Sau khi sáp nhập, Carlsberg-Tetley, một doanh nghiệp lớn trên thị trường khác, sẽ hiện diện tại chỉ hai trong số các phân khúc thị trường này với thị phần tương đối nhỏ so với các thương hiệu hàng đầu.

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 53 - 54)

D. Một ví dụ về hạn chế dọc

44Sau khi sáp nhập, Carlsberg-Tetley, một doanh nghiệp lớn trên thị trường khác, sẽ hiện diện tại chỉ hai trong số các phân khúc thị trường này với thị phần tương đối nhỏ so với các thương hiệu hàng đầu.

52

Bài học rút ra: tập trung kinh tế dẫn đến tình trạng hai doanh nghiệp độc quyền có khả năng hạn chế cạnh tranh rất cao. Nhiệm vụ là xác định lại vụ sáp nhập được đề xuất có loại trừ các thuận lợi để hai doanh nghiệp cạnh tranh hàng đầu cạnh tranh không và liệu những doanh nghiệp nhỏ hơn còn lại, giả định họ vẫn tồn tại, có khả năng gây áp lực cạnh tranh lên các doanh nghiệp đứng đầu thị trường hay không. Nếu kết luận rằng vụ sáp nhập sẽ dẫn đến tăng giá cao hơn và/hoặc giảm hoạt động đổi mới trong dài hạn, vụ sáp nhập phải bị ngăn chặn và trong trường hợp cần thiết, phải bắt các bên bán phần vốn góp đã mua cho một bên mua phù hợp.

Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường

Các vụ việc lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ít khi xảy ra vì các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thường thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh dưới các hình thức rất kín đáo. Rất khó để tìm ra bằng chứng của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường. Hơn nữa, những gì có thể được xem như lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể đơn giản là kết quả của cạnh tranh bởi một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, qua các án lệ cho thấy có một số hành vi hạn chế cạnh tranh được đánh giá khá rõ là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường.

Nói chung, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được chia thành hai nhóm lớn sau:

¾ Lạm dụng nhằm thu lợi bất chính: đó là những trường hợp trong đó hoạt động của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm thu lợi bất chính từ người tiêu dùng, ví dụ như khi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường áp đặt giá cao quá mức hoặc phân biệt đối xử về giá.

¾ Lạm dụng nhằm loại bỏ: đó là những trường hợp trong đó hoạt động của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nhằm mục đích loại bỏ những đối thủ cạnh tranh khỏi thị trường, ví dụ như doanh nghiệp thống lĩnh bán sản phẩm dưới mức chi phí (áp đặt biên/bán thấp hơn chi phí) hoặc ràng buộc khách hàng với các thỏa thuận độc quyền, ưu đãi đối tượng hoặc hành vi bán kèm khiến khách hàng không thể hoặc có rất ít thuận lợi để mua các sản phẩm cạnh tranh.

Cơ quan cạnh tranh phải đối mặt với các khó khăn rất lớn khi xử lý các trường hợp lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để thu lợi bất chính, bởi vì những hành vi này buộc cơ quan cạnh tranh phải tính toán giá công bằng mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường đáng lẽ phải bán theo mức giá đó.45 Hơn nữa, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nhằm thu lợi bất chính rất hiếm gặp do các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường nói chung rất thích cô lập các đối thủ hơn là thu lợi bất chính từ khách hàng. Điều này giải thích tại sao cơ quan cạnh tranh tập trung hoạt động của mình vào việc phát hiện và

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 53 - 54)