1 Gia công hạt điều 54.7 2May công nghiệp2
2.3.2. Tình trạng việc làm, đời sống của người sau cai trong các doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH
doanh nghiệp thực hiện Nghị quyết 16/2003/QH11
Có nhiều kênh để tài hòa nhập người sau cai nghiện vào cộng đồng. Các kênh đó là: (1) Hồi gia; (2) đến làm việc và định cư tại Cụm công nghiệp Nhị Xuân; (3) làm việc cho các đội, lực lượng thanh niên xung phong; (4) định cư và làm việc tại trung tâm Phú Văn; (5) ở lại làm việc cho các trung tâm quản lý, dạy nghề và tạo việc làm của Thành phố Hồ Chí Minh…
Tiếp nhận lao động sau cai là một kênh quan trọng để đối tượng hòa nhập cộng đồng, nó vừa thể hiện sự quan tâm của Nhà nước để tạo điều kiện về đời sống cho người sau cai. Đồng thời thông qua tạo việc làm, các cơ quan chức năng sẽ dễ dàng hơn trong quản lý được những diễn biến của các đối tượng này và giảm thiểu được tình trạng tái nghiện. Theo con số thống kê của Thành phố Hồ Chí Minh thì đa số đối tượng đang ở tuổi thanh
niên. Nhóm từ 18-25 tuổi chiếm 41% và nhóm từ 26-35 tuổi chiếm 46% [68]. Do vậy, dạy nghề và tạo việc làm cho nhóm đối tượng này là cần được ưu tiên góp phần tăng cường trật tự xã hội và giảm gánh nặng cho gia đình
đối tượng.
Để tạo điều kiện cho người sau cai ổn định cuộc sống, rèn luyện nhân cách, giảm thiểu tái nghiện, Chính phủ cũng như Thành phố Hồ Chí Minh đã đề ra các chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư mở doanh nghiệp để thu hút lao động sau cai. Trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh hiện có khá nhiều cơ sở đang thu hút lao động sau cai. Điển hình là các doanh nghiệp trong cụm Công nghiệp Nhị Xuân. Đây là cụm công nghiệp thuộc diện đặc biệt do Tổng đội thanh niên xung phong quản lý và được hưởng nhiều chính sách hỗ trợ. Ngoài các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nhị xuân, Tổng đội còn thành lập hai doanh nghiệp là Đại Việt và Mỹ Sơn. Hai cơ sở khác của Thành phố Hồ Chí Minh do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý nhưng lại đặt địa điểm ở Đồng Nai cũng đang thu hút lao động sau cai của thành phố là trung tâm Bình Phước.
* Những chính sách ưu đãi của Nhà nước và của Thành phố Hồ Chí Minh đối với các cơ sở sản xuất thu hút lao động là người sau cai:
Theo Quyết định số 212/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thông tư số 05/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về tín dụng đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và doanh nghiệp sử dụng người lao động là người sau cai thì khi các cơ sở này có đủ các điều kiện: có dự án, phương án sản xuất kinh doanh khả thi, có khả năng trả nợ vay theo cam kết, dự án có người lao động là người sau cai sẽ được vay vốn sản xuất với mức vay tối đa không quá 20 triệu đối với hộ gia đình; không quá 500 triệu đối với cơ sở, doanh nghiệp; lãi suất như lãi suất cho vay hộ nghèo [54].
Thực tế trước khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định số 17/2005/QĐ- UB về chính sách ưu đãi đối với nhà đầu tư sử dụng lao động là học viên và người sau cai nghiện mà theo đó các cơ sở này được hưởng rất nhiều hình thức ưu đãi như: ưu đãi về mặt bằng sản xuất, nhà xưởng; ưu đãi về vốn và lãi suất; hỗ trợ về tài chính sau khi nộp thuế; hỗ trợ hoạt động dạy nghề và nhiều chế độ hỗ trợ khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; hỗ trợ thị trường tiêu thụ sản phẩm, ưu đãi hạn ngạch xuất khẩu….Theo quyết định này của thành phố thì các cơ sở sản xuất được hưởng nhiều ưu đãi hơn so với qui định của Chính phủ. Thành phố Hồ Chí Minh do có trình độ phát triển kinh tế rất cao, có đủ nguồn lực nên đến nay chính sách này vẫn được thành phố áp dụng.
* Tình hình đầu tư và sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp thu hút lao động sau cai:
Qua kết quả tham vấn đối với lãnh đạo các cơ sở đang thu hút lao động sau cai kể cả ở trong và ngoài cụm Công nghiệp Nhị Xuân cho thấy các cơ sở này đều đang được hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước cũng như của Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đối với các cơ sở đã có sẵn mặt bằng thì không cần đến sự hỗ trợ của thành phố về mặt bằng sản xuất như cơ sở Đại Việt.
Cụm Công nghiệp Nhị Xuân được đưa vào diện "Cụm công nghiệp đặc biệt". Nói là đặc biệt vì các doanh nghiệp ở đây được hưởng nhiều ưu đãi nhằm mở rộng sản xuất tạo việc làm và ổn định đời sống cho người sau cai. Cụm công nghiệp Nhị Xuân còn bao gồm cả khu dân cư đô thị với tổng diện tích là 54,1 ha, trong đó 33,8 ha dành cho các doanh nghiệp thuê sản xuất, kinh doanh; 23,7ha dành xây dựng khu dân cư và nhà chung cư cho người lao động, trạm y tế, cây xanh, đường xá, khu điều hành của Ban quản lý. Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho cụm Công nghiệp này khoảng gần 200 tỷ đồng và có thể bảo đảm để ở đây có thể thu hút được khoảng 17.000 [51], lao động làm việc ổn định, định cư lâu dài ở đây. Đến
tháng 4/2007 đã có 20 doanh nghiệp ký hợp đồng thuê gần 28 ha với tổng vốn đầu tư khoảng 500 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến cuối năm 2006 chỉ mới có 6 doanh nghiệp đang hoạt động (trong đó có 1 doanh nghiệp bắt đầu hoạt động từ 2005 và 5 doanh nghiệp bắt đầu hoạt động trong năm 2006) và 5 doanh nghiệp khác đang đầu tư xây dựng nhà xưởng và dự kiến sẽ hoạt động vào cuối năm 2007.
Lĩnh vực sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp Nhị Xuân chủ yếu là ngành dệt, may, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất đồ nhựa và cơ khí… Trong đó ngành dệt may có nhiều doanh nghiệp hoạt động nhất. Các doanh nghiệp bên ngoài tiếp nhận lao động tập trung ở ngành/lĩnh vực may mặc xuất khẩu (Công ty Đại Việt, Mỹ Sơn). Sản phẩm sản xuất chính là phục vụ tiêu dùng cá nhân hộ gia đình như: quần áo, lưới, áo mưa, hạt điều khô, đồ dùng bằng nhựa, bằng sắt inox.
Thực tế các ngành, lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu cần lao động có trình độ ở mức trung bình, phù hợp với sức khỏe của người lao động sau cai. Các ngành/lĩnh vực sử dụng công nghệ cao, đòi hỏi tay nghề cao hoặc yêu cầu người lao động phải có sức khỏe tốt chưa đầu tư vào cụm Công nghiệp, cũng như chưa đăng ký tiếp nhận sử dụng người lao động sau cai tái hòa nhập cộng đồng. Một trong những khó khăn đối với các doanh nghiệp này là sức khỏe của người lao động sau cai thường rất kém làm ảnh hưởng đến năng suất lao động của doanh nghiệp và tất yếu sẽ ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh. Nhiều doanh nghiệp ở đây đặt ra mong muốn được hỗ trợ thuế xuất khẩu và được bảo trợ do tác động xấu của việc gia nhập WTO.
Do khó khăn khách quan là các doanh nghiệp này đều mới đi vào hoạt động (cụm Công nghiệp Nhị Xuân mới được thành lập năm 2005 và các doanh nghiệp mới đi vào hoạt động năm 2006) nên chưa thể kết luận đầy đủ được rằng với những chính sách ưu đãi của Nhà nước và thành phố thì có thực sự khuyến khích khi mà các doanh nghiệp gặp phải những khó khăn khi
thu hút lao động sau cai. Có ý kiến chủ doanh nghiệp cho rằng nên giảm mức lương tối thiểu đối với số lao động sau cai do năng suất lao động của họ thấp nhưng điều này lại trái ngược với nhu cầu cần tái tạo sức lao động.
* Thực trạng về việc làm của người sau cai nghiện tái hòa nhập làm việc trong các doanh nghiệp:
Nhờ những chính sách ưu đãi của Nhà nước và Thành phố Hồ Chí Minh mà người lao động sau cai có nhiều cơ hội để có được việc làm. Các kênh việc làm chủ yếu gồm: làm việc tại các cụm công nghiệp đặc biệt do thành phố lập; làm việc là định cư ngay tại các trường, trung tâm cai nghiện; làm việc trên những công trình lớn cần nhiều lao động thủ công và làm việc tại các hợp tác xã, các cơ sở sản xuất do gia đình và các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư. Theo qui định, các cơ sở này sẽ được nhận những ưu đãi. Nhờ đó, đến nay thành phố đã huy động được 117 doanh nghiệp đầu tư và thu hút hàng vạn lao động sau cai vào làm việc [51].
Tính từ năm 2005, khi bắt đầu có chủ trương khuyến khích các cơ sở thu hút lao động sau cai thì đã có 882 người được tuyển dụng làm việc cho các cơ sở sản xuất đặc biệt ưu tiên để tiếp nhận lao động sau cai trên địa bàn thành phố. Trong đó có 683 người vào làm việc trong cụm Công nghiệp Nhị Xuân và gần 200 người khác được tuyển vào làm việc cho các cơ sở khác như Đại Việt, Mỹ Sơn và các Trung tâm quản lý, dạy nghề của thành phố. Tổng số người tái hòa nhập về các doanh nghiệp mới chỉ chiếm gần 9,4% tổng số người rời khỏi các Trung tâm quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm. Trong đó riêng Cụm Công nghiệp Nhị Xuân chiếm gần 7,3%. Như vậy có thể thấy kênh tái hòa nhập vào các doanh nghiệp chủ yếu là vào Cụm Công nghiệp Nhị Xuân, nơi mà họ vừa có thể có việc làm lại vừa có thể định cư dài hạn. Bản thân trong cụm Công nghiệp Nhị Xuân thì số lao động sau cai đã chiếm tới trên 60% tổng số lao động đang làm việc trong cụm công nghiệp này.
Theo kết quả phỏng vấn ngẫu nhiên 61 đối tượng thì trước khi nghiện ma túy tỷ lệ có việc làm ổn định khoảng gần 61%, có việc làm không ổn định khoảng 16%. Như vậy, tỷ lệ đối tượng có việc làm trước khi nghiện chiếm khoảng 77%. Có gần 15% đối tượng thất nghiệp; số đối tượng bị nghiện khi đang là học sinh phổ thông và đang học chuyên môn chiếm hơn 8% [65]. Sau khi kết thúc giai đoạn quản lý tập trung tại các trung tâm thực hiện Nghị quyết 16, những đối tượng này đã được các doanh nghiệp đặc biệt tiếp nhận vào làm việc.
Công việc chủ yếu của số đối tượng được nhận ở lại các trung tâm quản lý sau cai nghiện vẫn chủ yếu là gia công hạt điều. Công việc này giống với việc họ đã làm trong thời gian chịu quản lý tập trung. Các doanh nghiệp trong cụm Công nghiệp Nhị Xuân đã tạo ra được nhiều công việc cơ khí cho lao động như sản xuất đồ nhựa gia dụng; sản xuất bình ga; sản xuất đồ gia dụng bằng sắt, nhôm. Các công việc này không đòi hỏi trình độ tay nghề cao nhưng cũng cần phải đáp ứng được một trình độ nhất định. Lao động làm công việc may, thêu, đan cũng chiếm tỷ trọng đáng kể (khoảng 1/3 tổng số). Nhìn chung đây là các công việc không đòi hỏi cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật.
Bảng 2.6: Cơ cấu việc làm của đối tượng sau khi kết thúc giai đoạn quản lý tập trung về các doanh nghiệp đặc biệt
Đơn vị (%) Nghề Doanh nghiệp trong cụm Nhị Xuân Doanh nghiệp ngoài cụm Nhị Xuân Làm việc và định cư tại trung tâm Tổng số
Gia công hạt điều 23.0 23.0 May, thêu, đan 19.7 13.1 32.8 Thợ có KT (điện, cơ khí…) 37.7 37.7
Khác 1.6 4.9 6.5
Nguồn: Số liệu khảo sát đối tượng tái hòa nhập cộng đồng vào làm việc trong cụm công nghiệp Nhị Xuân.
Về thời gian lao động, có 80% người sau cai nghiện tái hòa nhập làm việc trong các doanh nghiệp theo đúng thời gian làm việc quy định (làm 5-6 ngày một tuần, mỗi ngày 8 giờ), cá biệt trong các doanh nghiệp dệt may, thời gian làm việc kéo dài đến 8,5 giờ/ngày và làm cả 7 ngày/tuần [65].
Theo kết quả khảo sát người lao động thì có tới 87% cho rằng họ có thể đáp ứng tốt các quy định của doanh nghiệp về thời gian và cường độ làm việc, ngày công làm việc. Chỉ có 13% cho rằng họ không bảo đảm sức khỏe theo yêu cầu của công việc, trong đó 5% cho là rất khó khăn. Kết quả này cũng tương đối phù hợp với đánh giá của chủ doanh nghiệp khi họ cho rằng có 80% người sau cai nghiện tái hòa nhập làm việc hoàn thành định mức lao động, 20% người lao động chưa hoàn thành định mức lao động với lý do chủ yếu là không đảm bảo về sức khỏe, tâm lý chưa thoải mái, chưa thực sự tự tin và hòa đồng với các lao động khác [65].
Về tiền lương và thu nhập: Do đa số các doanh nghiệp nhận tuyển lao động là người sau cai nghiện mới được thành lập hoặc mới hoạt động nên lợi nhuận làm ra còn thấp. Mặt khác, lao động là người sau cai nghiện có đặc thù chưa ổn định về tâm lý, một số chưa bảo đảm về sức khỏe nên tiền lương còn ở mức thấp.
Bảng 2.7: Tiền lương/tháng của người lao động sau khi kết thúc giai đoạn quản lý tập trung về các doanh nghiệp đặc biệt theo nghề
Đơn vị (%) Nghề Dưới 200.000đ Từ 200- 500.000đ Từ 500- 1.000.000đ Từ 1.000.000đ Trở lên
Gia công hạt điều 4.0 18.0
May, thêu, đan 1.6 1.6 18.0 11.5 Kỹ thuật (điện, cơ khí…) 1.6 3.3 24.6 8.2
Dịch vụ 4.9
Khác 1.6
Tổng 14.8 23.0 42.6 19.7
Nguồn: số liệu khảo sát đối tượng tái hòa nhập cộng đồng vào làm việc trong cụm công nghiệp Nhị Xuân.
Lao động làm việc trong lĩnh vực dệt/may và cơ khí có tiền lương cao nhất, thấp nhất là lương của thợ bóc tách hạt điều. Lao động có mức tiền lương từ 500.000đ/tháng đến dưới 1 triệu đ/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất (khoảng 43%); có mức tiền lương từ 1 triệu đ/tháng trở lên chiếm gần 20% (là thợ cơ khí và dệt may) [65]. Phần lớn người lao động đều cho rằng do tiền lương, thưởng còn thấp nên họ chưa thể tiết kiệm được cho bản thân cũng như hỗ trợ gia đình. Tuy nhiên, vẫn có một vài lao động làm việc tại công ty may Đại Việt có tiết kiệm được tiền và hỗ trợ gia đình. Một số doanh nghiệp tại cụm Công nghiệp Nhị Xuân như công ty may Đông Phương có chính sách hỗ trợ thêm cho một số đối tượng có điều kiện đặc biệt.