

I.Thống kê và phân loại

1. Thống kê

Để thống kê được tất cả các từ láy được sử dụng trong tập truyện Cánh đồng bất tậncủa Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi sử dụng phương pháp đọc, tìm kiếm và gạch chân dưới những từ láy sau đó thống kê số liệu tổng thể gồm 680 từ láy trong đó đa số là từ

láy đôi, bình quân có 10 từ láy xuất hiện trong một trang viết và chủ yếu là những từ

láy thuộc từ loại tính từ, có tác dụng miêu tảđược dùng thường xuyên và những từ láy không có trong từđiển.

2. Phân loại

Khi tiến hành khảo sát để phân loại những từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, chúng tôi phân loại theo hai tiêu chí.

Thứ nhất, dựa vào sự xuất hiện của từ láy trong các từđiển để phân loại những từ

có và không có trong từđiển. Từđiển mà chúng tôi lựa chọn làm cơ sở để khảo sát là quyển “Từ điển từ láy tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn Quốc Gia, Viện ngôn ngữ học- Nxb khoa học xã hội”. Sở dĩ chúng tôi chọn quyển này làm cơ sở vì đây là quyển từ điển do Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn Quốc Gia - Viện ngôn ngữ học xuất bản nên độ tin cậy rất cao và do những nhà ngôn ngữ học nổi tiếng và có uy tín biên soạn như Hà Quang Năng, Hoàng Văn Hành,….hơn nữa do dung lượng những từ láy được thu thập và giải thích trong quyển này khá lớn, có khoảng 6000 từ, gần như bao gồm hầu hết những từ láy có trong tiếng Việt. Mục đích của việc phân loại theo tiêu chí này nhằm khảo sát một số từ láy được sử dụng trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư là những từ có khả năng xuất hiện trong từđiển

đã được hệ thống hóa, còn lại là những từ không thấy xuất hiện trong số khoảng 6000 từ láy là những từ láy đặc biệt, theo giả thuyết thì những từ này được tạo ra từ khả

năng sáng tạo trong cách dùng từ của tác giả và được tạo ra từ sự gần gũi với ngôn ngữ địa phương. Với những từ láy được Nguyễn Ngọc Tư sử dụng có trong từ điển từ láy chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát về số lần sử dụng. Đối với những từ không có trong từ điển là những từđặc biệt nên chúng tôi sẽ dành nhiều thời gian cho nhóm từ này trong phần phân tích giá trị biểu hiện của một số từ láy để thấy được khả năng tự tạo từ mới của Nguyễn Ngọc Tư bằng nhiều cách vì ngôn ngữ là của toàn dân nhưng mang yếu tố

cá nhân và có thể đây là trường hợp sáng tạo của một cá nhân đã đóng góp cho ngôn ngữ dân tộc những từ láy đặc biệt và làm phong phú thêm ngôn ngữđịa phương.

2.1 Những từ láy không có trong từ điển từ láy tiếng Việt của Trung tâm Khoa học xã hội & nhân văn Quốc Gia, Viện ngôn ngữ học- Nxb khoa học xã hội năm 1998. Đây là những từ láy ít được sử dụng và hầu như chỉđược dùng nhiều theo cách nói của cộng đồng dân cư ở khu vực phía Nam chưa được đưa vào từ điển từ láy.

Những từđược liệt kê trong từđiển từ láy là những từđược sử dụng nhiều lần, thường xuyên, còn dưới đây là những từ không có trong từ điển từ láy tiếng Việt chủ yếu có tác dụng diễn đạt một cách khái quát những trạng thái, cảm xúc và âm thanh, hình dáng của sự vật.

Lọng cọng, thừ lừ, tưng tiu, dứ dứ, bập bập, bủm xủm, thê thiết, xom xom, nhong nhỏng, lủ khủ, nhão nhớt, mê miết, trụi trơ, ngật ngừ, tha thểu, chẩng hẩng, iu

ấp, cườm cườm, ngút ngất, cù bơ cù bấc, trớt quớt, hụ hợ, re rắt, lao xao lạo xạo lào xào, lầm lùi, nẫu nê, cắm cẳn, chạo chực, dấp dúi, lựng bựng, bầm dập, cóc cóc, cạc cạc, cỗi cằn, cắm cẳn, chua chát, chan chứa, chóc chóc, chừng chừng, cụm nụm, chèo queo, dấp dúi, day day, hịch hạc, hụp hửi, hoi hót, héo queo, khọt khẹt, lu bu, lựng bựng, lụp cụp, lung lạc, lẹt xẹt, mỏi mê, nhàu nhừ, xẹp lép, cọ cọ, cong cong, khật khừng, xấp xãi, trống trơn.

Từtrớt quớtđược hiểu theo nghĩa không ăn nhập vào đâu, tất cả như không có sự logic, đây là từ được dùng theo cách hiểu của người miền Nam, chưa được đưa vào trong từđiển từ láy tiếng Việt. Chèo queo cũng là một từ láy đặc biệt thường được dùng để chỉ tình cảnh cô đơn khi ở một mình, từ này đặc biệt chỉ được sử dụng trong cách nói của người Nam Bộ có giá trị gợi tả tình trạng cô đơn, buồn bã. Dứ dứ là động từ chỉ hành động cầm một vât trên tay đưa lên đưa xuống một cách nhịp nhàng, từ này có tác dụng gợi hình rất cao có thể diễn tả được một hành động rất khó hình dung. Không chỉ có tác dụng miêu tả hành động mà từ láy dứ dứ này còn nói lên được tâm trạng của chủ thể thực hiện hành động, đó là một tâm trạng vừa thương vừa giận cho nên dù muốn đánh nhưng nghĩđến thương con lại thôi, đây cũng là một nét tình cảm rất đáng quý của người dân Nam Bộ, là những người sống dạt dào tình cảm. Lu bu là từ láy được dùng để biểu thị tình trạng bận rộn nhưng người miền Nam không nói bận bịu hay bận rộn mà thường dùng từ láy này kể cả trong khẩu ngữ và văn viết.

Ngôn ngữ của người NB rất phong phú, đây cũng là một tất yếu vì những sự vật và hiện tượng nơi đây không ngừng phát triển và rất phong phú. Có rất nhiều từ

láy được Nguyễn Ngọc Tư sáng tạo để phục vụ việc miêu tả những sự vật, hiện tượng vùng đất này. Chứng tỏ tác giả là người rất gần gũi với những con người ởđây mới có thể dùng khá chính xác những từ láy có tác dụng gợi hình, miêu tả hành động và trạng thái của họ một cách chân thực như thế.

Thứ hai, chúng tôi dựa vào từ loại trong tiếng Việt phân ra thành những từ láy thuộc những lớp từ khác nhau có trong tiếng Việt. Mục đích của việc phân loại này nhằm thấy được tác dụng biểu hiện của những từ láy thuộc các nhóm từ khác nhau.

2.3 Phân loại từ láy theo từ loại

Các từ láy được dùng trong các truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư chủ yếu là những từ láy thuộc từ loại tính từ có chức năng thể hiện tính chất, tình cảm, cảm xúc của con người một cách tinh tế, chính xác và sâu sắc. Bên cạnh đó có sử dụng từ loại

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 27 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)