May công nghiệp 600 500 2.000 4.00 2Mộc200500700

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 58 - 62)

3 Nghề khác 600 1.200 1.500 3.300

Tổng số 1.400 3.200 4.200 8.800

Tổng cộng 2.000 6.000 8.000 16.000

Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.

Việc coi trọng dạy nghề cho đối tượng là phù hợp vì có đến khoảng 50% số đối tượng trước khi đi cai nghiện là không có chuyên môn kỹ thuật. Tại Điều 37 của Quy chế có nêu "Quyền lợi của người sau cai nghiện được

học tập, đào tạo nghề nghiệp theo nguyện vọng và phù hợp với nhu cầu của người sử dụng lao động". Tại điều 41 của Quy chế cũng nêu người sau cai nghiện được hỗ trợ một phần chi phí học nghề và đào tạo chuyên môn nghiệp vụ theo chủ trương đào tạo nguồn nhân lực của Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo số liệu báo cáo của Thành phố Hồ Chí Minh đến hết năm 2005 các trung tâm đã tổ chức được nhiều lớp với các loại hình khóa đào tạo khác nhau cho gần 24.600 lượt đối tượng và đến hết năm 2006 con số này đã lên tới 32.981 lượt người và số được cấp chứng chỉ là 11.507 người [68]. Theo số liệu này thì tổng số lượt đối tượng ra học nghề đã cao hơn rất nhiều so với mục tiêu nêu ra trong Đề án. Tuy nhiên, cũng tương tự như trong công tác dạy văn hóa, số liệu báo cáo không có số tách riêng cho học viên đang cai nghiện và sau cai nghiện nên không thể biết trong đó có bao nhiêu người là đối tượng của Nghị quyết 16. Có thể khẳng định rằng số đối tượng thực hiện Nghị quyết16 được học nghề thấp hơn rất nhiều vì tính đến hết năm 2006, số đối tượng này vào các trung tâm cũng chỉ mới trên 16.000 người, mà trong đó chỉ khoảng 70 - 80% đã học nghề trong trung tâm..

Việc đăng ký tham gia học nghề là tự nguyện theo những nghề sẵn có trong trung tâm. Trung tâm thống kê trình độ, sức khỏe của đối tượng để tư vấn chọn nghề cho phù hợp và tổ chức sắp xếp theo các lớp học. Tuy nhiên, cũng còn một tỷ lệ trên 20% đối tượng không tham gia học nghề do một số nguyên nhân như: đã có trình độ trung học chuyên nghiệp hoặc bằng nghề dài hạn trở lên; đã có chứng chỉ nghề ngắn hạn không muốn học nữa, phải dành thời gian cho học văn hóa; do sức khỏe yếu và cũng có ý kiến cho rằng trung tâm không tổ chức dạy nghề phù hợp cho mình.

Hiện nay số nghề đào tạo trong mỗi trung tâm có từ 5-6 nghề. Khóa đào tạo chủ yếu là những khóa ngắn hạn 2-3 tháng đối với các nghề kỹ thuật. Phần lớn học viên theo học nghề dưới hình thức kèm cặp đối với những công việc không đòi hỏi tính kỹ thuật cao. Như vậy kế hoạch về đào tạo nghề dài hạn như được nêu ra trong Đề án là khó đáp ứng được. Các Trung tâm chỉ

đứng ra tổ chức và quản lý công tác dạy nghề, việc giảng dạy được ký kết với các cơ sở dạy nghề ở ngoài nhằm đa dạng về nghề, đáp ứng một phần nhu cầu rất khác nhau của các đối tượng. Nhìn chung các đối tượng được dạy nghề đã đánh giá cao hiệu quả của học nghề (70.4% đánh giá việc học nghề là có hiệu quả, có 24.7% cho là bình thường, và chỉ có 4.9% ý kiến đánh giá là không hiệu quả) [68]. Ý kiến đánh giá của doanh nghiệp thu hút lao động sau khi kết thúc thời gian quản lý tập trung tại các trung tâm về công tác dạy nghề của các trung tâm cũng rất khác nhau. Những cơ sở dạy nghề có liên doanh với các trung tâm trong đào tạo nghề cho đối tượng và sau đó nhận về dạy nghề làm việc thì nhìn chung đều đánh giá hoạt động dạy nghề là phù hợp tuy vẫn phải kèm cặp thêm khi vào làm việc chính thức. Các doanh nghiệp không liên kết đào tạo thì đa số đánh giá là hoạt động dạy nghề không phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và cần đào tạo lại.

Có một xu hướng trong dạy nghề ngắn hạn đó là các trung tâm thường dạy cho đối tượng những nghề đơn giản để đáp ứng các hợp đồng gia công ký kết với các doanh nghiệp như may, thêu, đan, chế biến hạt điều..Sau khi kết thúc giai đoạn chịu quản lý tập trung, nếu các đối tượng này được nhận vào làm việc tại các cụm doanh nghiệp đặc biệt thì không có vấn đề gì, nhưng sẽ rất khó khăn cho họ tìm được việc làm nếu được hồi gia. Chính vì vậy có đến khoảng 50% số đối tượng hồi gia đánh giá việc học nghề trong các trung tâm là chưa có hiệu quả [68].

Bảng 2.3: Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo học nghề tại trung tâm

Nghề đào tạo tại trung tâm Số lượng Tỷ lệ theo tổng số (%)

Điện 17 21.0

May, Thêu, Đan 37 45.7 Cơ khí, Sửa chữa xe máy 9 11.1

Tin học 14 17.3

Khác 4 4.9

Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.

Tại mỗi trung tâm, tùy theo đặc thù thường có từ 1-2 xưởng nghề chính về may công nghiệp hoặc mộc và cơ điện sửa chữa… Giáo viên dạy nghề tại trung tâm quản lý sau cai nghiện được thực hiện qua ký hợp đồng với các trung tâm dạy nghề các quận thuộc Thành phố Hồ Chí Minh. Các nghề còn lại thường được tổ chức tại các xưởng sản xuất của các công ty hợp tác đầu tư xây dựng trong khuôn viên của trung tâm. Bình quân về thời gian dành cho học nghề của các đối tượng chiếm khoảng 15% thời gian lưu lại trung tâm.

Qua phỏng vấn lãnh đạo các trung tâm cho thấy vẫn còn một số bất cập trong công tác dạy nghề cho đối tượng như:

- Sức khỏe yếu, tâm lý người sau cai nghiện không tập trung;

- Khó có thể đầu tư nhiều xưởng cho các loại nghề để đào tạo theo nhu cầu người học và nhu cầu thị trường;

- Chưa có khả năng đào tạo nghề dài hạn vì khả năng đầu tư trang thiết bị đa dạng và hiện đại, cũng như thời lượng của đối tượng dành cho học nghề trong thời gian lưu lại trung tâm.

* Tổ chức việc làm cho người sau cai:

Tạo việc làm cho người sau cai là một nhiệm vụ của trung tâm. Điều này vừa góp phần tạo thu nhập, ổn định đời sống cho đối tượng vừa góp phần rèn luyện nhân cách và có được kinh nghiệm về một nghề nào đó để dễ dàng hòa nhập cộng đồng sau khi kết thúc giai đoạn tập trung quản lý.

Các trung tâm quản lý sau cai tùy đặc thù của địa bàn và khả năng hợp tác với các công ty đầu tư vào trung tâm mà tổ chức giải quyết việc làm cho các đối tượng của mình. Hình thức tổ chức sản xuất đa dạng như: trung tâm tự tổ chức sản xuất; công ty liên kết xây dựng xưởng sản xuất trong trung tâm; và trung tâm ký hợp đồng đưa người đi lao động trong các doanh nghiệp bên ngoài.

- Các trung tâm đã tổ chức việc làm đầy đủ cho các đối tượng có nhu cầu. Tỷ lệ được sắp xếp việc làm gần 90%, số còn lại chủ yếu là do đang học văn hóa hoặc học nghề [68].

Bảng 2.4: Số lượng và tỷ lệ đối tượng theo tình trạng có hay không có việc làm

Tình trạng việc làm Số lượng Tỷ lệ theo tổng số (%)

Có 90 89,1

Không 11 10.9

Tổng số 101 100.0

Nguồn: Đề án tổ chức quản lý, dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện của Thành phố Hồ Chí Minh năm 2003.

Các trung tâm đã có cố gắng trong việc bố trí công việc cho các đối tượng tương đối phù hợp với tay nghề và sức khỏe của học viên. Vì vậy có đến 91% người được hỏi cho rằng công việc là phù hợp [68].

Đối với các trung tâm ở xa có đất rộng, trình độ kỹ thuật của các đối tượng không cao nên các trung tâm đã tổ chức cho một số lớn đối tượng chế biến hạt điều. Các trung tâm gần thành phố thường tổ chức phần lớn trong gia công may hàng công nghiệp. Các nghề cơ khí, sản xuất sản phẩm nhựa thường ở các trung tâm có công ty liên kết đầu tư. Còn lại các nghề khác như tiểu thủ công mây tre đan, chế biến cà phê, tương hũ, trồng cây công nghiệp, rau xanh, chăn nuôi thường được tổ chức ở hầu hết trong các trung tâm. Như vậy sẽ có một khoảng cách giữa nghề mà người lao động được đào tạo và công việc họ đang làm.

Bảng 2.5: Cơ cấu ngành nghề việc làm của các trung tâm được khảo sát

STT Tên nhóm ngành nghề Cơ cấu lao động (%)

1 Gia công hạt điều 54.72 May công nghiệp 12.8

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w