Mô hình giải quyết các vấn đề xã hội sau ca

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 56)

Mô hình này được hình thành những năm qua rất đa dạng, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm từng địa phương. Nội dung chủ yếu là quản lý, giám sát, hỗ trợ vốn, tạo việc làm, ổn định đời sống thông qua các chương trình kinh tế xã hội như giải quyết việc làm, đào tạo nghề, xóa đói giảm nghèo. Qua phong trào đã phát động được phong trào quần chúng tham gia phòng chống tệ nạn xã hội, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Chẳng hạn, thành phố Hà Nội tổ chức cho người sau cai nghiện sinh hoạt tại các Câu lạc bộ quản lý sau cai nghiện (gọi tắt là Câu lạc bộ B93) và tổ chức các cơ sở kinh doanh dịch vụ như sửa chữa xe máy, cho thuê cốp pha, cắt tóc…nhằm tạo việc làm cho người sau cai nghiện, huy động các doanh nghiệp đóng trên địa bàn tiếp nhận người nghiện sau cai vào làm việc. Sau 6 năm triển khai mô hình Câu lạc bộ B93 từ Dự án AD/VIE/98/B93, tới nay Hà Nội đã có 111 Câu lạc bộ với 1.058 người sau cai nghiện tham gia. Tỷ lệ tái nghiện sau 1 năm bình quân các Câu lạc bộ chỉ còn từ 40 - 50% trong khi các xã phường không có Câu lạc bộ tỷ lệ tái nghiện là 90 - 95%. Một số địa phương khác cũng có những mô hình kết hợp giải quyết các vấn đề xã hội sau của với sự quản lý giám sát giúp đỡ người sau cai tại cộng đồng như của thành phố Thái Nguyên, của xã Ninh Hòa (Hoa Lư - Thái Bình), phường Chăm Mát (thị xã Hòa Bình); mô hình giúp đỡ và vay vốn tạo việc làm cho người sau cai ở quận Hải Châu (thành phố Đà Nẵng)… đã giúp đỡ những người nghiện từ bỏ được ma túy, làm lại cuộc đời.

Một phần của tài liệu Giải pháp hỗ trợ tạo việc làm cho người sau cai nghiện ma túy ở nước ta hiện nay (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w