Ví dụ về cách ạn chế sản lượng và hạn ngạch

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 30 - 32)

Ví dụ tốt nhất về cartel hạn chế sản lượng là cartel trong ngành dầu khí!

Đáng tiếc là cartel OPEC không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Cạnh tranh.

Các nước, là thành viên của cartel, không phải các chủ thể kinh doanh, do đó, không “thuộc đối tượng điều chỉnh” của Luật Cạnh tranh...

Các nước là các chủ thể có thẩm quyền, vì lợi ích của nền kinh tế và người tiêu dùng, quy định khung pháp lý cho hoạt động phát triển kinh tế. Một nước có thể quyết định ban hành các nguyên tắc của nền kinh tế định hướng thị trường và quyết định các hành vi của các doanh nghiệp chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh. Các nước cũng có thể không

29

đưa các hoạt động được xem là “lợi ích quốc gia” vào phạm vi của nền kinh tế thị trường và không bắt buộc các hoạt động này phụ thuộc vào các nguyên tắc của thị trường tự do và tự do cạnh tranh.

Đưa ra các quyết định vì lợi ích của công dân nước mình, các nước này rõ ràng không quan tâm đến lợi ích của các nước khác.

Nếu như thỏa thuận OPEC giúp ích cho các nước sản xuất dầu, nó rõ ràng đi ngược lại lợi ích của các nước tiêu thụ dầu...

Ngoài câu hỏi gây tranh cãi về tính pháp lý của việc thực hiện các hành vi như vậy từ một số nước OPEC, sẽ không được thảo luận tại đây, nhiều điều được gợi mở khi đánh giá trường hợp thỏa thuận OPEC nếu coi thỏa thuận OPEC như là thỏa thuận giữa các tổ chức kinh doanh để minh họa cho những quan điểm xung đột khi điều hòa các lợi ích quốc gia và lợi ích của người tiêu dùng.

Có một lưu ý thú vị là có một án lệ cụ thể của châu Âu quy định khi một nước thành viên hành xử như một tổ chức kinh doanh, nước đó sẽ không được hưởng quyền miễn trừ như đối với các hành động chủ quyền quốc gia: nước đó sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Cạnh tranh bất kể nguyên tắc áp dụng cho các quốc gia là gì…

Mặt khác, phải công nhận rằng Liên minh châu Âu đã tổ chức thị trường của một số sản phẩm nông nghiệp để chúng hoàn toàn không chịu sự điều chỉnh của các nguyên tắc thị trường tự do và các quy định của Luật Cạnh tranh...

Nhưng vấn đề “hạn chế sản lượng” không chỉ là vấn đề của các quốc gia. Vụ việc sau đây đề cập đến một cartel được thành lập bởi các doanh nghiệp điện lực tại Vương quốc Anh sau khi ngành này tự do hóa vào thập niên 1990.

Để điều hành việc cung cấp điện cho mạng lưới toàn cầu, một nhóm các doanh nghiệp điện đã tập trung hoạt động và các lệnh chào hàng các nhà máy điện theo thứ tự phụ thuộc vào mức độ nhu cầu khác nhau.

Vì giá điện trong suốt giai đoạn này được xác định là giá cao nhất, nghĩa là giá điện sản xuất bởi các nhà máy điện kém hiệu quả được đưa ra để cung cấp cho mạng lưới, các nhà sản xuất của Anh đã dàn xếp để các nhà máy điện hiệu quả không trả lời các yêu cầu cung cấp điện (lấy lý do cải tạo lại, bảo trì, vấn đề kỹ thuật...) và để cho các doanh nghiệp kém hiệu quả tham gia và đẩy giá cả leo thang...

Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp điện lực là cần thiết nhưng khả năng dẫn đến việc hợp tác hạn chế cạnh tranh là rất cao và việc cơ quan quản lý cạnh tranh giám sát hoạt động của các nhà cung cấp dịch vụ phải thường xuyên và hợp lý để đảm bảo lợi ích của người tiêu dùng.

30

Một phần của tài liệu Hành vi hạn chế cạnh tranh một số vụ việc điển hình của Châu Âu (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)