Phân biệt từ láy với từ ghép

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 25 - 26)

Trong quá trình nhận diện từ láy có một vấn đề gây khó khăn đối với các nhà nghiên cứu cũng như đối tượng tiếp nhận, đó chính là vấn đề từ láy và từ ghép giống và khác nhau như thế nào?. Tại sao có nhiều từ theo đúng cơ chế ngữ âm của từ láy nhưng lại là từ ghép? Thật ra giữa từ láy và từ ghép hoàn toàn khác nhau, từ láy là từ

có hai hình vị trong đó có một hình vịđược gọi là hình vị láy được sản sinh từ hình vị

kia là hình vị cơ sở. Từ ghép được cấu tạo hoàn toàn theo một cơ chế khác mặc dù cũng được cấu tạo từ hai hình vị trở lên nhưng từ ghép được sản sinh do sự kết hợp hai hoặc một số hình vị tách biệt, riêng lẽ, độc lập đối với nhau.

Khi nhận diện các từ ghép ở những trường hợp có hình thức giống từ láy nhưng không theo đúng thanh điệu thì hoặc là từ gốc Hán nhưlanh lợi, mộng mị,…hoặc là từ

ghép đẳng lập tức là cả hai âm tiết đều có nghĩa (hoặc trước kia có nghĩa, nay đã mất nghĩa) nhưmơ màng, nhanh nhẹn, teo tóp, chùa chiền, đưa đón, mồ mả,…Ởđâycác từ

tố mơ, màng, nhanh, nhẹn, teo, tóp, chùa, chiền, đưa, đón, mồ, mả, đều có nghĩa và

đều có khả năng dùng độc lập, như vậy có thể kết luận rằng những từ này không phải là từ láy mà là các từ ghép có hình thức ngữ âm giống từ láy.

Ở các từ láy có vần giống nhau, hiện tượng thanh điệu của hai âm tiết không cùng nhóm là hiện tượng thường gặp, đó là các từ như thờ ơ, bơ phờ, ôm đồm, chơi bời,…Những trường hợp này thường đi kèm với hiện tượng cả hai âm tiết đều có nghĩa cho nên có thể xem là những từ ghép đẳng lập. Nhưng chúng vẫn có nghĩa sắc thái hoá như các từ láy vần chân chính khác cho nên cũng có thể xem đó là những từ ghép đẳng lập láy hoá.

Các trường hợp vừa kể trên được xem là những trường hợp trung gian giữa từ láy và từ ghép như các từđầm đìa, rực rỡ mặc dù có hình thức giống từ láy nhưng đã mất nghĩa chuyên loại cho nên có thể xem là những từ ghép đẳng lập láy hóa. Những hiện tượng trung gian này chứng tỏ giữa phương thức láy và phương thức ghép về cơ chế

nghĩa có chỗ giao nhau. Đó là từ ghép đẳng lập hợp nghĩa cũng có nghĩa chuyên loại mà từ láy cũng có nghĩa chuyên loại, do đó các từ ghép đẳng lập khi gặp điều kiện thuận lợi tức là một khi có sự trùng lặp về phụ âm đầu hay vần và sự phù hợp với quy tắc thanh điệu thì chúng sẽ dễ dàng chuyển hoá thành từ láy.

Có một số ít từ có hình thức láy nhưng trât tự các từ tố dễ dàng thay đổi. Đó là các trường hợp nhưlả lơi:lơi lả, đau đớn:đớn đau, dở dang:dang dở,…Theo Đỗ Hữu Châu [Đỗ Hữu Châu. 1996. Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt. 70] thì có thểđây là những trường hợp ghép đẳng lập láy hóa mà cũng có thể đây là những từ láy thật sự. Và do những hiện tượng rắc rối như trên mà có một số tác giả muốn phủ nhận phương thức

từ láy hoặc có thì rất ít phần lớn là các từ ghép chưa tìm được nghĩa của các từ tố. Trước tình hình đó Đỗ Hữu Châu giải thích thêm về từ láy là một phương thức, một cơ

chế. Trong tiếng Việt hiện đang xuất hiện một số từ mới như tếu thành tếu táo, điệu

thành điệu đà,…Trong đó chúng ta biết chắc các từ tố táo, đà tự thân nó không có nghĩa, nó là sản phẩm được láy từ các từ tố cơ sở. Điều này cho thấy rõ ràng là trong tiếng Việt có phương thức láy và không thể vì những trường hợp trung gian, còn nghi vấn mà phủđịnh một vận động đang phát huy tác dụng.

Với đề tài này, chúng tôi cũng mong muốn phát hiện và đóng góp thêm nhiều từ

láy có giá trị và chứng minh rằng phương thức láy đang vận động và không ngừng phát triển vì ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội nên khi xã hội phát triển thì tất yếu ngôn ngữ sẽ trở nên đa dạng và phong phú hơn.

Mặc dù giữa từ láy và từ ghép có nhiều vấn đề nhập nhằng nhưng hầu hết đã

được các nhà ngôn ngữ học đưa ra cơ sở phân biệt và nhận diện vì thực tế giữa từ ghép và từ láy vẫn có những yếu tố khác nhau cơ bản rất phổ biến.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu về từ láy trong một số truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư (Trang 25 - 26)