- Số người được vay Người 592 Số tiền được vayĐồng 3.566.000
2.4.2. Những hạn chế trong hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện
+ Số người được dạy nghề, tạo việc làm sau cai mới chỉ chiếm một tỷ lệ khiêm tốn (5-30%) so với số đối tượng được cai nghiện, chữa trị. So với số đối tượng có nhu cầu dạy nghề, tạo việc làm mới đạt 20-30% [21].
+ Thời gian dạy nghề ngắn, chất lượng dạy nghề thấp, tay nghề được dạy yếu và không thống nhất giữa các địa phương.
+ Nghề được dạy thường phù hợp với lao động sản xuất ở trung tâm, ở nhiều nơi còn ít phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh tìm kiếm công ăn, việc làm ổn định khi về cộng đồng hoặc sống được bằng nghề học ở trung tâm.
+ Số được giải quyết việc làm đã ít nhưng thu nhập từ việc làm còn thấp, không bảo đảm được đời sống.
+ Việc tổ chức dạy nghề cho đối tượng chưa đáp ứng được yêu cầu của chính bản thân đối tượng và chưa phù hợp với yêu cầu của xã hội, nên đối với nhiều đối tượng, nghề được học chưa phải là yếu tố thuận lợi để giúp họ có việc làm.
+ Việc dạy nghề chưa chú ý gắn kết với việc củng cố, nâng cao trình độ học vấn, do vậy cũng gây khó khăn trong việc nâng cao tay nghề cho đối tượng. Kinh phí học nghề còn cao so với hoàn cảnh gia đình của nhiều đối tượng, vì vậy, nhiều đối tượng chưa thể học được những nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội.
+ Những người sau cai nghiện đã có việc làm chủ yếu hoạt động trong khu vực kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể. Lao động thủ công, lao động giản đơn vẫn là hình thức lao động chính và không đảm bảo lâu dài, những điều kiện lao động hầu như ít được chú ý (an toàn, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe…). Vì vậy, họ là những người phải chịu thiệt thòi và bị mặt trái của cơ chế thị trường tác động mạnh trong lĩnh vực lao động - việc làm. Những trở ngại về tâm lý từ phía cộng đồng, đồng nghiệp và cả chính đối tượng làm cho vấn đề tạo việc làm cho các đối tượng này đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.
+ Chính quyền, đoàn thể, cơ sở sản xuất ở các địa phương tuy đã có sự quan tâm đến vấn đề học nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng song còn chưa tích cực, chủ động tìm hiểu, nghiên cứu tình hình cụ thể, kịp thời kiến nghị những vấn đề bất cập trong thực hiện các chủ trương, chính sách để Đảng và Nhà nước có sự bổ sung, điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.
+ Vai trò của chính quyền, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất còn thờ ơ trong lĩnh vực giải quyết việc làm cho đối tượng sau cai nghiện, chữa trị từ các trung tâm trở về.
+ Việc tổ chức dạy nghề, giải quyết việc làm cho các đối tượng chưa được đề cập trong các quy định về giải quyết việc làm của các cấp quản lý. Sự phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể, cơ sở sản xuất ở địa phương với các trung tâm, cơ sở dạy nghề chưa chặt chẽ, làm hạn chế kết quả của công tác tạo việc làm cho đối tượng trong thời gian qua.